Doanh nghiệp bất động sản khởi sắc nhờ hoạt động tài chính
Trong khi hoạt động cốt lõi còn khó khăn, không ít doanh nghiệp bất động sản vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh đột biến trong năm 2021 nhờ doanh thu từ hoạt động tài chính, đánh giá lại tài sản.
Ảnh minh họa
Lãi đậm nhờ doanh thu tài chính, lợi nhuận khác
Trong nhóm các cổ phiếu bất động sản niêm yết trên thị trường, CEO của CTCP Tập đoàn C.E.O (CEO Group) và DIG của Tổng công ty cổ phần Đầu tư phát triển xây dựng (DIC Corp) có thể xem là hai cổ phiếu được quan tâm nhất trong thời gian qua.
Hai mã cổ phiếu này được nhận định là mức giá hiện tại còn rất rẻ so với quỹ đất khổng lồ của doanh nghiệp và thị giá các cổ phiếu này sẽ còn tăng nhiều lần trong tương lai.
Tuy nhiên, báo cáo tài chính quý IV/2021 cho thấy, kết quả kinh doanh của 2 doanh nghiệp này dù khởi sắc, nhưng lại nhờ những hoạt động ngoài ngành cốt lõi.
Cụ thể, trong quý IV/2021, CEO Group ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 495 tỷ đồng, giảm gần 23% so với cùng kỳ. Khấu trừ giá vốn, CEO Group báo lãi gộp đạt 116 tỷ đồng, giảm 21% so với cùng kỳ.
Yếu tố bất ngờ là doanh thu tài chính quý IV tăng đột biến gấp 7,5 lần, lên mức 302 tỷ đồng, chủ yếu do lãi từ khoản đầu tư với giá trị 297 tỷ đồng.
Nhờ khoản doanh thu tài chính cùng việc tiết giảm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp, CEO Group báo lãi sau thuế quý IV đạt gần 306 tỷ đồng. Kết quả này giúp CEO Group lãi ròng cả năm 2021 đạt 82 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ hơn 103 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tương tự, với DIC Corp, mặc dù hoạt động kinh doanh cốt lõi trong quý IV/2021 có sự tăng trưởng ấn tượng (tăng 46% so với cùng kỳ), nhưng điểm nhấn chính lại từ khoản lợi nhuận khác gần 786 tỷ đồng, tăng 33% so với cùng kỳ. Theo giải trình, DIC Corp đã ghi nhận chênh lệch do đánh giá tài sản dùng để góp vốn là 861 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2021, doanh thu thuần của DIC Corp đạt 2.569 tỷ đồng, lãi ròng 953 tỷ đồng, tăng trưởng tương ứng 3% và 49% so với năm 2020.
Một doanh nghiệp khác cũng có thị giá biến động mạnh và nhận được sự quan tâm của giới đầu tư thời gian qua là CTCP Đầu tư LDG (mã LDG – HoSE) cũng ghi nhận lãi lớn trong quý IV/2021 nhờ hoạt động tài chính.
Cụ thể, riêng quý IV/2021, LDG chỉ đạt doanh thu thuần 70 tỷ đồng, giảm 64% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, điểm sáng đến từ hoạt động tài chính thu về gần 151 tỷ đồng, cao gấp 50 lần cùng kỳ, chủ yếu đến từ lãi thanh lý khoản đầu tư dài hạn.
Ngành cốt lõi có còn tiềm năng?
Báo cáo của Công ty Chứng khoán SBS hồi tháng 1/2022 nhận xét, CEO Group kinh doanh bất động sản và có quỹ đất giá trị lên đến 962,1 ha, chủ yếu tập trung vào bất động sản nghỉ dưỡng ở Phú Quốc (304 ha), Quảng Ninh (383 ha), Hà Nội (44 ha). Trong dài hạn, CEO vẫn có tiềm năng tăng trưởng của mảng kinh doanh chuỗi bất động sản du lịch và resort hứa hẹn khi ngành du lịch – hàng không bắt đầu mở cửa đón khách quốc tế.
Tuy nhiên, SBS cho rằng, dù sở hữu nhiều quỹ đất, song khả năng triển khai dự án của CEO Group vẫn còn hạn chế do thiếu quy mô vốn đầu tư.
Báo cáo tài chính của CEO Group cho thấy, tổng tài sản của doanh nghiệp tại thời điểm cuối năm 2021 hơn 7.040 tỷ đồng, giảm nhẹ so với đầu năm. Chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của Công ty là chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn, với giá trị gần 2.122 tỷ đồng. Số liệu cho thấy, CEO Group đang dồn lực cho dự án Khu tổ hợp nghỉ dưỡng Sonasea Vân Đồn Harbour City với gần 2.049 tỷ đồng. Ngoài ra, chi phí xây dựng cơ bản dở dang còn được ghi nhận tại Khu du lịch Green Hotel & Resort (hơn 51 tỷ đồng) và các dự án khác với gần 22 tỷ đồng.
