Doanh nghiệp có khả năng phục hồi mới được vay vốn
Theo Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú, đối với gói hỗ trợ lãi suất 2%, các doanh nghiệp, đối tượng vay vốn qua các ngân hàng thương mại (NHTM) phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Ngân hàng Nhà nước chú trọng công tác thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất của các NHTM, đảm bảo chính sách được triển khai đến đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất. Ảnh: VCB.
“Chỉ những doanh nghiệp nào có khả năng phục hồi mới được vay vốn. Các doanh nghiệp không đảm bảo điều kiện, không phải đối tượng của gói hỗ trợ này. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, NHNN sẽ xem xét việc có ‘nới’ điều kiện hay không và ‘nới’ như thế nào? Điều này cần được tổng hợp để các bộ, ngành chức năng xem xét”, ông Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Với các khách hàng đã được cơ cấu lại nợ trong thời gian qua thì không thuộc đối tượng cho vay của gói hỗ trợ này. Trong khi các doanh nghiệp này rất “khát” vốn để phục hồi, cần xem xét để cho các doanh nghiệp này cũng được vay từ gói hỗ trợ. Một số chuyên gia ngân hàng cho rằng: Cần thống nhất giữa các ngân hàng để tránh trường hợp mỗi nơi hiểu một cách khác nhau, cùng một doanh nghiệp nhưng ngân hàng này không cho vay, trong khi ngân hàng khác lại cho vay.
Gói hỗ trợ lãi suất 2% được thực hiện theo Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 03/2022/TT-NHNN của NHNN. Theo Nghị định 31, đối tượng được hỗ trợ lãi suất là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một số ngành nghề được hỗ trợ; hoặc đối tượng vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, các NHTM đã hoàn thành đăng ký kế hoạch hỗ trợ lãi suất, NHNN đã tổng hợp, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính báo cáo cấp có thẩm quyền để giao bổ sung kế hoạch đầu tư công năm 2022 (gần 16.035 tỷ đồng), bố trí kế hoạch đầu tư công năm 2023 (trên 23.965 tỷ đồng).
Đồng thời, NHNN cũng đã có thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất dự kiến năm 2022 tới từng NHTM để triển khai sớm chính sách. NHNN sẽ theo dõi sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ trong nước, quốc tế để điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, lãi suất linh hoạt nhằm ổn định kinh tế vĩ mô; qua đó, tạo điều kiện hỗ trợ triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất.
Chính sách hỗ trợ lãi suất 2% là một giải pháp bổ sung và thời gian tới sẽ song hành cùng các giải pháp mà ngành Ngân hàng đã, đang và sẽ triển khai nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân, doanh nghiệp trong tiếp cận nguồn vốn với chi phí thấp, tận dụng thời cơ phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh trong tình hình mới, góp phần kích thích cả cung và cầu, tạo tiền đề tăng trường kinh tế bền vững.
Dưới góc độ là NHTM, Vietcombank vừa công bố các đối tượng được thụ hưởng thuộc một trong các trường hợp sau: Có mục đích sử dụng vốn vay thuộc một trong các ngành đã được đăng ký kinh doanh bao gồm: Hàng không, vận tải kho bãi, du lịch, dịch vụ lưu trú, ăn uống, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất bản phần mềm, lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan, hoạt động dịch vụ thông tin; có mục đích sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.
Trước đó ông Nguyễn Đình Tùng, Tổng Giám đốc OCB cho biết: Ngay từ khi Nghị định 31/2022/NĐ-CP và Thông tư 03/2022/TT-NHNN ra đời và trong lúc đợi NHNN duyệt hạn mức hỗ trợ, OCB đã phổ biến, tập huấn cán bộ nhân viên để giải ngân theo chương trình, thống nhất cách hiểu các quy định, quy trình nội bộ. Chương trình gói vay lãi suất 2% có thời gian dự kiến kéo dài và triển khai trên quy mô rộng nên khi mới triển khai không thể tránh những khúc mắc, thậm chí “bỡ ngỡ” cho cả các ngân hàng, khách hàng vay vốn.
Một trong những thắc mắc được khách hàng đặt ra là trường hợp khách hàng vay theo hạn mức được đánh giá phải thu hồi hỗ trợ lãi suất, ngân hàng có phải thu hồi số tiền hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay khác đã giải ngân trong hạn mức, hay chỉ áp dụng với riêng khoản vay bị vi phạm? Theo NHNN, khoản vay nào được xác định không thuộc đối tượng, sử dụng vốn sai mục đích hoặc không đáp ứng điều kiện hỗ trợ lãi suất thì chỉ riêng khoản vay đó phải thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất. Trong cùng một hạn mức tín dụng hoặc đối với cùng một khách hàng, khoản vay khác nếu đúng đối tượng, đúng mục đích sử dụng vốn, đáp ứng điều kiện thì vẫn được hỗ trợ lãi suất theo quy định.
Video đang HOT
Thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023. Mức lãi suất hỗ trợ đối với khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế nằm trong khoảng thời gian quy định tại nghị định.
