Đoán xem chàng có cưới bạn?
Chỉ cần theo dõi các cử chỉ, hành vi sau của chàng, bạn sẽ đoán được đấy!
1. Chàng muốn dành những ngày nghỉ cho bạn
Nếu anh ấy sẵn sàng từ bỏ những thói quen truyền thống của mình để dành thời gian cho gia đình, cho những kế hoạch với riêng bạn, điều đó có nghĩa anh ấy đang muốn thiết lập những kỉ niệm và truyền thống mới với bạn.
2. Chàng mời bạn tham dự đám cưới của người bạn thân
Lễ kết hôn của một người bạn thân là dịp trang trọng. Đàn ông sẽ không muốn chia sẻ ngày này với bất kỳ cô gái nào họ không có mối quan hệ nghiêm túc, bởi ngại phải giới thiệu với người thân, bạn bè. Mời bạn đi đám cưới cùng còn cho thấy chàng đang tưởng tượng về lễ thành hôn trong tương lai của chàng có bạn.
3. Chàng buột miệng nói: “Con mình…”
Video đang HOT
Hầu hết đàn ông ngại nghĩ về gia đình và những đứa con, cho đến khi họ gặp được người phụ nữ thích hợp. Khi chàng vô tình nói những câu như: “Con mình sau này sẽ đẹp như đứa bé kia”, “Sau này anh sẽ cho con mình đi học piano…” thì không phải là anh ta đang nói một cách bâng quơ, cũng không phải anh ta chỉ tưởng tượng đến điều đó – anh ta đang mong đợi điều đó!
4. Chàng khóc trước mặt bạn
Bất kể vì một người thân vừa qua đời hay vì sự thất bại trong công việc, tỏ ra yếu đuối trước mặt bạn chứng tỏ chàng không ngại ngần thể hiện cảm xúc trước bạn, có nghĩa chàng muốn cùng bạn chia sẻ những thăng trầm trong cuộc sống.
5. Chàng đột nhiên rất có trách nhiệm về mặt tài chính
Những người đàn ông thường rất phóng khoáng trong vấn đề tài chính, họ có thể ăn tiêu như không cần biết ngày mai sẽ ra sao. Nhưng bỗng nhiên một ngày, bạn nhận thấy anh chàng bỗng trở nên có trách nhiệm hơn với các khoản tiền mình làm ra, mở tài khoản tiết kiệm… Đó là dấu hiệu chứng tỏ chàng muốn đảm bảo cuộc sống của hai người trong tương lai.
Theo Dân Trí
Pianist Trang Trịnh lần đầu về nước biểu diễn
Một trong những tài năng piano triển vọng nhất Việt Nam sẽ tri ân khán giả trong nước bằng buổi độc tấu mang tên "Nhật ký dương cầm" diễn ra 23/2 tại Nhà hát Lớn Hà Nội và tháng 4 tại TP HCM.
Trang Trịnh có nickname là "Nghệ sĩ dương cầm hạnh phúc" (Happy Pianist) hay là theo lời của giáo sư Christopher Elton: "Thông minh và rất thú vị, niềm vui của cô ấy khi biểu diễn khiến cho người nghe thấy sảng khoái".
Sau khi tốt nghiệp xuất sắc Thạc sĩ Âm nhạc chuyên ngành biểu diễn Piano tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh năm 2010, Trang Trịnh được mời làm việc cho All Souls Orchestra, một dàn nhạc lớn tại London, thực hiện nhiều chuyến lưu diễn tại Italy, Áo, Hungary, Ireland... Tuy học tập và làm việc ở nước ngoài, Trang Trịnh vẫn luôn hướng lòng mình về quê hương. Vì vậy, cô đã chọn Việt Nam để thực hiện show diễn mở đầu cho năm 2011.
Các tác phẩm đem ra trình diễn được Trang Trịnh lựa chọn một cách công phu để vừa đảm bảo tính trình diễn vừa có nội dung gắn với chủ đề chung. Đối với các tác phẩm có lời điều này không khó bởi có thể tìm kiếm sự liên kết thông qua ý nghĩa lời ca, nhưng với nhạc không lời lại khác. Cô gái sinh năm 1986 phải lục tìm trong gia tài của các nhạc sĩ cổ điển như: Mendelssohn, Mozart, Beethoven, Schumann, Elgar, Mozart, Chopin, Debussy... để có được hơn 10 sáng tác phù hợp.
Trang Trịnh và những người bạn trong dàn nhạc All Souls Orchestra.
