Doanh nghiệp bất động sản tiếp tục lỗ
Không bán được hàng khiến doanh thu giảm, trong khi lượng hàng tồn kho ngày càng lớn là nguyên nhân chính khiến nhiều công ty địa ốc lỗ hoặc giảm lãi nghiêm trọng. Trong số 27 doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất, 17 công ty có lượng hàng tồn kho tăng so với cùng kỳ.
Hàng tồn kho khiến các công ty địa ốc tiến gần hơn đến bờ vực phá sản
Tình hình thị trường bết bát tiếp tục phản ánh vào báo cáo tài chính quý III của các doanh nghiệp địa ốc đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Theo số liệu thống kê của một số CTCK, đến nay đã có gần một nửa trong số 68 doanh nghiệp ngành bất động sản công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III. Trong đó, 8 doanh nghiệp niêm yết bị lỗ, chiếm tỉ trọng trên 30% danh sách các công ty đã công bố, mức lỗ phổ biến là 1-4 tỉ đồng.
Video đang HOT
Dẫn đầu nhóm doanh nghiệp lỗ quý III/2012 là Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Khang An (KAC) với lợi nhuận sau thuế âm 24,1 tỉ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái lãi 242 triệu đồng. Đại diện công ty này cho biết, nguyên nhân dẫn đến khoản lỗ quý III năm nay bắt nguồn từ việc công ty thỏa thuận thanh lý các quỹ đất từng đầu tư những năm trước, nhưng không hiệu quả tại TPHCM. Hoạt động này đã khiến địa ốc Khang An phải chi thêm 27 tỉ đồng tiền phạt.
Các doanh nghiệp còn lại vẫn có lãi trong quý, nhưng gần 60% số này giảm lãi so với cùng kỳ năm ngoái, thậm chí có đơn vị còn hạ tới 99% lãi. Một số DN như BCI, SJS, KHA, VPH, ITA có doanh thu khả quan do thoái vốn đầu tư (doanh thu hoạt động tài chính), nhưng doanh thu tài chính cũng bắt đầu giảm trong quý III. Tổng giá trị lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng của các DN đã nộp BCTC đạt hơn 752 tỉ đồng- giảm 37% so với cùng kỳ, riêng quý III chỉ đạt gần 122 tỉ đồng- giảm tới 68% so với cùng kỳ. Như vậy, lợi nhuận có tốc độ suy giảm mạnh hơn doanh thu.
Bán không được hàng, đồng nghĩa lượng tồn kho các DN đang tăng lên khá mạnh. Căn cứ theo báo cáo tài chính thì lượng hàng tồn kho “khủng” trong số này phải kể đến là CTCP Vạn Phát Hưng (VPH). Cuối quý III, số dư hàng tồn kho của VPH lên đến 1.375,65 tỉ đồng- tăng 11,6% so với đầu năm và chiếm 80% tổng tài sản của công ty. VPH cho biết, hàng tồn kho chủ yếu là chi phí sản xuất, hoạt động dở dang ở các dự án khu chung cư, dân cư, bệnh viện…CTCP bất động sản Phát Đạt (PDR) cũng nằm trong số doanh nghiệp có lượng tồn kho lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Cuối quý III, tồn kho của DPR lên tới 4.483 tỉ đồng- tăng hơn 700 tỉ đồng so với cùng kỳ. Hàng tồn kho của CTCP đầu tư – kinh doanh nhà (Intresco) cũng đã lên tới 1.920 tỉ đồng, chủ yếu nằm ở các dự án. Dự án Long Thới 732,8 tỉ đồng, Intresco Tower 540 tỉ đồng, dự án khu 6A 125 tỉ đồng,
Về tốc độ gia tăng của lượng hàng tồn kho, CTCP đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex (VCR) đứng đầu trong số các doanh nghiệp đã công bố báo cáo tài chính. Con số hàng tồn kho của VCR tính đến cuối quý III năm 2011 chỉ là xấp xỉ 8 tỉ đồng. Tuy nhiên, đến cuối quý III năm nay, con số này lên tới 405,22 tỉ đồng- chiếm 86,8% tài sản ngắn hạn. BCTC của VCR cho thấy suốt 9 tháng đầu năm, VCR không có khoản doanh thu bán hàng.