Thời gian tới, NHNN sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành có liên quan để kịp thời giải đáp vướng mắc của các NHTM; thực hiện việc thông báo hạn mức hỗ trợ lãi suất, thanh, quyết toán hỗ trợ lãi suất nhanh chóng, tạo thuận lợi tối đa cho các NHTM. Ngoài ra, chú trọng công tác thanh tra, giám sát việc cho vay hỗ trợ lãi suất của các NHTM, đảm bảo chính sách được triển khai đến đúng đối tượng được hỗ trợ lãi suất.
Về triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2%, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý Nghị quyết 43 của Quốc hội đã quy định tổng mức gói hỗ trợ là 40.000 tỷ đồng, tuy nhiên các ngân hàng đã đăng ký vượt mức. Phó Thủ tướng đề nghị NHNN tính toán điều phối theo thứ tự ưu tiên để việc triển khai chính sách đạt được hiệu quả cao nhất, theo mức Quốc hội cho phép.
Mặt khác, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan, đơn vị trong chức năng, nhiệm vụ được giao phải triển khai thực hiện chính sách công khai, minh bạch, rõ ràng. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc thì trao đổi, đề xuất để kịp thời tháo gỡ. “Việc xây dựng chính sách đã khó nhưng việc thực hiện còn khó hơn. Chúng ta mới đang ở những bước đầu tiên là phổ biến, tuyên truyền về chính sách; thời gian thực hiện là đến hết năm 2023 và việc triển khai cũng không hề dễ dàng. Để đưa chính sách vào cuộc sống, NHNN tiếp tục chỉ đạo sát sao, thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả; cùng với các ngân hàng thương mại, hiệp hội ngành nghề nắm bắt những khó khăn, vướng mắc để kịp thời tháo gỡ, đảm bảo thực hiện theo đúng các mục tiêu đề ra”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng ký quyết định về hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái vừa ký quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Theo đó, hai đối tượng sẽ được nhận hỗ trợ là người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp và người lao động quay trở lại thị trường lao động, với mức 500.000 nghìn đồng/người/tháng và 1.00.000 đồng/người/tháng.
Hỗ trợ người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp
Cụ thể, Quyết định quy định người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến ngày 30/6/2022.
Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 tháng trở lên được giao kết và bắt đầu thực hiện trước ngày 1/4/2022.
Người lao động tại các khu công nghiệp được hỗ trợ tiền thuê nhà, ảnh mang tính minh hoạ. Ảnh T.Mẫn
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc thì phải có tên trong danh sách trả lương của doanh nghiệp của tháng liền kề trước thời điểm doanh nghiệp lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện trên thì được nhà nước hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng.
Mức hỗ trợ tiền thuê nhà áp dụng cho người lao động trở lại thị trường lao động là 1.000.000 đồng/người/tháng. Ảnh Văn Dũng
Hỗ trợ người lao động quay trở lại thị trường lao động
Quyết định quy định người lao động đang làm việc trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tại khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu vực kinh tế trọng điểm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
Ở thuê, ở trọ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022.
Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 01 tháng trở lên được giao kết và thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2022 đến ngày 30/6/2022, trừ hợp đồng lao động giao kết tiếp nối của hợp đồng lao động đã giao kết và thực hiện trước đó.
Đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội) tại tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động mới tuyển dụng và có giao kết hợp đồng lao động nhưng chưa có tên trong danh sách tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc của cơ quan bảo hiểm xã hội thì phải có tên trong danh sách trả lương của người sử dụng lao động của tháng liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động lập danh sách lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà.
Mức hỗ trợ áp dụng cho đối tượng này là 1.000.000 đồng/người/tháng. Thời gian hỗ trợ tối đa 3 tháng. Phương thức chi trả hằng tháng.
Trình tự thủ tục thế nào?
Quyết định nêu rõ hồ sơ đề nghị hỗ trợ gồm: Danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà có xác nhận của cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp trong danh sách có người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động mới được tuyển dụng thì bổ sung thêm bản sao danh sách trả lương của tháng liền kề trước thời điểm đề nghị.
Người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà như thế nào theo Nghị quyết mới của Chính phủ?
Về trình tự, thủ tục, thời gian thực hiện chủ yếu tại doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, thời gian từ lúc UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đến khi UBND tỉnh ra quyết định hỗ trợ và chi trả cho người lao động là 4 ngày.
Trình tự, thủ tục cụ thể như sau: Người sử dụng lao động tổng hợp danh sách người lao động đề nghị hỗ trợ trên cơ sở đơn đề nghị của người lao động, niêm yết công khai tại nơi làm việc ít nhất 3 ngày làm việc. Người sử dụng lao động chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực thông tin của người lao động.
Sau đó, người sử dụng lao động gửi cơ quan bảo hiểm xã hội để xác nhận người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội (thời gian xử lý của cơ quan bảo hiểm xã hội là 2 ngày). Người sử dụng lao động nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ đến UBND cấp huyện để thẩm định trình UBND cấp tỉnh ban hành quyết định phê duyệt danh sách, kinh phí hỗ trợ và chỉ đạo thực hiện chi trả hỗ trợ (thời gian xử lý của UBND cấp huyện là 2 ngày, UBND cấp tỉnh là 2 ngày).
Người sử dụng lao động chi trả cho người lao động trong vòng 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kinh phí hỗ trợ.
Những chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần qua Rà soát, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên; ưu tiên tập trung vốn cho các dự án quan trọng, cấp thiết; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh sẽ được hỗ trợ lãi suất 2%/năm... là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi...