Doanh nghiệp chưa bao giờ chết nhiều như 2 năm qua’
“Trong vòng 2 năm, dự báo có gần 100.000 doanh nghiệp rời thị trường, tương đương với một nửa số doanh nghiệp đóng cửa trong vòng 20 năm qua”, Chủ tịch VCCI – Vũ Tiến Lộc cho biết.
- Ông nhận định tình hình doanh nghiệp trong nước thế nào qua đợt khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tại TP HCM và một số địa phương?
Chủ tịch VCCI – Vũ Tiến Lộc cho rằng cần thêm các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Ảnh: Nhật Minh
- Khảo sát của VCCI vừa qua là chọn mẫu ở quy mô nhỏ, chúng tôi chủ yếu lắng nghe doanh nghiệp nhiều hơn. Do vậy, nếu thống kê thì ít có tính đại diện. Tuy nhiên, căn cứ vào những số liệu của cơ quan chức năng thì đến nay, có ít nhất 30% doanh nghiệp đã rời thị trường. 70% còn lại cũng hết sức khó khăn, phần lớn là thua lỗ. Thực tế cho thấy hầu hết doanh nghiệp sống được đến thời điểm này là nhờ “lương khô” – những gì họ tích lũy được từ nhiều năm. Nhưng nay lương khô có lẽ cũng cạn rồi. Nếu tình trạng khó khăn này kéo dài, tôi không nghĩ doanh nghiệp trụ được lâu.
Theo dự báo của Bộ Kế hoạch & Đầu tư thì năm nay có khoảng 50.000 doanh nghiệp rời thị trường, cộng với 49.000 của năm ngoái là xấp xỉ 100.000. Con số này tương đương với một nửa số doanh nghiệp “chết” trong vòng 20 năm qua, kể từ khi có Luật Doanh nghiệp. Chưa bao giờ doanh nghiệp lại chết nhiều như vậy.
- Bên cạnh những khó khăn chung của nền kinh tế, theo ông, đâu là nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng bết bát của doanh nghiệp hiện nay?
- Trước hết cần thừa nhận các chính sách kinh tế vừa qua đã tác động không nhỏ tới hoạt động của doanh nghiệp. Có nhiều vấn đề nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh tính minh bạch trong chính sách. Doanh nghiệp thực ra có sức sống rất bền bỉ. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ đều có thể tìm cách sống được. Điều họ cần là tính khả đoán của chính sách, cũng như thông tin đầy đủ về thị trường. Ở Việt Nam trước nay làm việc này chưa tốt.
Thứ hai là khả năng quản trị của chính doanh nghiệp. Qua khảo sát vừa rồi, chúng tôi thấy vẫn có một bộ phận sống rất tốt trong khủng hoảng. Họ đa phần là những công ty có quy mô vừa, được lãnh đạo bởi các doanh nhân trẻ, được đào tạo bài bản, quản trị tài chính tốt. Quan trọng hơn là họ tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính nhưng biết đa dạng hóa thị trường. Những trường hợp “chết” thì ngược lại, họ làm ngoài ngành nhiều nhưng thị trường thì lại bó hẹp.
Video đang HOT
Một vấn đề nữa là các công ty nhỏ trước đây, mỗi lần kiếm được hợp đồng, làm thầu phụ cho các doanh nghiệp lớn thì rất yên tâm. Nhưng trong hoàn cảnh hiện nay, khi các công trình do doanh nghiệp lớn làm gặp khó khăn, không minh bạch về tài chính, thì nhà thầu phụ bị kẹt vốn, khó khăn theo. Nhiều trường hợp đã “chết theo” những ông lớn.
- Kể từ đầu năm đến nay, Chính phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ nhằm “cứu” doanh nghiệp. Ông đánh giá như thế nào về kết quả của những chính sách này?
- Không thể phủ nhận những kết quả đã đạt được từ những chính sách vừa qua. Tuy nhiên, tôi thấy bản thân những chính sách này chủ yếu vẫn tập trung vào hỗ trợ chi phí, chẳng hạn như giãn – giảm thuế, cho hoãn các khoản phải nộp… Những biện pháp này là đúng nhưng chưa đủ. Chủ trương tái cơ cấu doanh nghiệp là có nhưng chưa thực hiện được nhiều. Tôi cho rằng cần đẩy mạnh việc làm này hơn nữa.
