Doanh nghiệp bác tin bị cấm xuất tôm sang Hàn Quốc vì nhiễm virus
Ngày 10/9, đài KBS của Hàn Quốc đưa tin, cơ quan kiểm dịch của Hàn Quốc đã phát hiện có 4 loại virus trong trong số 25/65 mẫu tôm đông lạnh nhập từ Việt Nam, trong đó có 1 mẫu phát hiện virus gây bệnh đốm trắng ở tôm.
Tuy nhiên, lãnh đạo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam cho biết, đây là lô hàng xuất sang Hàn Quốc từ đầu năm 2018. Hiện nay, tôm của công ty vẫn được phép xuất khẩu sang Hàn Quốc bình thường.
Theo thông tin của đài KBS (Hàn Quốc), trong số 14 mẫu tôm mà đài KBS uỷ thác cho cơ quan kiểm dịch, có 1 mẫu tôm phát hiện virus gây bệnh đốm trắng. Trong số 7 mẫu tôm đông lạnh mà Cơ quan Cảnh sát thu được từ kho đông lạnh ở thnahf phố Seongnam và Busan, có 4 mẫu cũng phát hiện virus tương tự.
KBS đã uỷ thác thêm cho cơ quan chuyên môn của Úc (GENICS) 44 mẫu kiểm tra. Cơ quan này còn phát hiện thêm 22 mẫu nhiễm 4 loại virus, trong đó có virus gây bệnh đốm trắng, virus gây hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan tạo lập biểu mô trên tôm.
Những virus trên có thể dẫn tới hiện tượng chết hàng loạt cho các loài giáp xác như tôm, gây thiệt hại lớn cho các trang trại nuôi trồng thuỷ sản.
Được biết, Cơ quan kiểm dịch Hàn Quốc đã bắt đầu tiền hành kiểm dịch tôm đông lạnh từ tháng 4/2018, số lượng lên tới 31.000 tấn tôm đông lạnh nhập khẩu. Trong đó, có 800 tấn (3%) bị kết luận là không đảm bảo. Tuy nhiên, khi tái kiểm tra với tôm đông lạnh đã được kiểm dịch, lại phát hiện 10% có virus gây bệnh đốm trắng.
Hàn Quốc là thị trường đứng thứ 5 về nhập khẩu tôm Việt Nam, chiếm 10,9% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam. Ảnh minh hoạ: I.T
Ngày 26/8/2019, sau kết quả tác nghiệp của KBS, Viện Quản lý chất lượng thuỷ sản Quốc gia Hàn Quốc, cơ quan phụ trách kiểm dịch, đã gửi thư cho phía Việt Nam đề nghị siết chặt kiểm dịch xuất khẩu. Trong khi đó, phía cảnh sát đã ban lệnh cấm đối với một doanh nghiệp nhập khẩu thuỷ sản.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu của PV, doanh nghiệp được nhắc tới trong trường hợp này là Công ty TNHH chế biến thủy sản và xuất nhập khẩu Trang Khanh (phường 5, TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Ngày 11/9, trao đổi với PV báo DANVIET qua điện thoại, ông Trần Tuấn Khanh – Giám đốc Công ty cho biết, đúng là công ty có lô hàng tôm bị phía cơ quan chức năng Hàn Quốc trả về vì nhiễm virus gây bệnh đốm trắng ở tôm. Thực tế, đây là lô hàng đã xuất khẩu sang Hàn Quốc từ năm 2018, thời điểm đó họ chưa kiểm dịch virus bệnh đốm trắng đầu vàng trên tôm.
“Hiện nay trên thế giới mới chỉ có 2 nước là Hàn Quốc và Australia kiểm tra đối với virus đốm trắng và đầu vàng trong tôm tươi xuất khẩu của Việt Nam, trong khi thị trường châu Âu, hay Mỹ không kiểm tra đốm trắng đầu vàng. Lâu nay xuất khẩu tôm, hầu hết các nước chỉ kiểm tra dư lượng kháng sinh, vi sinh. Hàng của chúng tôi luôn đảm bảo nên đã được xuất khẩu đi nhiều nước, trong đó 50% sản lượng là đi Hàn Quốc”, ông Khanh nói.
