Đoàn Việt Nam dự thảo luận về an ninh Biển Đông tại Bỉ
Ngày 7/3, tại Nghị viện châu Âu (EP) – cơ quan lập pháp của Liên minh châu Âu (EU) – đã diễn ra cuộc thảo luận về tình hình quân sự và an ninh tại Biển Đông, do Tiểu ban An ninh và Quốc phòng trực thuộc Ủy ban Đối ngoại EP tổ chức.
Cuộc thảo luận thu hút sự quan tâm của các nghị sĩ EP, các giới nghiên cứu, chuyên gia và báo chí.
Đại sứ Việt Nam tại Bỉ Phạm Sanh Châu, Việt kiều là chuyên gia về biên giới và luật hàng hải, các cán bộ nghiên cứu và một số lưu học sinh Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Bỉ đã tham dự.
Bốn diễn giả tham luận là các nhà nghiên cứu và học giả đến từ các viện nghiên cứu có uy tín trên thế giới như Viện châu Âu nghiên cứu về châu Á (EIAS) có trụ sở tại thủ đô Brussels của Bỉ; Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại thuộc trường Đại học VUB của Bỉ; Viện nghiên cứu về châu Âu và châu Mỹ thuộc Học viện Sinica, có trụ sở tại thành phố Đài Bắc của Trung Quốc; Viện Nghiên cứu chính sách Trung Quốc thuộc trường Đại học Nottingham của Anh.
Video đang HOT
Các tham luận nhấn mạnh diễn biến căng thẳng và ngày càng phức tạp tại Biển Đông trong thời gian gần đây và phân tích kỹ những yếu tố tác động.
Các diễn giả thừa nhận căng thẳng tại Biển Đông đã tác động tới an ninh và an toàn hàng hải trong khu vực, một trong những tuyến đường hàng hải sầm uất nhất thế giới nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, kể cả nguy cơ chạy đua vũ trang giữa các nước trong khu vực.
Các diễn giả cũng đề cập Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển, yêu cầu các bên tôn trọng văn bản này vì lợi ích chung, đồng thời đề cập vai trò của EU tại Biển Đông.
Các diễn giả đều nhận định duy trì hòa bình và ổn định, đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của các nước, trong đó có EU. Vì vậy, EU cần có chính sách chủ động và tích cực hơn tại khu vực Đông Nam Á.
Các diễn giả nhấn mạnh 95% hoạt động thương mại của thế giới diễn ra qua đường biển, do vậy EU cần xem xét việc giúp đảm bảo an ninh tại Biển Đông và thúc đẩy việc sử dụng luật quốc tế để giải quyết tranh chấp.
Các diễn giả còn khẳng định EU có lợi ích trong việc giúp thiết lập tại châu Á một trật tự an ninh đa phương mạnh và dựa trên luật pháp, và EU có đủ uy tín để làm nhà trung gian trung thực, đủ kinh nghiệm và nguồn lực để đóng vai trò này.
Theo Dantri
Nghị viện châu Âu: Điều trần về tình hình Biển Đông
Trưa 7/8, Nghị viện châu Âu đã có phiên điều trần về tình hình an ninh và quân sự tại Biển Đông.
Phiên điều trần do Uỷ ban Đối ngoại và Tiểu ban An ninh Quốc phòng của Nghị viện châu Âu tổ chức. Cử toạ đã nghe 4 thuyết trình của các nhà nghiên cứu từ Bỉ, Anh và Đài Loan. Trong phần trình bày ngắn gọn của mình, ông Janathan Holslag từ Viện nghiên cứu Trung Quốc đương đại tại Bruxelles cho biết, các nước châu Âu lo ngại trước tình hình hiện nay tại Biển Đông, nhất là từ khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phần lớn vùng biển này, gây nên phản ứng mạnh mẽ của các quốc gia Đông Nam Á.
Tiếp đó, bà Theresa Fallon, từ Viện nghiên cứu châu Á, đã so sánh các quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển và các yêu sách lãnh hải phi lý của Trung Quốc và nhấn mạnh, sự mất ổn định trong vùng biển này đang có nguy cơ kéo theo một cuộc chạy đua vũ trang.
Ông Yann-Huei Song, người Đài Loan, từ Viện nghiên cứu châu Âu và Mỹ tỏ ra lo ngại về xu hướng dân tộc chủ nghĩa đang trỗi dậy tại Trung Quốc và một số nước trong khu vực, làm cho không khí chung ngày càng căng thẳng.
Các bài thuyết trình đều ít nhiều lưu ý châu Âu nên quan tâm nhiều hơn tới tình hình hiện nay tại Biển Đông và gợi ý rằng, các kinh nghiệm và sáng kiến của châu Âu có thể giúp hoá giải phần nào vấn đề hiện nay tại vùng biển này. Một học giả đã kêu gọi châu Âu ra nghị quyết thể hiện quan điểm về Biển Đông, giống như cách mà Thượng viện Mỹ đã làm hồi năm ngoái.
Trong các câu hỏi, các nghị sĩ châu Âu tỏ rõ sự quan tâm đến việc bảo vệ quyền lợi của các nước nhỏ xung quanh vùng Biển Đông, trước một Trung Quốc to lớn và tham vọng và bảo đảm thông thương hàng hải. Châu Âu có lợi ích khi tham gia giải quyết căng thẳng hiện nay tại Biển Đông, dựa trên các luật lệ được quốc tế thừa nhận và áp dụng từ nhiều năm nay. Cơ chế đàm phán đa phương và lựa chọn giải quyết tranh chấp tại các cơ quan tài phán quốc tế được nhắc tới như các giải pháp phù hợp để làm dịu tình hình tại vùng biển này.
Theo Dantri
Trụ sở Nghị viện châu Âu bị tấn công bằng sữa Hàng nghìn nông dân chăn bò mới đây tổ chức biểu tình bằng cách phun sữa vào tòa nhà của Nghị viện châu Âu tại Brussels, Bỉ, để đòi tăng giá sữa cho các sản phẩm của họ. Cảnh sát phải dùng khiên chắn dòng sữa của những người biểu tình phun vào trụ sở của Nghị viện châu Âu ở Brussels. Ảnh:...