Một vấn đề khác là lựa chọn đối tượng hỗ trợ. Hiện chúng ta mới tiến hành hỗ trợ chủ yếu theo lĩnh vực, theo quy mô trong khi việc lựa chọn thông qua năng lực cạnh tranh còn bị bỏ ngỏ. Điều này đã phần nào hạn chế hiệu quả của chính sách, bởi trong cùng một ngành, có nhiều doanh nghiệp chỉ gặp khó khăn tạm thời, vượt qua được sẽ phát triển mạnh hơn. Tuy nhiên cũng có những anh mà chỉ cần dứt hỗ trợ là chết. Những đối tượng như vậy cần phải thanh lọc qua khủng hoảng.
- Vậy theo ông, cần phải làm thêm gì để hỗ trợ doanh nghiệp?
- Tôi cho rằng cần làm 2 việc: không tạo thêm khó khăn và đưa doanh nghiệp tiến mạnh hơn vào quá trình tái cấu trúc. Để không tạo thêm khó khăn, tôi đồng ý là phải hỗ trợ chi phí, nhất là trong các khoản thuế và chính sách lương. Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam hiện cao hơn so với các nước trong khu vực. Như Thái Lan, họ vừa giảm từ 30% xuống 23%. Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đều đang áp thuế với khu vực vừa và nhỏ là 17%, trong khi ở Việt Nam hiện vẫn là 25%.
Tôi nghĩ cần phải giảm ngay mức thu này. Cụ thể bao nhiêu còn tuy thuộc vào ngân sách nhưng nếu có thể, nên đưa ngay xuống 20%. Vừa qua cũng có ý kiến cho rằng giảm thuế vào lúc này không có nhiều ý nghĩa, bởi thực tế đâu có nhiều doanh nghiệp có lợi nhuận để đánh thuế. Tuy nhiên tôi cho rằng đây mới chính là lúc cần hỗ trợ số ít các doanh nghiệp đang có lãi, để họ có cơ hội tích lũy, đầu tư trong tương lai.
Về lương, VCCI cùng một số hiệp hội ngành nghề lớn vừa có văn bản kiến nghị lên các cơ quan chức năng về lộ trình tăng lương tối thiểu. Chúng tôi đồng ý cần tăng lương để cải thiện đời sống người lao động. Tuy nhiên, đây là việc ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp nên cần tính toán kỹ, có lộ trình cụ thể cho trung hạn, thay vì cứ mỗi năm lại có mức tăng khác nhau.
Cũng cần lưu ý rằng, tăng lương phải gắn với tăng năng suất lao động. Tốc độ tăng năng suất bình quân ở Việt Nam hiện là 4,5 – 5% một năm, trong khi trung bình ASEAN là 10%. Do vậy, sau khi cân nhắc, chúng tôi đề xuất mức tăng lương 15% một năm, trong vòng 3 năm tới. Tăng ổn định như vậy thì doanh nghiệp mới tính toán, đưa vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh được. Cuối cùng, như đã nói ở trên, tôi cho rằng cần đẩy mạnh hơn nữa quá trính tái cơ cấu, tăng cường tính minh bạch trong cả chính sách lẫn tại doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thể giữ kín bí mật kinh doanh, nhưng tài chính thì phải công khai, rõ ràng.
- Ở góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp, ông dự báo như thế nào về triển vọng kinh doanh thời gian tới?
- Với tình hình hiện nay, tôi cho rằng doanh nghiệp sẽ còn khó khăn trong vòng 1- 2 năm tới. Bởi cho đến thời điểm hiện tại, tôi chưa thấy có nhân tố nào đột biến khi mà đầu tư công sẽ tiếp tục bị kiểm soát chặt, tiếp cận tín dụng khó khăn, thị trường chứng khoán ảm đạm trong khi vốn nước ngoài cũng huy động rất khó khăn. Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là không có ánh sáng. Bởi tình thế hiện nay đang buộc doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý thay đổi và tất nhiên, thay đổi này phải theo hướng tích cực hơn.
Theo VNE
Quá nhiều kẽ hở trong thu hồi đất
Có 6 nút thắt lớn trong luật Đất đai hiện hành cần phải tháo gỡ khi sửa đổi luật lần này được luật gia Vũ Xuân Tiền chỉ ra khi góp ý hoàn thiện dự thảo luật Đất đai sửa đổi tại Hội nghị lấy ý kiến của các doanh nghiệp cho dự luật này được tổ chức tại Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) sáng nay 9.10.
Theo đánh giá của luật gia Vũ Xuân Tiền, sau gần 10 năm thi hành, luật Đất đai năm 2003 tuy đã đạt được những kết quả nhất định nhưng cũng bộc lộ "những bất hợp lý rất lớn".
