Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp

Theo dõi VGT trên

Cuộc đoàn tụ Hàn – Triều đầu tiên sau 3 năm sẽ diễn ra tại núi Kumgang ở Triều Tiên. Khoảng 57.000 người đủ điều kiện tham gia nhưng chỉ 93 người, tức 0,16%, được lựa chọn.

Lee Keum Seom đi mua một chiếc mũ mới để đến gặp con trai, đứa con bà đã không được ôm suốt 68 năm nay.

Lần cuối cùng bà ở cạnh con, Sang Chol lên 4. Cậu bé cùng cha mẹ và em gái đi về phía nam, chạy trốn khỏi tiền tuyến khi Chiến tranh Triều Tiên đang ở những ngày đầu.

Hàng trăm nghìn người khác cũng đang cố gắng chạy trốn, bà Lee và con gái mất dấu chồng và con trai Sang Chol.

Họ tiếp tục đi về phía nam, hòa vào dòng người tị nạn vượt qua khu vực ngày nay đã trở thành khu phi quân sự. Mãi đến sau đó, bà mới phát hiện ra rằng chồng và con trai bà vẫn ở phía bên kia của đường phân chia, tức Triều Tiên ngày nay.

Họ nằm trong số hàng chục nghìn người trên bán đảo Triều Tiên mà gia đình bị chia cắt bởi chiến tranh.

Bà Lee, giờ đã 92 tuổi, là một trong số ít người may mắn được lựa chọn để tham gia chương trình đoàn tụ gia đình do chính phủ tổ chức.

Vào ngày 20/8, cuộc hội ngộ đầu tiên trong 3 năm qua sẽ diễn ra tại núi Kumgang ở Triều Tiên. Sự kiện là một nội dung trong thỏa thuận lịch sử được ký kết bởi các lãnh đạo của hai miền Triều Tiên hồi tháng 4. Khoảng 57.000 người đủ điều kiện tham gia. Trong số đó, 0,16%, tức chỉ 93 người, được chọn.

Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp - Hình 1

Bà Lee Keum Seom trả lời báo chí tại khách sạn ở Sokcho, Hàn Quốc, nơi bà đến để chuẩn bị cho ngày đoàn tụ 20/8. Ảnh: Reuters.

Những người còn lại tiếp tục chờ đợi, đối mặt với viễn cảnh của việc không bao giờ được gặp lại người thân. Hơn 75.000 người đã chết mà không chờ được ngày đoàn tụ.

“Khi tôi đến miền Nam, tôi nhận ra rằng tôi sẽ không được nhìn thấy họ khi họ còn sống nữa”, bà Lee, nay 92 tuổi, nói về chồng và con trai. “Tôi tự bảo mình rằng cuộc chiến cần phải kết thúc để chúng tôi gặp nhau. Tôi đã từ bỏ việc gặp lại họ”.

Chiến tranh ập đến và chuyến đi về phía nam

Bà Lee lớn lên ở tỉnh South Hamgyong, bây giờ thuộc Triều Tiên, nơi bà kết hôn và sinh hai con trai. Đứa đầu tiên mất khi còn nhỏ, nhưng đứa thứ hai sống sót, bà và chồng đặt tên con là Sang Chol.

Bà Lee sống tại nhà chồng ở huyện Kapsan khi cuộc chiến nổ ra trên bán đảo Triều Tiên vào ngày 25/6/1950, sau nhiều tháng căng thẳng leo thang giữa miền Nam do Mỹ chiếm đóng và miền Bắc được Liên Xô hậu thuẫn.

Ngôi nhà của họ ở vùng nông thôn hẻo lánh và ít khi tin tức đến cửa, nhưng những người tị nạn chạy trốn chiến trận đã kể với Lee và nhà chồng bà về những gì xảy ra.

“Họ đến từ đâu tận sâu trong núi”, bà nói. “Khi rời đi, họ nói với chúng tôi rằng họ đang chạy trốn và chúng tôi cũng nên làm như vậy”.

Gia đình bà đóng gói thức ăn và đồ dùng, họ chất mọi thứ lên một chiếc xe bò và đi về phía nam.

