Doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây qua đường biển bày cách chinh phục 25 thị trường khó tính
Để xuất khẩu trái cây qua đường biển hiệu quả, thuận lợi ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam cho rằng các doanh nghiệp cần phải có mối quan hệ và hợp tác với các hãng tàu, chủ động container rỗng…. qua đó giúp làm các thủ tục và xuất khẩu nhanh hơn.
Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam chia sẻ tại Tọa đàm: “Tìm giải pháp căn cơ cho nông sản xuất khẩu Trung Quốc” sáng 21/1. Ảnh: Phạm Hưng
Xuất khẩu chính ngạch sẽ giữ thế chủ động
Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam cho hay: Công ty chúng tôi xuất khẩu trái cây vùng miền đến các quốc gia, hiện nay đang có quan hệ giao thương với 25 quốc gia.
Trong đó, chúng tôi ít xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc mà doanh nghiệp của tôi thường xuất khẩu bằng đường biển sang các nước khác.
Thời gian vừa qua, ngày nào chúng ta cũng nghe đến câu chuyện ùn ứ nông sản ở cửa khẩu. Để không rơi vào tình trạng này, chúng tôi luôn phải chủ động và hoàn thiện về mặt quy trình sản xuất, xuất khẩu.
“Cũng phải nói là xuất khẩu chính ngạch có thuận lợi như chủ động về nhiều mặt. Doanh nghiệp của chúng tôi đã hoàn thiện quy trình xuất khẩu nên luôn chủ động và hạn chế được rủi ro.
Chúng tôi thấy rất buồn về hiện tượng ùn tắc, nhưng đây vừa là động lực để chúng ta thay đổi.
Chúng tôi tiếp cận nhiều doanh nghiệp xuất khẩu, chế biến, nhiều doanh nghiệp quen xuất khẩu tiểu ngạch nên thấy xuất khẩu chính ngạch còn mới. Theo tôi, không chỉ một sớm, một chiều có thể thay đổi được nhưng các đơn vị phải thay đổi sớm để tránh rủi ro”, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam nói và khuyến cáo: Các doanh nghiệp này cần thay đổi để có cách tiếp cận mới. Tôi thấy đa phần hoạt động xuất khẩu tiểu ngạch đều có bóng dáng thương nhân Trung Quốc sang đặt hàng, nên chúng ta cần phải có thay đổi. Chúng tôi đang bắt tay với các doanh nghiệp chế biến, sản xuất để xuất khẩu chính ngạch nên mọi công việc luôn thuận lợi.
Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Ameii Việt Nam, chúng ta rất cần nghiệp vụ thuần túy đảm bảo doanh nghiệp có thể chủ động tìm kiếm được khách hàng chính thống chứ không thể để thương nhân sang tìm kiếm.
Nhưng từ trước đến nay ở Việt Nam đa phần các thương nhân Trung Quốc sang làm việc và các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của mình bị động.
Video đang HOT
“Từ 1/1/2022, Lệnh 248 và Lệnh 249 về quản lý giám sát an toàn thực phẩm của Trung Quốc sẽ có hiệu lực, chúng tôi tiếp cận các cơ quan hải quan Trung Quốc để làm tờ khai nhanh, thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu ở trong nước đã nhờ chúng tôi khai hộ do không có nghiệp vụ, qua đây cho thấy các đơn vị này cần phải thay đổi cách tiếp cận và hoàn thiện quy trình tiếp cận để có thể làm công việc này thuận lợi, qua đó giúp các doanh nghiệp xuất khẩu bền vững hơn”, ông Tiến chia sẻ.
Hàng nghìn xe chở nông sản ùn ứ tại các cửa khẩu chờ thông quan xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Quỳnh Chi
Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất
Trao đổi tại tọa đàm “Tìm giải pháp căn cơ cho nông sản xuất khẩu Trung Quốc” sáng 21/1, ông Nguyễn Văn Tiến, Vụ trưởng Vụ nông nghiệp – nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng: Quan hệ xuất nhập khẩu nông sản Việt Nam – Trung Quốc từ trước đến nay và trong tương lai, đây vẫn là thị trường lớn nhất. Từ năm 2010 đến 2020, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Trung Quốc tăng 4,27 lần, đây là con số rất lớn.
Nhiều mặt hàng nông sản của chúng ta xuất khẩu sang Trung Quốc với sản lượng lớn như gạo, gỗ, rau quả, thủy sản, sắn,… Trong quan hệ xuất khẩu chúng ta có rất nhiều hiệp định thương mại, mới nhất là Hiệp định RCEP.
Ngoài ra, Việt Nam – Trung Quốc là 2 nước láng giềng. Hai Đảng, Nhà nước đều xác định xây dựng quan hệ chiến lược. Tuy nhiên xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc không phải năm nay mới ùn ứ. Vừa qua, có thời điểm tồn ứ nông sản lên tới 6.000 xe.
