Doanh nghiệp châu Âu lo ngại về lạm phát tại Việt Nam
43% doanh nghiệp châu Âu cho rằng, lạm phát tại Việt Nam có ảnh hưởng lớn tới công việc kinh doanh của họ.
Hơn 80% doanh nghiệp châu Âu vẫn muốn kinh doanh tại Việt Nam
Ngày 27-8, Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam ( EuroCham) đã công bố kết quả khảo sát Chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu quý 3-2013.
Niềm tin kinh doanh giảm sút
So với quý 2-2013, mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam vẫn duy trì ở mức trung bình. Cụ thể, số lượng doanh nghiệp có phản hồi tích cực về tình hình kinh doanh hiện tại giảm từ 43% xuống còn 38%.
Đồng thời, số lượng doanh nghiệp có phản hồi tiêu cực về tình hình kinh doanh hiện tại tăng từ 25% trong quý 2 lên 28% trong quý này. Số lượng các doanh nghiệp cho rằng sẽ giảm đầu tư tại Việt Nam tăng nhẹ từ 19% lên 21%.
“So với năm trước, các con số tiếp tục giảm và chúng ta nhìn thấy xu hướng của các doanh nghiệp châu Âu đang ngày càng thận trọng hơn trong việc đầu tư và một vài doanh nghiệp đã bắt đầu có kế hoạch chuyển hoạt động sang các nước khác trong ASEAN”- báo cáo phân tích.
Một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp châu Âu được khảo sát đưa ra quyết định trên là vì họ lo ngại lạm phát tại Việt Nam. Có 43% doanh nghiệp phản hồi cho rằng lạm phát đang có tác động xấu tới việc kinh doanh của họ, tăng 8% so với quý 2.
Nếu như trong quý 2-2013, các doanh nghiệp được hỏi dự báo lạm phát ở Việt Nam năm 2013 sẽ vào khoảng 5,13% thì kết quả lần này, dự báo được tăng lên 5,94%. Có đến 60% doanh nghiệp dự đoán môi trường kinh tế vĩ mô sẽ xấu đi, tăng 12% so với quý trước.
Tuy nhiên, theo EuroCham, trong tương lai, triển vọng kinh tế vẫn được đánh giá là sẽ tiếp tục được cải thiện với lượng phản hồi tích cực tăng từ 43% lên 51%.
Video đang HOT
80% doanh nghiệp vẫn muốn kinh doanh tại Việt Nam
EuroCham cho biết, có 1/5 doanh nghiệp cho biết họ đang cân nhắc việc chuyển công việc kinh doanh của họ sang thị trường ASEAN khác trong 6 tháng vừa qua. Điều này cũng được thể hiện tại đánh giá về vị thế của Việt Nam trong bối cảnh kinh doanh khu vực. Chỉ có 18% doanh nghiệp cho rằng Việt Nam là điểm đến hàng đầu trong ASEAN.
Tuy nhiên, hơn 80% doanh nghiệp vẫn trung thành với thị trường Việt Nam trong dài hạn.
Ông Preben Hjortlund- Chủ tịch EuroCham cho biết: “Nhiều doanh nghiệp đã hoạt động tại Việt Nam một thời gian dài thì điều đáng lo ngại là trong số đó, nhiều doanh nghiệp nhận thấy các thị trường ASEAN khác là những điểm đến kinh doanh hấp dẫn, tiềm năng hơn. Vì thế, Việt Nam cần tiếp tục và tăng cường các nỗ lực nhằm cải thiện các vấn đề cơ cấu cơ bản của nền kinh tế cũng như đảm bảo một hiệp định thương mại tự do bền vững và khả thi”.
Hà Linh
Theo ANTD
Lạm phát ở âm phủ
Món hàng bán chạy nhất ở các cửa hiệu vàng mã Hong Kong năm nay là những cọc tiền mệnh giá 1.000 tỷ đôla lấp lánh bảy màu. Ngoài tiền, nhà lầu và xe hơi, các món quà gửi cho người âm còn có đồ hi-tech như iPhone, iPad.
Mô hình một vị thần được làm bằng vàng mã. Ảnh: WSJ
Trước đây, tiền âm phủ ở Trung Quốc thường chỉ mang mệnh giá nhỏ, nhưng tình hình đã thay đổi trong vài chục năm trở lại đây. Giá trị của những đồng tiền ấy đã tăng từ hàng triệu, hàng tỷ cho tới hàng nghìn tỷ. Giải thích cho tình trạng này, nhiều chuyên gia cho biết, đó là bởi đến người chết cũng muốn thể hiện sự giàu có, và hậu thế của họ thì vẫn không ngừng tin rằng, cha ông mình lúc nào cũng cần rất nhiều tiền để tậu nhà, mua xe và sắm đồ công nghệ.
Mùa Vu Lan năm nay, người dân Hong Kong được chứng kiến sự đổ bộ của một loạt đồ vàng mã kiểu mới, các cửa hàng vàng mã, cùng những xấp tiền âm phủ có mệnh giá lên tới cả nghìn tỷ USD.
"Chúng ta đang chứng kiến lạm phát phi mã", Timothy Hau, một chuyên gia kinh tế, thuộc trường Đại học Hong Kong, hài hước nói. "Mọi thứ cứ như ở Zimbabwe."
Tình trạng lạm phát ở cả hai thế giới, âm và dương, được dự kiến sẽ còn xấu đi trong mùa lễ hội ma đói năm nay, khi (theo tín ngưỡng) những cánh cửa của âm phủ được mở, đưa các linh hồn trở về dương gian. Trong vài tuần tới, người dân thành phố sẽ cùng nhau mở những buổi ca múa nhạc truyền thống, nhằm giúp các vị khách quá cố giải khuây. Người ta thậm chí còn để trống cả hàng ghế đầu cho các khán giả ma, bên cạnh việc làm cơm cúng và đốt hàng núi vàng mã.
