Doanh nghiệp bị hack email lừa hàng chục tỷ
Vụ Công ty TNHH Hella Việt Nam (trụ sở trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM) bị tin tặc hack email ăn cắp thông tin giao dịch để sau đó lừa đảo tiền không phải là trường hợp đầu tiên.
Theo ông Võ Đỗ Thắng – Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Athena, đích thân ông đã từng hỗ trợ không ít doanh nghiệp điều tra, làm rõ nhiều vụ việc tương tự.
Vụ án vừa được Tòa án Nhân dân TPHCM vừa đưa ra xét xử với bị cáo là một người nước ngoài gốc Phi tên Chime Obiora Walter (quốc tịch Nigeria). Với việc mở hàng chục tài khoản công ty và nhờ người Việt Nam đứng tên giúp, Chime đã chiếm đoạt của các doanh nghiệp Việt và đối tác của họ số tiền cả chục tỉ đồng.
Tin tặc xâm nhập email doanh nghiệp để lừa tiền là chiêu thức không mới nhưng vẫn còn “hiệu quả” (ảnh minh họa).
“Trường hợp tin tặc đột nhập email ăn cắp thông tin giao dịch lừa số tiền lớn nhất khoảng 4 triệu USD của một doanh nghiệp tại Bình Dương”, ông Thắng cho biết.
Chiêu thức của đối tượng không có gì mới. Cơ bản là chúng đã theo dõi và tìm hiểu doanh nghiệp tại Việt Nam trong một thời gian dài, sau đó tìm cách xâm nhập email lấy cắp các thông tin làm ăn, giao dịch với đối tác của doanh nghiệp đó, rồi viết email yêu cầu chuyển tiền thanh toán vào tài khoản khác có tên khác hoặc gần với tên của doanh nghiệp tại Việt Nam.
“Nếu bị phát hiện số tài khoản khác nhau, chúng sẽ giải thích rằng vì số tài khoản cũ đang gặp vấn đề vì vậy yêu cầu đối tác chuyển tiền vào số tài khoản mới với tên chủ tài khoản gần với tên công ty”, ông Thắng cho biết.
Cũng theo ông Thắng, lỗ hổng dẫn đến việc tin tặc có thể xâm nhập email của doanh nghiệp thường rơi vào 3 nguyên nhân. Thứ nhất là nhiều mail-server của doanh nghiệp không được kích hoạt chức năng chống giả mạo email cho nên kẻ xấu sau khi xâm nhập có thể lập email giả để từ đó gửi cho các khách hàng, đối tác của doanh nghiệp để lừa đảo.
Thứ hai là tin tặc cài phần mềm gián điệp vào hệ thống máy tính doanh nghiệp. Sau đó, chúng hoàn toàn có thể theo dõi từ xa, và cũng có thể nắm được các thông tin giao dịch, dữ liệu của doanh nghiệp qua email, rồi giả mạo các kịch bản để viết email lừa tiền.
Chuyên gia nói về việc doanh nghiệp bị hack email lừa hàng chục tỉ đồng
Chuyên gia bảo mật Ngô Tuấn Anh – Phó chủ tịch phụ trách mảng an ninh mạng của Công ty cổ phần Bkav, các trường hợp tin tặc xâm nhập email doanh nghiệp thuộc loại hoạt động tấn công có chủ đích, đang có xu hướng gia tăng trong những năm qua. Với những trường hợp doanh nghiệp tại Việt Nam bị tin tặc xâm nhập email để lừa tiền, ông Tuấn Anh cho rằng phía Bkav chưa ghi nhận trường hợp nào là xuất phát từ “tay trong” với việc người nội bộ tuồn thông tin giao dịch ra cho tin tặc hoặc trình kí các chứng từ giao dịch thanh toán, mục đích là để lấy tiền.Thứ ba, khả năng thông đồng từ người xấu trong nội bộ doanh nghiệp tại Việt Nam. Người này thường giữa vai trò tiếp nhận email từ các khách hàng, đối tác, rồi sau đó giả mạo giấy tờ trình lãnh đạo kí. Lãnh đạo vì tin tưởng hoặc lơ là, kí các chứng từ chuyển tiền, thế là tiền vào tài khoản của đối tượng lừa đảo.