Đáng nói là những bất hợp lý này chưa được nhìn nhận một cách đầy đủ trong dự thảo luật sửa đổi. Ông Tiền phân tích: Luật Đất đai hiện hành có quá nhiều kẽ hở trong việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất. Theo ông iền, những kẽ hở của luật cộng hưởng với nạn tham nhũng đã là nguyên nhân của rất nhiều vụ khiếu nại tố cáo kéo dài, vượt cấp, đông người của người dân.
Luật gia này chỉ ra nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới tình trạng khiếu nại tố cáo về đất đai gia tăng trong 10 năm qua "đó là chúng ta đã đánh giá không đúng tầm quan trọng của việc thu hồi đất, là luật Đất đai hiện hành đã cho phép sử dụng quá giới hạn biện pháp thu hồi đất bằng các quyết định hành chính".
Vì vậy, "một trong những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của việc sửa luật Đất đai là xóa bỏ một cách triệt để những nguyên nhân (từ quy định của pháp luật) dẫn đến các khiếu nại tố cáo về đất đai", ông Tiền nhấn mạnh.
Giải pháp cho cơ chế thu hồi đất theo đề xuất của luật gia này là cần thay thế việc thu hồi đất bằng cơ chế trưng mua quyền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Cơ sở pháp lý của kiến nghị này đã được nêu rõ trong Điều 23 của Hiến pháp năm 1992.
Ngoài ra, cần quy định rõ "việc thu hồi đất bằng quyết định hành chính chỉ được thực hiện trong trường hợp do vi phạm pháp luật đất đai do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật hoặc tự nguyện do việc trưng mua không thực hiện được theo quy định của luật Trưng mua, trưng dụng tài sản được thông qua năm 2008".
Cùng quan điểm, TS Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam đề nghị không nên quy định giá bồi thường đất theo nguyên tắc phù hợp với giá thị trường vì giá thị trường là giá thỏa thuận cho từng khoảnh đất tại địa điểm xác định vào thời điểm xác định, trong khi giá bồi thường áp dụng cho một khu vực trong một khoảng thời gian.
Vì vậy, nên thay thế nguyên tắc này bằng nguyên tắc "giá công bằng", tức là giá có thể giúp tạo được tài sản tương đương tài sản bị thu hồi tại địa điểm khác tương tự và cộng thêm một khoản lợi ích do dự án phát triển đất đem lại.
Ngoài nút thắt cần gỡ trong cơ chế thu hồi đất, giá bồi thường nói trên, luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng còn 5 nút thắt khác cần tháo gỡ, đó là việc xác định giá đất bất hợp lý, thiếu minh bạch hiện nay việc phân cấp quản lý về đất đai quá rộng quy định về tiền sử dụng đất không hợp lý hạn mức giao đất nông nghiệp manh mún hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai quá nhiều, chắp vá, chồng chéo...
Theo ông Tiền, những vấn đề nêu trên cũng chính là những "nút thắt" cần được tháo gỡ khi sửa luật Đất đai. "Việc sửa luật Đất đai sẽ không có tác dụng gì trong cuộc sống, nếu chưa tháo gỡ được những nút thắt nêu trên. Tiếc thay, dự thảo Luật sửa đổi chưa đáp ứng được đòi hỏi nêu trên", luật gia này nhận xét.
TS Phạm Sỹ Liêm thì cho rằng, dự thảo luật Đất đai sửa đổi như đã trình vừa rồi không đáp ứng được đòi hỏi của Hội nghị Trung ương 5 khóa XI là "phải sửa đổi luật Đất đai năm 2003 một cách toàn diện".
"Do tầm quan trọng của luật, tôi đề nghị Quốc hội lập ra và trực tiếp chỉ đạo một ban soạn thảo khác, gồm các chuyên gia giỏi cả nước trong lĩnh vực đất đai, được tập trung làm việc trong 6 tháng để soạn thảo một dự thảo mới kịp thời đưa ra cho mọi người góp ý kiến rộng rãi", ông Liêm đề nghị.
Theo TNO
Tháo gỡ vướng mắc thủ tục hành chính cho doanh nghiệp Tại hội nghị đối thoại với doanh nghiệp (DN) phía Nam về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam cùng Bộ Tài chính tổ chức vào ngày 4.10 tại TP.HCM, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho biết sẽ có những kiến nghị lên Chính phủ nhằm...