Cũng theo ông Khanh, khoảng 2 năm gần đây, Cơ quan kiểm dịch của Hàn Quốc mới tiến hành kiểm tra đối với virus đốm trắng và đầu vàng trên tôm. Mục đích của họ là gây khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam, không muốn tôm Việt Nam nhập vào thị trường của họ. Giống như trước đó, Australia cũng đã thắt chặt quy trình nhập khẩu tôm đông lạnh từ Việt Nam.
Cụ thể, Chính phủ Australia lấy lí do bảo vệ nuôi tôm trong nước nên đã áp dụng hàng rào kĩ thuật: Cho phép Cơ quan kiểm tra và kiểm dịch Australia kiểm tra đối với virus đốm trắng và đầu vàng trong tôm tươi của Việt Nam xuất khẩu sang Australia. Nếu kết quả dương tính (ngưỡng 0%) sẽ không được nhập vào thị trường này.
Điều đáng chú ý là Cơ quan kiểm dịch của Australia kiểm tra ADN của virus, tức là dù virus đã chết, chỉ còn lại xác thì vẫn bị coi là dương tính và bị trả hàng về. Phương pháp này rất ít phòng thí nghiệm của Việt Nam có thể làm được và do vậy, đến nay doanh nghiệp Việt Nam vẫn gặp nhiều thách thức để có thể xuất khẩu tôm tươi vào Australia.
“Biện pháp kiểm dịch virus đốm trắng, đầu vàng trên tôm đối với lô hàng từ đầu năm 2018 không khác gì cố tình gây khó cho con tôm Việt Nam. Nếu bị nhiễm kháng sinh, họ sẽ tiêu hủy và cấm nhập luôn, đấy là chuyện bình thường. Còn thực tế hiện nay, tôm của chúng tôi vẫn xuất khẩu sang Hàn Quốc, vì chúng tôi đã kiểm soát được virus đốm trắng”, ông Khanh cho biết.
Theo Danviet
Hàng trăm tấn thủy sản tắc ở cửa khẩu do Trung Quốc tăng kiểm soát
Việc Trung Quốc chính thức khởi động mô hình logistics blockchain xuyên khu vực, xuyên quốc gia đối với hàng thủy sản đã khiến hàng trăm tấn thủy sản của Việt Nam ách tắc ở cửa khẩu.
Nhiều lô hàng tồn đọng
Theo báo cáo của các ngành chức năng tại khu vực biên giới, hiện còn nhiều lô hàng thủy sản tồn đọng tại khu vực cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) do không thể thông quan gồm: Tôm của Khánh Hòa 129,21 tấn; mực, cá từ Bà Rịa - Vũng Tàu gần 34,32 tấn; cá chỉ vàng Tiền Giang gần 60 tấn; tép khôn Phan Thiết (Bình Thuận) gần 14 tấn...
Xuất khẩu thủy sản theo đường biên mậu sang Trung Quốc gặp khó, doanh nghiệp cần sớm thay đổi quy cách sản xuất, bao gói để đáp ứng yêu cầu. Ảnh tư liệu
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do phía Trung Quốc thay đổi nhiều quy định mới về quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam chưa đáp ứng kịp nên hàng hóa bị tồn đọng ở cửa khẩu hoặc bị trả lại.
Trong Công văn số 5388 UBND tỉnh Quảng Ninh gửi các ngành chức năng và các địa phương cũng nêu rõ những thay đổi trong chính sách biên mậu của Trung Quốc đối với việc nhập khẩu mặt hàng thủy sản.
Theo công văn này, năm 2018 chính quyền thị xã Đông Hưng (Quảng Tây, Trung Quốc) khởi động mô hình logistics blockchain xuyên khu vực, xuyên quốc gia đối với hàng thủy sản. Để triển khai mô hình, các cơ quan chức năng của Trung Quốc đã ban hành nhiều quy định mới về quản lý nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; quy cách, nội dung thông tin sản phẩm trên tem nhãn; quy cách đóng gói hàng hóa, kiểm dịch; kiểm định chất lượng sản phẩm.
Các sản phẩm của Việt Nam chưa nhận được chấp nhận kiểm dịch tại Trung Quốc sẽ không được giao dịch biên mậu, cụ thể là các sản phẩm thủy hải sản (sứa, cá biển...), nguyên liệu từ bột xương, rong biển và dược liệu.