Một cửa hàng vàng mã ở Hong Kong. Ảnh: WSJ
Trần sao âm vậy
Lạm phát ở thế giới âm phủ phản ánh chính xác những gì đang diễn ra ở trần thế. Vài năm trở lại đây, người dân ở cả Hong Kong và Trung Quốc đại lục đều có thể cảm nhận thấy những ảnh hưởng tiêu cực từ việc tăng giá.
Và như một hệ quả tất yếu, thị trường vàng mã cũng không đứng ngoài vòng xoáy này. Các cửa hàng cung cấp đồ dùng cúng tế xuất hiện ở mọi nơi, chất đầy hàng loạt các mô hình biệt thự, xe sang, điều hòa nhiệt độ và đầu đĩa DVD, đều làm bằng giấy.
Gần một nhà tang lễ ở Hong Kong là một dãy dài các cửa hàng phục vụ lễ tiễn đưa người quá cố. Mặc dù đã tồn tại hàng ở đây chục năm, rất nhiều cửa hàng trong số này chuẩn bị phải đóng cửa. "Giá thuê cửa hàng đắt lắm, rất khó để duy trì việc kinh doanh", ông Tony Tai, 62 tuổi, một trong các chủ cửa hàng vàng mã, nói.
"Lạm phát có ở mọi nơi, nên tất nhiên nó cũng xuất hiện dưới âm phủ", Li Yin-kwan, 42 tuổi, một bà chủ khác, nói. Những tờ bạc giá một nghìn tỷ là mặt hàng được bán chạy nhất ở cửa hàng của bà, "bởi nó giúp các linh hồn mua rất nhiều thứ, như nhà lầu và xế hộp".
Tuy nhiên, bà Li nói vẫn có chỗ cho những đồng bạc có mệnh giá thấp hơn. "Các cụ cũng cần tiền lẻ để mua sắm các nhu yếu phẩm hàng ngày, như quần áo và đồ ăn chứ", bà nói.
Trước ngày rằm tháng bảy, cửa hàng của bà Li đã bán hết sạch những xấp tiền có mệnh giá 1000 tỷ.
"Tôi rất tiếc", bà Li nói với một khách hàng, "nhưng vẫn còn một ít tiền 100 tỷ USD đấy".
Ở chỗ của bà Li, còn có cả thẻ tín dụng của Ngân hàng Địa phủ, một số được trang trí bằng họa tiết kim cương màu hồng, trong khi số khác có màu xanh bạc hà như thẻ của hãng American Express. Cuộc sống của thần dân âm phủ cũng phong phú không kém người trần nhờ máy tính bảng, tivi màn hình phẳng, kính 3D và ô tô thể thao.
Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề nằm ở chỗ tiền thật được dùng để mua vàng mã và tiền âm phủ. Càng nhiều vàng mã bị đốt, lạm phát càng gia tăng. Ông Hau hài hước ví von rằng, Diêm Vương nên học tập chính phủ Zimbabwe, đôla hóa nền kinh tế âm phủ và dùng tờ bạc xanh.
Một góc tờ tiền âm phủ có mệnh giá 1.000 tỷ đôla Diêm vương. Ảnh: WSJ
May mắn là không phải người dân Hong Kong nào cũng có suy nghĩ phải đốt thật nhiều tiền vàng xuống âm phủ. Kenny Cheung, 50 tuổi, quản lý công ty dịch vụ tang lễ Cheung Kee, cho biết ông thích đốt những cốc trà sữa và âu phục cho tổ tiên hơn, bởi đó là những thứ họ chưa từng được hưởng khi còn sống. "Không cần phải đốt quá nhiều tiền như vậy", ông nói.
"Tôi không nghĩ đó là một thói quen tốt", ông Kee nói về tập tục đốt thật nhiều vàng mã của người Á Đông.
Cơ quan Tiền tệ Hong Kong (HKMA) cho biết, họ gần như bất lực trước thực trạng này. "Chúng tôi không thể thống kê nổi lượng tiền được đổ vào thế giới tâm linh, cũng như cách để điều chỉnh hoạt động ở lĩnh vực này", phát ngôn viên HKMA cho biết.
Về phía người dân, họ lý giải rằng bởi ở âm phủ cũng có quan tham, nên tiền bạc là thứ vô cùng cần thiết, ngay cả khi chúng đã bị đốt thành tro.
"Có cả tham quan ở dưới đó", Maria Tam, nhà nhân chủng học thuộc trường Đại học Trung Hoa Hong Kong, nói. "Thế này nhé, nếu bạn gửi một ngôi nhà cho cha ông, bạn phải gửi thêm cả tiền nữa. Vì một vài tên quan xấu ở đó sẽ tìm cách ăn chặn", bà Tam diễn giải, "nên phải có tiền để đút lót những kẻ ấy".
Ngoài đút lót và mua sắm, tiền còn được dùng cho nhiều mục đích khác.
"Ở âm phủ, các cụ cũng cần tiền để đánh bạc", Cheung nói. "Không có tiền, mất vui."
Theo VNE
Lạm phát giảm, tăng trưởng hợp lý Ngày 14-5, tại phiên họp thứ 18, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thảo luận về Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kinh tế xã hội, ngân sách năm 2012 và tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách những tháng đầu năm 2013. Cần tập trung cho tăng trưởng để...