Chương trình như những dòng nhật ký mộc mạc, đôi khi pha chút hóm hỉnh về những thăng trầm trong vòng quay của một đời người. Từ những ngây thơ ban đầu cho tới khi trưởng thành, biết yêu đương, có những niềm vui nhưng cũng không ít nỗi buồn. Mỗi giai đoạn cuộc đời đó, Trang Trịnh lại cố gắng tìm những tác phẩm tương ứng. Phần đầu chương trình, bản Sonata "C major" của Mozart với sự hồn nhiên của tuổi lên 7, hay tác phẩm Rondo "Đồng xu bị mất" của Beethoven với tính chất âm nhạc trong sáng phù hợp với quãng đời từ 16 đến 20 tuổi. Ở phần 2 của chương trình, bản Sonata "F major" của Mozart là những cảm xúc ở tuổi 35 - 50. Gần cuối chương trình có bản Sonate "Ánh trăng" (Moonlight) vốn đã quen thuộc, nhiều người nhầm tưởng đó là một bản nhạc lãng mạn tình tứ. Nhưng trên thực tế, nhạc phẩm này chứa đựng nỗi niềm của sự mất mát chia ly, sự cô đơn mà Beethoven muốn ghi lại khi ông ở tuổi trưởng thành, khoảng 1801, trước khi ông mất 27 năm...
Với Nhật ký dương cầm, nghệ sĩ Trang Trịnh muốn khán giả tìm được những cảm xúc khác lạ và có sự đồng cảm chung. "Nhiều khi tôi tự hỏi, nếu như trên thế gian chỉ có một cây đàn dương cầm, thì cây đàn ấy sẽ biết được bao nhiêu câu chuyện thầm kín của con người... Mỗi đôi bàn tay lướt trên phím đàn là một số phận, một cuộc đời rất riêng. Schumann, Debussy, Beethoven, Chopin... những cái tên ấy có thể xa lạ với chúng ta. Họ đến từ những đất nước với tiếng nói và phong tục khác nhau, họ sống trong những thời điểm khác nhau. Thế nhưng những dòng nhật ký chân thành của họ qua âm nhạc lại là thứ ngôn ngữ rất chung, rất quen thuộc: thứ ngôn ngữ của cảm xúc" - cô gái có tên thật là Trịnh Mai Trang chia sẻ.
Đang rất thành công ở nước ngoài, Trịnh Mai Trang vẫn mong muốn một ngày nào đó được về sống và làm việc ở Việt Nam.
Đồng thời, Trang Trịnh muốn đem đến cho khán giả một cái nhìn, một cách tiếp cận mới với âm nhạc cổ điển thông qua thiết kế sân khấu, slide, lời dẫn. Cô dự định sau hai đêm biểu diễn sẽ xây dựng một Quỹ phát triển tài năng âm nhạc Việt Nam và thực hiện một số hoạt động từ thiện cho các trẻ em mồ côi tại Hưng Yên, Vĩnh Phúc.
Sinh năm 1986 tại Hà Nội, Trang Trịnh làm quen với âm nhạc từ khi mới bốn tuổi. Sau khi giành giải Nhất cuộc thi Tài năng trẻ những năm 1996, 1997, cô liên tục được tham dự các chương trình âm nhạc cổ điển phát sóng trên Đài truyền hình Việt Nam. Năm 1998, cô được học và biểu diễn cùng Claude Kahn, nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng của Pháp. Năm 2004, Trang Trịnh may mắn theo học 2 vị giáo sư lỗi lạc là Christopher Elton và Hilary Coates tại Học viện Âm nhạc Hoàng gia Anh (RAM) với học bổng Sterndale Bennett. Năm 2006, cô đoạt giải Nhất trong cuộc thi chọn người độc tấu trong Festival "Paganini", và ra mắt công chúng London bằng bản nhạc "Điệu nhảy Thần Chết" của Franz Liszt với nhạc trưởng của Nhà hát Nhạc kịch Quốc gia Anh là Edward Gardner. Năm 2007, Trang Trịnh giành Francis Simmer Prize - giải dành cho người xuất sắc cuộc thi độc tấu Piano và giải Lilian Davis Prize, cuộc thi biểu diễn các tác phẩm Sonata - Beethoven. Năm 2008, cô được giải Gretta GM Parkinson Prize 2008 - Giải thưởng cho người có thành tích học tập xuất sắc. Cô còn đoạt được nhiều giải thưởng khác như: giải Nhì trong cuộc thi Beethoven (London RAM) - 2008; Giải Mozart Prize (cuộc thi Jacque Samuel Competition) - 2009.
Ngọc Trần
Theo VNExpress
Phập phù ngày học, ngày nghỉ do rét đậm Mấy ngày qua, nhiệt độ của thủ đô Hà Nội luôn biến động, tuy không nhiều nhưng lại dao động trong khoảng trên dưới 10 độ C, ngưỡng nhiệt độ được nghỉ của học sinh tiểu học, khiến cho không ít gia đình rơi vào thế bí. Mướt mải chạy theo... VTV1 Trong tuần này, học sinh các trường tiểu học của Hà...