Theo ông Tuấn Anh, cách tấn công này hiện nay vẫn còn “hiệu quả”, nghĩa là tin tặc vẫn còn có thể lừa được không ít doanh nghiệp tại Việt Nam và đối tác của họ để chiếm đoạt tiền. Đa phần sau khi vụ việc được phát hiện thì doanh nghiệp tại Việt Nam thường rất khó lấy lại được tiền vì hầu hết là thanh toán quốc tế, việc khiếu nại hay hỗ trợ quốc tế để lấy lại tiền rất phức tạp và rắc rối.
Theo viet nam net
Tìm hiểu về súng bắn drone, vũ khí chuyên dụng để hạ máy bay không người lái
Máy bay không người lái có thể được sử dụng cho một số hoạt động rất bất chính. Vì lý do này, quân đội ở nhiều quốc gia đã sử dụng súng bắn chuyên dụng để tiêu diệt chúng.
Súng bắn drone là gì? Tại sao lại được sử dụng?
Hiện nay, máy bay không người lái (C-UAV) ngày càng trở nên phổ biến nhờ những công dụng tuyệt vời mà nó mang lại. Tuy nhiên, nhiều kẻ xấu lợi dụng điều này để thực hiện các hành vi bất chính, gây nguy hiểm đến an toàn trật tự cũng như an ninh quốc gia. Vì lẽ đó, một thiết bị chuyên dụng được sản xuất ra nhằm bắn hạ "kẻ địch" tiềm tàng nhiều mối nguy hiểm này.
Nhiều công ty trên thế giới, bao gồm cả những gã khổng lồ về kỹ thuật như Boeing và Lockheed Martin, đang sản xuất vũ khí chống máy bay không người lái để chống lại các mối đe dọa tiềm tàng mà loại máy bay này có thể mang lại. Chúng được thiết kế ở dạng vũ khí cầm tay gần giống với súng bắn đạn truyền thống hoặc các thiết bị có cỡ pháo lớn hơn và thậm chí cả tên lửa thông minh.
Súng bắn hạ drone được thiết kế chủ yếu để bảo vệ chống lại các vi phạm an ninh quốc gia mà máy bay không người lái đang được sử dụng trong các hoạt động bất chính. Chẳng hạn, máy bay không người lái có thể được sử dụng để tấn công vào kho vũ khí, quay lén hoặc vận chuyển hàng lậu chuyển hàng lậu, thậm chí việc vô tình rơi cũng gây nguy hiểm đến tính mạng người dân.
Súng bắn drone hoạt động như thế nào?
Với kích thước tương đối nhỏ và tốc độ di chuyển nhanh, rất khó để bắt kịp những chiếc drone. Do đó, đòi hỏi phải sản xuất được một loại súng chuyên dụng mới có thể tiêu diệt được thiết bị này.
Nguyên lý được sử dụng phổ biến trên các súng áp chế drone là can thiệp vào sóng vô tuyến giữa người điều khiển và máy bay hoặc hệ thống GPS để chiếm quyền điều khiển, buộc máy bay phải hạ cánh hoặc trở về người điều khiển, từ đó ngăn không cho máy bay không người lái vũ khí bay vào mục tiêu ngay cả khi bị vô hiệu hóa.
Bên cạnh đó, một số hãng cũng phát triển các loại vũ khí với nguyên lý phóng lưới nhằm ngắt đường di chuyển của drone để tiêu diệt một số loại drone được thiết kế tân tiến hơn để vượt qua sóng vô tuyến, từ đó vừa đảm bảo việc bắt được drone, vừa phải an toàn cho những người bên dưới. Tuy nhiên, các loại vũ khí này có khoảng cách hoạt động còn hạn chế hơn.
Hiện nay, có nhiều loại súng bắn hạ drone, thường chúng sẽ rơi vào các loại:
Tiêu diệt vật lý máy bay không người lá bằng tên lửa. Sử dụng các chùm năng lượng cao để phá vỡ hoặc phá hủy hoàn toàn máy bay không người lái. Phá vỡ các hệ thống của drone (như GPS, R / C,...). Bắt máy bay không người lái giữa không trung bằng cách sử dụng lưới.
Một số loại súng bắn drone nổi tiếng trên thế giới
Bastille Frequency Cannons
Bastille Frequency Cannons là một vũ khí chống máy bay không người lái tuyệt vời, với thiết kế như một khẩu súng đồ chơi. Thiết bị này hoạt động bằng cách phá vỡ kết nối giữa máy bay không người lái và điều khiển của phi công ở khoảng cách lên tới 2.5 km.
Bastille Frequency Cannons cho phép quản lý, kiểm soát tải trọng máy bay không người lái như chất nổ, không gây thiệt hại cho các máy bay không người lái và môi trường xung quanh.