“Chúng tôi đã không quay trở lại được ngôi nhà của chúng tôi. Chúng tôi chạy trốn với những bộ quần áo chúng tôi mặc trong chuyến đi. Chúng tôi cứ thế đi bộ”, bà kể. “Tôi cần cho con bú sữa mẹ. Nhưng có rất nhiều người trên đường và trong những ngôi nhà ven đường nên không có chỗ để làm việc đó”.

Để có thể cho con bú, bà Lee băng qua một dòng suối nhỏ với đứa con gái mới sinh, để chồng chăm sóc Sang Chol.

Khi bà quay trở lại, cả hai đã biến mất. Bà Lee đi cả ngày nhưng không thể tìm thấy họ, cảm thấy đau khổ tột độ. Song bà vẫn quyết tâm tiếp tục tìm kiếm.

“Tôi tiếp tục. Tôi nghĩ anh ấy phải đi hết đường”, bà nói. “Tôi không dừng lại để ngủ hay ăn mà cứ thế đi”.

Cuối cùng, bà gặp được anh rể, người nói với bà rằng họ cũng đang tìm kiếm bà. Chồng của Lee đã quay trở lại để cố tìm bà nhưng họ đã không nhìn thấy nhau giữa dòng người tị nạn trên đường.

Bà không bao giờ được gặp lại chồng hoặc con trai nữa.

Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp - Hình 2

Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp - Hình 3

Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp - Hình 4

“Tôi khóc suốt một năm

Khi bà Lee và gia đình chồng bà tiếp tục đi về phía nam, bà vẫn hy vọng rằng chồng và Sang Chol sẽ bắt kịp họ.

Video đang HOT

Song không phải, thứ bắt kịp họ là chiến trận. Một đêm nọ, khi họ đang trú ẩn trong một căn nhà bỏ hoang, bà bị đánh thức bởi tiếng đạn.

“Chúng tôi đang ở một nơi tồi tệ”, bà nói. “Tất cả chúng tôi nằm xuống và ở yên đó”.

Không thể ngủ được, bà nằm trong bóng tối và lắng nghe chiến trận, mắt bà nhắm chặt. Cuối cùng, có thông báo rằng trận chiến đã dừng lại và dân thường có thể lên một chuyến tàu đi về phía nam.

Chuyến tàu ken đặc người tị nạn. Bà Lee và người thân ném hành lý của mình lên mái toa tàu phủ đầy tuyết và leo lên tàu. Họ đi tàu xuyên đêm đến một cảng, nơi họ được bảo phải lên một chiếc phà đi đến đảo Geoje.

Trong tình trạng hỗn loạn, bà Lee lại bị tách khỏi nhà chồng một lần nữa, và phải một mình đến Geoje.

“Tôi bồng con”, bà nói. “Tôi tìm thấy một bức tường và nằm ôm con ngủ ở chân tường”.

Phải mất một tuần họ mới đoàn tụ được với một số người trong gia đình chồng, những người cũng đã lên phà.

Khi mới đến Geoje, họ được cung cấp một ít nhu yếu phẩm như theo chương trình giúp tái định cư người tị nạn trên đảo của chính phủ Hàn Quốc, nhưng phần lớn, họ sống phụ thuộc vào sự tốt bụng của người dân địa phương, dù những người này cũng không mấy dư dả.

Bà Lee ngóng đợi chồng và con trai suốt nhiều ngày, tự hỏi điều gì đã xảy ra với họ và tưởng tượng điều tồi tệ nhất.

“Sau khi thức dậy, tôi sẽ bồng con gái ra đồng và ngồi trên một tảng đá. Đó là chỗ của tôi. Và tôi sẽ khóc”, bà Lee kể. “Tôi đã khóc trong suốt một năm”.

Thời gian trôi qua, bà Lee từ bỏ việc gặp lại chồng và con trai. Bà tái hôn với một người đàn ông cũng lạc mất vợ và chạy trốn về phía nam cùng các cô con gái của ông. Những cô bé được bà Lee nuôi nấng như chính con ruột của mình. Dần dần, Lee nhận thấy bà có thể nhớ rất ít về Sang Chol, chỉ nhớ con trai là một cậu bé ngoan, không bao giờ phàn nàn.