Đáng chú ý, CEO Group cũng còn một khoản “của để dành” hơn 214 tỷ đồng ghi nhận ở mục doanh thu chưa thực hiện dài hạn.
Đối với DIC Corp, tính đến cuối năm 2021, chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang là 3.669 tỷ đồng, ghi nhận tại hàng loạt dự án như Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên (1.911 tỷ đồng), Khu dân dư P4 Hậu Giang (447 tỷ đồng), Khu phức hợp Cap Saint Jacques (328 tỷ đồng)…
HĐQT DIC Corp đã xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2022 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mạnh. Cụ thể, kế hoạch doanh thu và các thu nhập khác dự kiến đạt 4.612 tỷ đồng, tăng 62% so với ước thực hiện năm 2021, lợi nhuận trước thuế đạt 1.910 tỷ đồng.
Với LDG, đến cuối năm 2021, có 964 tỷ đồng chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, trong đó Khu dân cư Tân Thịnh là 287 tỷ đồng, Khu dân cư dịch vụ Giang Điền 224 tỷ đồng…
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, dự báo trong năm 2022, nguồn cung trên thị trường bất động sản chưa có nhiều cải thiện, do thủ tục đầu tư dự án vẫn chưa thể tháo gỡ triệt để vướng mắc. Do vậy, xu hướng giá bất động sản tiếp tục tăng ở mức cao, thậm chí có thể mạnh hơn, lực đầu tư vẫn hút vào thị trường này.
Như vậy, với các doanh nghiệp bất động sản đang sở hữu quỹ đất lớn, còn nhiều hàng trong “kho”, thì lĩnh vực kinh doanh cốt lõi vẫn đang có nhiều cơ hội tăng trưởng trong năm nay.
Nhận diện thị trường và vinh danh thương hiệu bất động sản dẫn đầu năm 2021 2022
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA), Tạp chí điện tử Bất động sản (BĐS) Việt Nam và Viện Nghiên cứu BĐS Việt Nam (VIRES) ngày 15/3 đã phối hợp tổ chức diễn đàn BĐS Mùa Xuân thường niên lần II và vinh danh thương hiệu BĐS dẫn đầu năm 2021 - 2022.
Nhận diện thị trường BĐS
Sau hơn 2 dịch bệnh COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế - xã hội của đất nước, nhiều doanh nghiệp BĐS đã nỗ lực vượt khó, chủ động thay đổi, tái cấu trúc, chuyển đổi số, tăng tốc hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, cung cấp nguồn cung cho xã hội. Trong giai đoạn chủ động thích ứng an toàn, linh hoạt, phục hồi phát triển theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, các doanh nghiệp BĐS trong cả nước là lực lượng tiên phong thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Diễn đàn lần này nhận diện đầy đủ, toàn diện về những doanh nghiệp BĐS chuyên nghiệp, những sản phẩm chất lượng, uy tín trên thị trường; bình chọn, xếp hạng các thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ BĐS dẫn đầu năm 2021 - 2022, với sự tham gia bình chọn bởi 500.000 độc giả trên hệ thống Reatimes.vn và Hội đồng bình chọn trực tiếp, độc lập, khách quan gồm các nhà báo, các chuyên gia kinh tế - luật - quy hoạch - kiến trúc - xây dựng - BĐS hàng đầu của Việt Nam.
Vinh danh Top 5 dự án công trình xanh - thông minh tốt nhất năm 2021.
Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh còn phức tạp, khó lường, thị trường BĐS Việt Nam vẫn chứng minh được sức hấp dẫn, tốc độ phục hồi nhanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và tăng trưởng tại các địa phương, cũng như các ngành nghề liên quan nói riêng. Tuy nhiên, nhiều phân khúc thị trường còn gặp những rào cản, vướng mắc lớn. Nhu cầu nhà ở cho các tầng lớp trong xã hội rất lớn, đặc biệt là nhà ở cho các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp, song mức độ đáp ứng lại hạn chế. Vì vậy, các cơ quan chức năng đang gấp rút sửa đổi các Luật có liên quan đến thị trường BĐS Việt Nam như: Luật Nhà ở ngày 25/11/2014; Luật Kinh doanh bất động sản ngày 25/12/2014; Luật Đất đai ngày 29/11/2013...
Bên cạnh đó, VNREA sẽ tập trung hoạt động và đồng hành cùng thị trường hoàn thiện thể chế quản lý và phát triển thị trường BĐS và thúc đẩy công tác cải cách thủ tục hành chính mạnh mẽ và quyết liệt hơn; chú trọng khâu quy hoạch, điều tiết cung - cầu, các cơn sốt đất nền; xây dựng và làm giàu hệ thống thông tin, dữ liệu, làm tiền đề quản lý cũng như tiến trình chuyển đổi số của thị trường BĐS; nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ môi giới góp phần tạo lập trật tự trong các giao dịch của thị trường BĐS.