ATHENA
Được phát triển bởi Lockheed Martin, hệ thống ATHENA là một vũ khí chống không người lái được thiết kế để hạ gục máy bay không người lái cấp quân sự, hệ thống này có thể vượt qua được các UAV thương mại hàng đầu.
Nó hoạt động bằng cách nổ tung máy bay không người lái trên bầu trời bằng cách sử dụng tia laser khổng lồ. Các hệ thống hiện đang được thử nghiệm tại Bộ chỉ huy Không gian Quân đội Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ là phiên bản 30 kW. Ngoài ra, ATHENA cũng có thể hạ gục tên lửa và có kế hoạch mở rộng hệ thống lên tới 120 kW trong tương lai.
SkyWall 100
SkyWall 100 là một hệ thống phóng lưới hiệu quả có thể hạ gục máy bay không người lái cách xa tới 100 mét. Mỗi chiếc nặng khoảng 22 pounds (10 kg) và được thiết kế để bắn từ vai. Họ sử dụng khí nén để phóng các lưới được thiết kế đặc biệt với độ chính xác khá tốt.
Thiết bị kết hợp các hệ thống thuật toán dự đoán để giúp người vận hành có thể tấn công mục tiêu một cách dễ dàng. Khi lưới đã bao bọc thành công máy bay không người lái mục tiêu, nó sẽ phóng ra một chiếc dù nhỏ để đưa mục tiêu an toàn xuống mặt đất để bắt giữ.
ELI-4030
ELI-4030 được phát triển bởi ELTA Systems, là một giải pháp công nghệ cao nhằm giải quyết các mối đe dọa an ninh tiềm tàng từ máy bay không người lái. Được trang bị công nghệ quét điện tử chủ động (AESA), kết hợp với COMINT/Jammer và hệ thống điều khiển từ xa - gây nhiễu GPS/GLONASS, thiết bị này có thể đánh bật một loạt máy bay không người lái.
DroneDefender
DroneDefender là một ví dụ khác về vũ khí chống máy bay không người lái sử dụng năng lượng trực tiếp. Được phát triển bởi Battelle, tuy nhiên hệ thống này đã được Dedrone mua lại vào năm 2019.
Vũ khí hoạt động bằng cách phá vỡ hệ thống điều khiển từ xa và định vị GPS của máy bay không người lái, buộc nó phải tự động hạ cánh. Nó nặng khoảng 15 pounds (7 kg) và có đủ năng lượng để chạy liên tục trong hơn 2 giờ. Hiện DroneDefender chưa có sẵn trên thị trường và không được Ủy ban Truyền thông Liên bang cho phép.
HELMD
Được phát triển bởi Boeing, HELMD sử dụng laser năng lượng cao để tiêu diệt các UAV. Đây là một hệ thống rất lớn, nó cần được gắn ở phía sau một chiếc xe tải. HELMD có thể được điều khiển bằng bộ điều khiển Xbox và nó có thể hạ gục máy bay không người lái trong mọi điều kiện thời tiết.
SAVAGE
Được phát triển bởi SmartRound Inc., SAVAGE là một loại tên lửa mini mang tính cách mạng được thiết kế để sử dụng bởi các cơ quan quân sự và an ninh chính phủ. Sau khi được phóng, tên lửa di chuyển với tốc độ 350 dặm/giờ và được nhắm đến mục tiêu bằng cách phát hiện đối tượng và theo dõi mục tiêu dựa trên trí tuệ nhân tạo AI.
Tạm kết
Mặc dù không thể phủ nhận lợi ích mà máy bay không người lái mang lại, tuy nhiên thiết bị này cũng tiềm tàng rất nhiều hiểm họa. Vì vậy, sự ra đời của các loại súng bắn drone là một điều cần thiết. Trên đây là những thông tin chung nhất về súng bắn drone mà Sforum muốn gửi đến bạn đọc, nếu có góp ý hay thắc mắc thêm, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé.
Theo cellphones
Còn 5 thói quen này thì bảo sao bạn hay bị hack Facebook Là mạng xã hội lớn nhất hành tinh, Facebook luôn cung cấp cho người dùng hàng loạt các giải pháp để tự bảo vệ tài khoản. Nhưng không phải ai cũng biết và sử dụng hiệu quả các giải pháp đó. Ngoài ra, việc mất tài khoản còn có thể do rất nhiều nguyên nhân khác mà bạn không ngờ đến, hãy cùng...