Tất cả các sản phẩm cá nuôi hoặc đánh bắt từ biển (từ hải sản ướp đá), đều phải được lấy từ các công xưởng có đăng ký doanh nghiệp Việt Nam, khi khai báo hải quan phải xuất trình chứng thư về thủy sản do Nhà nước Việt Nam cấp.
Các sản phẩm thủy, hải sản nhập khẩu, bao bì đóng gói in ấn phải chắc chắn (không bao gồm sản phẩm ướp đá). Chú thích ghi nhãn phải đầy đủ, bao gồm: Tên thương mại và khoa học, quy cách, ngày sản xuất, số lô, điều kiện bảo quản, phương thức sản xuất (đánh bắt biển/nuôi trồng), vùng sản xuất, tên và mã số doanh nghiệp chế biến sản xuất phải ghi rõ đích đến là nước Công hòa Nhân dân Trung Hoa.
Trước những thay đổi này từ phía Trung Quốc, UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản yêu cầu các Sở: NNPTNT, Công Thương, Thông tin và Truyền thông; Cục Hải quan tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển và các ngành, đơn vị có liên quan chủ động kiểm tra, giải quyết tồn tại, nhằm ngăn ngừa các thiệt hại cho người dân và doanh nghiệp.
Lại có thay đổi từ 1/10/2019
Giữa năm 2018 đến nay, phía Hải quan Trung Quốc liên tục có những thay đổi trong chính sách quản lý, kiểm dịch hàng nhập khẩu. Mới đây nhất, Tổng cục Hải quan Trung Quốc lại tiếp tục ra Thông báo số 70/2019 về quy định quản lý, giám sát việc ghi nhãn bao bì thực phẩm đóng gói sẵn xuất nhập khẩu của Trung Quốc, thời gian bắt đầu áp dụng từ ngày 1/10/2019.
Theo đó, từ ngày 1/10/2019, không yêu cầu đăng ký hồ sơ lưu đối với nhãn mác bao bì của thực phẩm đóng gói sẵn lần đầu nhập khẩu vào Trung Quốc. Việc kiểm tra nhãn thực phẩm đóng gói sẵn nhập khẩu là một trong những nội dung kiểm tra, kiểm nghiệm đối với thực phẩm, cơ quan hải quan Trung Quốc sẽ căn cứ theo các quy định pháp luật liên quan về kiểm nghiệm hàng hóa xuất nhập khẩu và vệ sinh an toàn thực phẩm để tiến hành kiểm nghiệm theo quy định của pháp luật.
Nhà nhập khẩu phải chịu trách nhiệm đảm bảo nhãn mác bằng tiếng Trung Quốc trên bao bì đóng sẵn của thực phẩm nhập khẩu vào Trung Quốc phải phù hợp với quy định pháp luật liên quan của Trung Quốc, phù hợp với quy định hành chính và yêu cầu về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm quốc gia. Nếu thẩm tra không đáp ứng tiêu chuẩn, không được nhập khẩu.
Thực phẩm đóng gói sẵn khi nhập khẩu sẽ được lấy mẫu kiểm tra xác suất tại hiện trường hoặc kiểm nghiệm trong phòng thí nghiệm, nhà nhập khẩu cần cung cấp tài liệu chứng minh hàng hóa đáp ứng điều kiện nhập khẩu, tài liệu gốc và bản dịch ghi nhãn mác, mẫu ghi nhãn tiếng Trung và các tài liệu chứng minh khác cho nhân viên hải quan.
Theo ông Nguyễn Quý Dương - Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT), Trung Quốc sẽ còn có những thay đổi trong chính sách nhập khẩu hàng hóa, nếu các doanh nghiệp không thay đổi về quy cách bao gói, nhãn mác, không đáp ứng đủ các yêu cầu của họ thì sẽ bị ảnh hưởng.
Theo Danviet
Nông, thủy sản có thuế suất 0% thu hút doanh nghiệp châu Âu "EVFTA có hiệu lực, thuế suất nhiều mặt hàng nông, thủy sản về 0% sẽ thu hút các nhà đầu tư châu Âu hợp tác đầu tư vào nhóm lĩnh vực này". Đây là nhận định của ông Lê Kỳ Anh, đại diện Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam trong khuôn khổ Diễn đàn Thương mại Việt Nam - EU...