Theo ông Tiến, các năm trước cũng có tình trạng này, tuy nhiên, năm nay, Trung Quốc thực hiện chiến lược “Zero Covid” trong khi Việt Nam bùng phát dịch trở lại. Mặt khác trong quan hệ nông sản, Trung Quốc đã chuyển từ tiểu ngạch sang chính ngạch. Trong khi đó, sản lượng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đường chính ngạch vẫn còn rất ít.
Vụ trưởng Vụ nông nghiệp – nông thôn, Ban Kinh tế Trung ương cho biết, mới đây, Ban Kinh tế Trung ương có nghiên cứu đề án đẩy mạnh xuất khẩu nông sản xuất khẩu Trung Quốc. Qua đó, khảo sát các cửa khẩu lớn ở các tỉnh như Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai,…
Một số lưu ý lớn để đảm bảo tính bền vững cần từ khâu sản xuất, chế biến, thương mại. Ngoài ra, gắn sản xuất với nhu cầu, thực tiễn. Mới đây, Thường trực Ban Bí thư cũng đã nhấn mạnh, sản xuất phải theo nhu cầu đặt hàng, đảm bảo chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm.
Hiện nay, khâu kết nối từ sản xuất tới thị trường còn thiếu gắn kết. Trong chuỗi, yếu tố thứ 2 là các kho lạnh, logistic còn yếu. Yếu tố tiếp theo là chúng ta chưa theo đúng chính sách nhập khẩu của Trung Quốc, kiểm soát rất chặt chẽ về tiêu chuẩn chất lượng.
“Vừa qua, các phương tiện thông tin đại chúng đều đã nêu rõ về việc xuất khẩu chính ngạch sẽ được ưu đãi 7% thuế. Ngoài ra, việc các thương nhân, thương lái ở Trung Quốc sang mua bán ở Việt Nam tính rủi ro cao. Vì vậy để ổn định thương mại, tăng sản lượng xuất khẩu cần kiểm soát chặt chẽ từ khâu sản xuất. Ngoài ra, để giảm thiệt hại cần tăng cường đàm phán”, ông Tiến khẳng định.
Vì sao doanh nghiệp nói xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc còn khó hơn thị trường Mỹ?
Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu (Công ty Chánh Thu) cho hay: Trong xuất khẩu trái cây, nông sản thì thị trường Trung Quốc có khi còn khó hơn thị trường Mỹ nên bản thân các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu cần phải thay đổi tư duy Trung Quốc là thị trường dễ tính ngay lập tức.
Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Trái cây Chánh Thu (tham gia Tọa đàm qua zoom)
Cần thay đổi tư duy xuất khẩu tiểu ngạch
Bà Tường Vy cho biết, thực ra cũng không biết là may mắn hay là do DN chủ động, Chánh Thu không chịu nhiều tác động trực tiếp từ đợt ùn ứ nông sản lớn nhất vừa qua.
Chánh Thu đã có hơn 20 năm xuất khẩu sang Trung Quốc, từ trái chôm chôm tới nhãn. Chúng tôi có nhiều bài học kinh nghiệm trong giao thương mua bán như thế nào để có được an toàn cho DN.
5 năm trở lại đây, chúng tôi bán cho Trung Quốc hàng sau khi xuất khẩu tại xưởng được thanh toán 100%, có thể là do chúng tôi có thương hiệu, có uy tín,... đó là những yếu tố tạo lợi thế cho DN.
Tuy nhiên, chúng tôi chịu ảnh hưởng gián tiếp, đó là rủi ro từ đầu ra sản phẩm khi sức tiêu thụ giảm và đứt gãy chuỗi liên kết khiến, DN bị ảnh hưởng lớn.
"Nhiều DN đang xuất khẩu bằng đường tiểu ngạch", Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu cho rằng các DN cần thay đổi tiêu chuẩn rất mạnh mẽ, nếu không chủ động đáp ứng những thay đổi về tiêu chuẩn hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ là rào cản lớn nhất đối với xuất khẩu nông sản vào thị trường này. Vấn đề ở đây là, nông sản của chúng ta có đáp ứng được các tiêu chuẩn mà Trung Quốc sắp đặt ra hay không?
"Tôi cho rằng thị trường Trung Quốc còn khó hơn thị trường Mỹ, chúng ta phải thay đổi tư duy Trung Quốc là thị trường dễ tính ngay lập tức. Thị trường Trung Quốc không còn là thị trường dễ tính mà là thị trường khó tính. Tôi mong muốn điều này được lan tỏa mạnh mẽ, để Chính quyền địa phương, DN, nông dân thay đổi tư duy, tạo tính chủ động về nguồn hàng, đây là thời điểm tốt nhất để nông sản Việt Nam thay đổi chiến lược để xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn trên thế giới", bà Tường Vy khẳng định.