Sang Chol giờ đây 72 tuổi. Sau khi nhận ra rằng cha và ông đã lạc mất mẹ ông trên con đường hỗn loạn, cha ông đưa ông trở về làng của họ để tìm kiếm. Cuộc sống của ông ở Triều Tiên từ đó gần như không được biết đến.

Sau 68 năm, mẹ ông, bà Lee, sắp sửa biết được con mình đã sống thế nào.

Bà nói bà cảm thấy tê liệt khi biết rằng bà đã được chọn tham gia cuộc đoàn tụ gia đình hôm 20/8.

“Ban đầu tôi không thể nghĩ ngợi được bất cứ điều gì. Tôi không thể tin rằng tôi sẽ được gặp lại con trai mình”, bà nói. “Có thể ôm đứa con trai giờ đã hơn 70 tuổi của tôi không?”.

Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp - Hình 5

Sau chiến tranh, Hàn Quốc và Triều Tiên được phân định bởi đường giới tuyến nằm chính giữa khu phi quân sự (DMZ) cho đến nay. Đồ họa: AFP.

“Chúng tôi sẽ nhận ra nhau”

Hầu hết gia đình bị chia cắt bởi Chiến tranh Triều Tiên chỉ còn giữ được những ký ức mơ hồ về thân nhân mình cùng kết nối lịch sử và huyết thống. Nhưng nỗi đau chia ly luôn còn đó, cũng như ước muốn đoàn tụ.

Hahm Seong Chan cũng là một trong số 93 người được gặp lại người thân của vào ngày 20/8.

Anh trai ông khoảng 6 tuổi khi họ gặp nhau lần cuối. Sau đó, họ lớn lên ở những đất nước vô cùng khác nhau, khi ông Hahm thậm chí làm việc cho quân đội Mỹ tại Hàn Quốc, lực lượng vẫn vẫn còn bị căm ghét tại Triều Tiên vì chiến dịch ném bom tàn bạo mà họ tiến hành trong chiến tranh.

“Tôi thường nghĩ rằng sẽ rất tuyệt nếu tôi có thể gặp các anh em của mình chỉ một lần trước khi chết”, ông nói. “Khi tôi nhận được cú điện thoại từ Hội Chữ thập đỏ thông báo rằng tôi đã lọt vào nhóm 500 người đầu tiên trong số hơn 50.000 ứng viên, tôi không nghĩ rằng tôi sẽ được vào danh sách cuối cùng”.

Người đàn ông 86 tuổi nói với CNN rằng ông không mong nhận ra người anh của mình, người mà ông đã không còn nhớ gì nhiều ngoài sự trầm tính và và tốt bụng, không giống một người anh khác luôn gây gổ với ông.

“Có lẽ chúng tôi sẽ có thể nhận ra nhau vì chúng tôi cùng một dòng máu”, ông nói thêm. “Ngay cả khi anh ấy không nhớ tôi anh ấy phải nhớ tên tôi, ‘Hahm Seong Chan’. Tôi rất hồi hộp khi nghĩ về khoảnh khắc đó”.

Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp - Hình 6

Những người được đoàn tụ với người thân vào tháng 11/2010. Ảnh: Reuters.

Những người đón trung thu ở biên giới

Đối với nhiều gia đình ly tán khác, một cuộc gọi điện thoại xác nhận việc sẽ được đoàn tụ với người thân vẫn chưa xuất hiện.

Ông Jung Kea Hyun, 85 tuổi, đã 21 lần đăng ký chương trình để có thể gặp lại các anh em của mình, những người mà ông đã lạc mất trong chiến tranh.

“Tôi tha thiết nhìn thấy họ một lần nữa. Người ta được gặp lại gia đình và họ khóc hết nước mắt”, ông nói với CNN. “Tôi cũng khóc rất nhiều”.

Trong khi các bài viết về các cuộc đoàn tụ chắc chắn tập trung vào một số ít người may mắn được lựa chọn, tình cảnh của ông Jung là thực tế của đại đa số người đã đăng ký.

