Đoán vận “ông anh” đường sắt ăn 16 tỷ đồng của Nhật
Nếu điều tra ra “quan chức” đường sắt Việt nhận lại quả 80 triệu Yen, thì phạm tội nhận hối lộ. Với số tiền quy đổi 16,4 tỷ đồng, khung hình phạt chắc chắn là tử hình.
Liên quan đến việc nhật báo lớn nhất Nhật Bản Yomiuri Shimbun đưa tin về việc ông Tamio Kakinuma, Giám đốc Cty Tư vấn GTVT Nhật Bản (JTC) thừa nhận đã trả tiền lại quả cho một số công chức Việt Nam để nhận được hợp đồng cho dự án ODA với số tiền lại quả 80 triệu Yen (khoảng 16,4 tỷ đồng) cho một dự án ODA trị giá 4,2 tỷ Yen (khoảng 862,8 tỷ đồng) ở Việt Nam, dư luận Việt Nam đặc biệt quan tâm đến quá trình điều tra “ông anh” nhận số tiền lớn này là ai? Nếu có thật, vận mệnh “ông anh” sẽ ra sao?
Tại Việt Nam, trong nhiều năm qua, JTC có mặt ở hầu hết các dự án liên quan đến đường sắt. Ảnh minh họa.
Trao đổi với PV Kiến Thức về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến, Trưởng phòng Luật sư Đức Thịnh, Đoàn luật sư Hà Nội, Chủ tịch hội đồng khen thưởng, kỷ luật cho biết, nếu điều tra xác định được việc nhận tiền là có thật, thì người nhận tiền sẽ phạm tội nhận hối lộ. Với số tiền lên đến 16 tỷ đồng, theo điều 279 về tội nhận hối lộ, khung hình phạt là tử hình. Bởi theo khoản 4, điều 279 ghi rõ: “Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên; gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác”.
Cụ thể, điều 279, tội nhận hối lộ quy định:
1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Gây hậu quả nghiêm trọng;
b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;
c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
Video đang HOT
a) Có tổ chức;
b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Phạm tội nhiều lần;
d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;
đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:
a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.
5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Luật sư Nguyễn Hoàng Tiến.
Thông tin mới nhất từ báo Nhật Bản, dự án ODA mà JTC hối lộ quan chức Việt Nam có liên quan đến dự án Đường sắt đô thị trên cao. Đồng thời, trên website chính thức của JTC, cũng thống kê các dự án mà JTC thực hiện tại Việt Nam bao gồm 5 dự án từ 1993 đến nay. Đáng chú ý là Dự án Đường sắt đô thị trên cao của Hà Nội – được triển khai từ năm 2008 dựa trên vốn ODA Nhật Bản, trong đó JTC đóng vai trò là Tư vấn Thiết kế kỹ thuật. Dự án này đã qua giai đoạn 1 và chuẩn bị bước vào giai đoạn 2 và nếu không có vụ việc gì xảy ra thì JTC cũng sẽ lại trúng thầu.
Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng Cty Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) xác nhận, đang xác minh thông tin nhận hối lộ 16 tỷ đồng (80 triệu Yên) của doanh nghiệp chuyên về tư vấn của Nhật.
Ông Thành cho biết, hiện chưa có thông tin chính thức hay đề nghị điều tra nào từ phía Nhật nhưng Tổng Cty đang chỉ đạo làm rõ. “Chúng tôi đang rà soát lại những dự án mà công ty này tham gia để khoanh vùng. Tuy nhiên, chưa thể nói cụ thể điều gì. Nguyên tắc là làm rõ để xử lý nghiêm”, ông Thành nói.
Ông Huỳnh Ngọc Sĩ, nguyên Phó GĐ Sở GTVT TPHCM, nguyên Trưởng Ban quản lý dự án Đại lộ Đông-Tây bị kết án 20 năm tù vì nhận hối lộ để công ty PCI Nhật Bản thắng thầu dự án xây dựng tại đại lộ Võ Văn Kiệt ở TP HCM năm 2008.
Chiều qua (23/3), Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng đã triệu tập cuộc họp liên quan nghi án nhận hối lộ chấn động này. ông Trần Ngọc Thành, Chủ tịch Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, đơn vị đã yêu cầu các cán bộ liên quan giải trình, tạm dừng công việc trong vòng 15 ngày đối với Giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt Nguyễn Văn Hiếu; đồng thời lập đoàn thành kiểm tra nhằm rà soát lại các thủ tục liên quan tới Dự án đường sắt đô thị trên cao của Hà Nội.
Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết, Bộ sẽ phối hợp chặt chẽ với JICA và Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam để làm rõ thông tin trên. Ngày 24/3, Bộ Giao thông Vận tải sẽ có báo cáo gửi Thủ tướng , Bộ Công an, Ban Nội chính Trung ương, Thanh tra Chính phủ.
Theo Kiến thức
Băng trộm chuyên đột nhập các cửa hàng điện thoại sa lưới
Sau khi đột nhập từ lỗ thủng trên mái nhà xuống, 6 thanh niên nẫng nhiều tài sản có giá trị trong các cửa hàng điện thoại mang đi bán để lấy tiền sống bầy đàn.
Công an huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa bóc gỡ băng nhóm chuyên đột nhập vào các cửa hàng điện thoại để trộm tài sản.
Băng nhóm đi gây án.
Từ lời khai của anh Hoàng Văn Thông (chủ cửa hàng điện thoại Hoàng Thông) về việc trộm đột nhập lấy đi toàn bộ điện thoại, thẻ cào, tiền mặt... cảnh sát xác định kẻ gian đã đột nhập từ lỗ thủng trên mái nhà. Sau khi khoắng hết tài sản, chúng dùng đồ nghề cắt khóa cửa chính để tẩu thoát.
Khi sự việc xảy ra, hàng trăm người bị cảnh sát đưa vào diện nghi vấn. Trong số này có một nhóm 9X bỏ học sớm, chuyên đi bụi và lang thang khắp nơi.
Số ít tài sản công an thu lại được.
Họ gồm: Đặng Xuân Thông, Chu Văn Bình, Hoàng Anh Ba, Trần Việt Hoàng, Chu Nguyên Khôi, Trần Hữu Nam (17 - 18 tuổi, cùng ở huyện Cẩm Xuyên). Tại cơ quan điều tra, 6 thanh niên này khai nhận thường lợi dụng đêm khuya đột nhập các cửa hàng điện thoại để trộm cắp. Số hàng lấy được chúng mang thanh lý để lấy tiền sống theo kiểu bầy đàn.
Ngoài nẫng đồ tại cửa hàng Hoàng Thông, nhóm trộm cắp khai nhận trước đó đã gây ra nhiều vụ.
Theo Zing
Thanh Hóa: Giả làm từ thiện, trộm cắp hàng loạt Với danh nghĩa đi bán hàng cho người khuyết tật, Nam và Độ đã trộm cắp nhiều tài sản có giá trị trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Ngày 13-3, Công an huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) cho biết vừa bắt giữ hai đối tượng là Nguyễn Văn Nam (SN 1991) và Hoàng Văn Độ (SN 1992), đều ngụ ở huyện Quảng Xương...