Theo đại diện doanh nghiệp Chánh Thu, chúng ta hay lo sợ sản phẩm nông sản không có đầu ra, nhưng điều mà chúng ta phải nhìn thấy rất nhiều DN thiếu nguyên liệu đầu. Đây là mấu chốt.
Lãnh đạo doanh nghiệp Chánh Thu lấy ví dụ, đối với các sản phẩm đặc thù như sầu riêng, chanh dây - đây là sản phẩm lợi thế của Việt Nam nhưng để chủ động trong xuất khẩu, đạt yêu cầu tiêu chuẩn của thị trường, phải mạnh dạn cho DN mở rộng được thị trường, quy hoạch nguồn nguyên liệu theo đúng tiêu chuẩn xuất khẩu.
"Đây là vấn đề chúng ta cần nhanh chóng tháo gỡ, để chủ động ứng biến được với những thay đổi theo nhu cầu thị trường. Việt Nam cần khảo sát nhu cầu thị trường để quy hoạch nguồn nguyên liệu phù hợp", bà Tường Vy nói.
Công nhân sơ chế sầu riêng xuất khẩu tại Công ty Chánh Thu. Ảnh: Minh Đảm
Chủ động nguyên liệu đầu vào
Thời gian qua, Chánh Thu đã chủ động đối với nguyên liệu đầu vào. Như 3 năm trước, sầu riêng rất mờ nhạt tại Mỹ, người Mỹ chỉ biết đến sầu riêng đông lạnh của Singapore hoặc các thị trường khác nhưng khi Chánh Thu thay đổi hình ảnh về trái sầu riêng và tiêu chuẩn thì bây giờ sầu riêng đông lạnh của Chính Thu cũng đã chiếm lĩnh được thị trường Mỹ.
Mở rộng thị trường không chỉ mẫu mã, ăn ngon là mà an toàn cho sức khỏe, đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
Bà Tường Vy tự tin: Chúng tôi xây dựng tiêu chuẩn rất cao nhất cho an toàn thực phẩm. Theo đó, Chánh Thu tiếp tục đầu tư nhà máy bởi ngoài chất lượng còn số lượng để bước vào chuỗi hệ sống tiêu thụ lớn.
Chúng tôi chuyên xuất khẩu trái cây tươi và đông lạnh sang Mỹ, Mỹ áp dụng truy xuất vùng trồng cho tất cả các loại trái cây, nên chúng tôi có 8 năm kinh nghiệm, do đó việc truy xuất của Trung Quốc là vẫn đề đơn giản với DN.
Đại diện doanh nghiệp Chánh Thu cũng chỉ ra thực trặng hiện rất nhiều địa phương cũng như HTX, nông dân đang mập mờ truy xuất nguồn gốc, xảy ra tình trạng "mã mượn".
Trong thời gian qua, đã có nhiều chương tình đào tạo ở địa phương để giúp DN, nông dân,... hiểu được truy xuất nguồn gốc để làm chuẩn chỉnh, mới có thể xuất khẩu.
Chế biến sâu là một trong vấn đề nông sản ViệtNam rất cần, cần là do nhu cầu thị trường, kể cả thị trường tiềm năng trong thời gian tới là Trung Quốc.
"Chúng ta có nguồn lợi thế lớn về nguồn nguyên liệu đầu vào nhưng vấn đề là chúng ta phải xây dựng phát huy được các chuỗi kết sản xuất", bà Tường Vy khẳng định và cho biết, trong thời gian qua, Chánh Thu đã triển khai liên kết chuỗi khi Chánh Thu đăng ký thu mua 5 năm - 10 năm với trái sầu riêng và lên kế hoạch với tất cả các sản phẩm mà Chánh Thu xuất khẩu. Để làm được, Chánh Thu đưa ra mức giá cân bằng DN - nông dân, để ổn định nguồn nguyên liệu với mức giá hợp lý, sẵn sàng cho chế biến sâu.
"Trong chuỗi liên kết, vai trò của các nhà khoa học quan trọng. DN được tiếp cận công nghệ chế biến sâu, nhưng chúng ta chỉ học lại thì sẽ khó cạnh tranh, vì vậy chúng ta cần phải có sản phẩm tốt hơn, vượt trội hơn khi đó, là một doanh nghiệp tôi dám khẳng định các DN sẽ không phỉa lo đầu ra, mà lo đầu vào mà thôi. Tôi đã nhìn thấy cơ hội cho chế biến sâu, nên DN đang tập trung đầu tư nhà máy sản xuất, chế biến", bà Thu nhấn mạnh.
Sầu riêng Bình Phước chờ ngày xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước đang xúc tiến xây dựng hồ sơ đề nghị phía Trung Quốc cấp mã số vùng trồng cho sầu riêng. Đây là tín hiệu tích cực để trái sầu riêng Bình Phước chuẩn bị xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc. Xúc tiến cấp mã vùng trồng cho sầu riêng Bình Phước Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước cho...