Ông Lê Hoàng Châu- Chủ tịch HHBĐS HCM- cho rằng, tồn kho BĐS quá lớn trong thời gian vừa qua khiến các DN khó có khả năng vực dậy trong thời gian tới. Trước bối cảnh đó, các cổ đông lớn, doanh nghiệp, quỹ đầu tư đang theo nhau rút khỏi ngành địa ốc. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, thanh khoản èo uột và tình trạng khát vốn càng kéo dài sẽ đẩy làn sóng tháo chạy càng dâng cao. Mặt tích cực của vấn đề là, khi dòng vốn bị rút khỏi thị trường, giá bất động sản sẽ xuống thấp hơn và đây là cơ hội để săn hàng giá “mềm”.
Theo laodong
Sốc với căn hộ chung cư được bán với giá 60 triệu USD
Một căn hộ chung cư cao cấp ở Hồng Kông do kiến trúc sư nổi tiếng Frank Gehry thiết kế vừa được bán với giá "khủng" gần 60 triệu USD.
Công ty bất động sản Swire Properties Ltd. hôm qua cho biết, căn hộ rộng 620m2 trên tầng 9 của chung cư Opus đã được bán với giá 455 triệu đôla Hồng Kông (58,7 triệu USD). Tên người mua không được tiết lộ.
Giới kinh doanh bất động sản Hồng Kông cho hay, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay của một căn hộ chung cư, ở một trong những trung tâm tài chính lớn nhất Châu Á này.
Giao dịch thành công nói trên diễn ra trong bối cảnh có nhiều lo ngại về giá bất động sản ở Hồng Kông ngày càng tăng do lãi suất thấp và "dòng thác" người giàu ở Trung Quốc đại lục đổ xô sang mua bán. Kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 kết thúc, giá bất động sản ở Hồng Kông đã tăng gấp hai lần.
Chính quyền Hồng Kông áp dụng nhiều biện pháp nhằm hạ nhiệt thị trường, trong đó mới nhất là mức thuế đánh vào khách hàng nước ngoài vừa có hiệu lực từ cuối tháng trước.
Tuy nhiên, căn hộ chung cư nói trên nhanh tay được bán chỉ 9 ngày trước khi áp dụng những biện pháp mới - tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng cho biết.
Mỗi tầng của tòa chung cư 12 tầng này chỉ có một căn hộ.
Mỗi tầng của tòa chung cư 12 tầng nói trên chỉ có một căn hộ. Vị trí của tòa nhà cũng rất đẹp, cạnh Victoria Peak và nhìn được toàn cảnh Hồng Kông. Công ty bất động sản Swire từng bán một căn hộ khác với giá 55,5 triệu USD và cho thuê một căn có kèm bể bơi riêng với giá 110 nghìn USD/tháng.
William Lau- giám đốc bán hàng tại Midland Realty- nói rằng, sở dĩ căn hộ nói trên có mức giá kỷ lục bởi nó có thiết kế độc nhất vô nhị và vị trí tuyệt đẹp. Tuy nhiên, ông dự đoán thị trường bất động sản cao cấp nói chung ở Hồng Kông sẽ bắt đầu hạ nhiệt, với giao dịch trong những tháng tới ở mức rất thấp.
Theo laodong
Ám ảnh nỗi lo thất nghiệp, giảm lương Nếu như đầu năm, chuyện giảm 30-50% lương chỉ xuất hiện ở vài công ty địa ốc, xây dựng thì nay lan rộng ra nhiều doanh nghiệp. Có nơi không thông báo chính thức mà ép doanh số, lấy 'cớ' giảm thu nhập của nhân viên. Hơn 10 ngày trước, chị Lê Minh Thu, nhân viên văn phòng một công ty phần mềm...