Ngoài ra, VNREA sẽ phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, đầu tư BĐS và các cơ quan, các bộ, ngành đồng hành cùng doanh nghiệp BĐS trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và nền kinh tế số đang phát triển nhanh, để khẳng định vị thế, sứ mệnh của mình trong sự phát triển đất nước.
Tại diễn đàn, các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp BĐS đề xuất nhiều chính sách, giải pháp sớm hồi phục, phát triển bền vững thị trường, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thúc đẩy thị trường minh bạch, chuyên nghiệp trên cở sở các quy định pháp luật liên quan.
TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS nhận diện, song hành cùng những thuận lợi, thị trường BĐS Việt Nam đang đối mặt với không ít khó khăn, như những vướng mắc pháp lý của BĐS đang cản trở nhất định về nguồn cung, tình trạng BĐS phân lô bán nền không phù hợp, các đợt sốt giá tiềm ẩn nguy cơ bong bóng BĐS... Nhờ sự vào cuộc của các bộ, ngành, những thực trạng này đang dần được giải quyết.
Giải pháp hồi phục nhanh thị trường
Theo TS. Vũ Tiến Lộc, Đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), sự hồi phục và phát triển của thị trường BĐS là chỉ dẫn quan trọng của quá trình phục hồi chung của nền kinh tế. Để giải quyết được vấn đề này cần giải pháp kép. Mở cửa được hiểu theo nghĩa rộng nhất không phải là mở cửa thị trường mà là mở cửa trong thể chế. Mở cửa bên ngoài và mở cửa bên trong nên thúc đẩy cải cách thể chế, giải phóng mọi nguồn lực, phá bỏ mọi rào cản để phát huy được tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình kinh doanh. Đây là yêu cầu cấp thiết hồi phục thị trường BĐS. Về phía doanh nghiệp, cơ hội lớn, nhưng rủi ro luôn tiềm ẩn, nên những hoạt động của doanh nghiệp sắp tới cần chú trọng vào các vấn đề pháp lý, nhất là pháp lý hợp đồng, phòng ngừa rủi ro, tranh chấp pháp lý.
Còn theo ông Nguyễn Đỗ Dũng, Tổng Giám đốc EnCity, cơ hội và thách thức của thị trường BĐS Việt Nam nhìn từ quy hoạch đang đối mặt với 3 thách thức cần tháo gỡ: Về pháp lý, những mảnh đất chờ được đổi mới tại Việt Nam vẫn đang nằm chờ quy hoạch; mở cửa du lịch từ ngày 15/3, nhưng tâm lý người dân vẫn còn e ngại, trở thành rào cản; nền kinh tế thế giới bất ổn ảnh hưởng đến thị trường trong nước...
Với vấn đề chuyển đổi số, pháp lý chuyển đổi số như thế nào để đảm bảo bí mật thông tin khách hàng, cơ chế pháp lý để đảm bảo vệ quyền bí mật thông tin cá nhân của khách hàng ra sao, khi chuyển đổi số sẽ tạo ra mô hình kinh tế chia sẻ hay là một chuỗi kỳ nghỉ ra sao...? cũng là những vấn đề các doanh nghiệp BĐS đặc biệt quan tâm thời gian tới. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà nước về kinh doanh BĐS nói chung, cần rà soát, sửa đổi bổ sung các các quy định có liên quan của Luật Đất đai năm 2013, Luật Nhà ở năm 2014 và Luật Kinh doanh BĐS 2014.
Trong đó, các chuyên gia nhấn mạnh cần tập trung giải quyết nhiều nhóm vấn đề khác nhau như bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh BĐS 2021 về hoạt động kinh doanh bất động sản nói chung và kinh doanh BĐS du lịch nói riêng, thể hiện các loại hình chủ đầu tư kinh doanh BĐS phát hành cổ phiếu, trái phiếu BĐS trên thị trường chứng khoán và bổ sung quy định về quản lý Nhà nước trong Luật Kinh doanh BĐS 2014 phù hợp với thực tiễn.
Ông lớn bất động sản làm ăn èo uột, cổ phiếu vẫn tăng mạnh Năm 2021, thị trường chứng khoán ghi nhận nhiều doanh nghiệp bất động sản hoạt động kinh doanh bết bát, doanh thu và lợi nhuận giảm, thậm chí còn âm nhưng giá cổ phiếu vẫn tăng rất mạnh. Theo báo cáo tài chính quý IV/2021 của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu Công nghiệp Sông Đà (SJS), doanh thu bán...