“Bạn cần phải trải nghiệm để hiểu chuyện đó. Bạn có thể nói chuyện với tôi và nghe câu chuyện, nhưng bạn đã bao giờ bị tách khỏi gia đình mình chưa? Hãy tưởng tượng bạn không nhìn thấy họ trong 65, 70 năm”, ông Jung nói.

Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp - Hình 7

Ông Jung Kea Hyun, 85 tuổi, đã 21 lần đăng ký chương trình để có thể gặp lại các anh em của mình . Ảnh: CNN.

Ông thậm chí phải rất vất vả để giải thích nỗi đau ấy cho chính vợ mình, một người gốc Seoul không trải qua cuộc chiến theo cùng cách với ông: “Nếu bà ấy đến từ miền Bắc, tôi có thể nói chuyện với bà ấy về chuyện đó. Nhưng điều này là vô nghĩa vì bà ấy sẽ không hiểu được. Bà ấy sẽ không biết tôi cảm thấy thế nào”.

Hàng năm, người Hàn Quốc về quê đoàn tụ với người thân và cúng bái tổ tiên trong Tết Trung thu “Chuseok”. Đối với ông Jung và nhiều người khác, dịp hạnh phúc này là một nỗi đau khác – ông không thể trở về thị trấn nơi ông sinh ra, và người thân của ông ở phía bên kia khu phi quân sự có lẽ cũng là một thế giới xa xôi.

Năm nay, như ông đã làm trong nhiều thập kỷ, ông Jung sẽ đi đến nơi gần nhất có thể với quê hương, đến một ngôi đền ở làng Bàn Môn Điếm tại khu phi quân sự để thực hiện các nghi thức truyền thống.

“Bị chia cắt với với gia đình là điều gì đó không thể tưởng tượng”, ông nói. “Những gì tôi muốn không phải là một cuộc gặp một lần. Tôi muốn biết ai vẫn còn sống sót. Chỉ cần biết nếu họ vẫn còn sống. Hoặc thậm chí chỉ cần có thể gửi thư qua lại”.

Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp - Hình 8

Hàng trăm nghìn người đăng ký đoàn tụ nhưng chỉ vài chục người được lựa chọn. Ảnh: Reuters.

Với nhiều gia đình ở cả hai bên biên giới, thời gian đã hết.

Hơn 75.000 ứng viên đã chết kể từ khi Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc và đài truyền hình nhà nước KBS khởi động chương trình đoàn tụ gia đình ly tán vào những năm 1980.

Một loạt cuộc đoàn tụ diễn ra vào những năm 2000, khi quan hệ giữa Seoul và Bình Nhưỡng được cải thiện, nhưng sau đó là sự im ắng kéo dài khi căng thẳng gia tăng trở lại.

Cuộc đoàn tụ gần đây nhất diễn ra vào năm 2015. Nay đã già yếu, nhiều người lo sợ họ sẽ không bao giờ được đưa vào danh sách để gặp lại người thân, và ngay cả khi họ được chọn, họ sẽ quá yếu để có thể thực hiện cuộc hành trình về phía bắc.

“Những con số được chọn sẽ rất nhỏ”, Park Kyung Seo, chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Hàn Quốc, đơn vị tổ chức các cuộc đoàn tụ, nói.

“Tôi hoàn toàn chia sẻ về sự thất vọng của những người không được lựa chọn, vì vậy tôi đang cố gắng tìm các giải pháp khác cùng với phía Triều Tiên, số lượng lớn đang chờ đợi”.

“Hãy tưởng tượng 73 năm mà không biết liệu các thành viên gia đình vẫn còn sống hay đã qua đời – không có tin tức gì cả”, ông Park nói. “Sự đau đớn và giận dữ, đó là một bi kịch con người không thể tưởng tượng nổi”.

Những người từng được chọn nghiễm nhiên sẽ bị bỏ khỏi danh sách lựa chọn cho những lần sau, nó đồng nghĩa với việc lần đoàn tụ sắp tới của bà Lee, ông Hahm cũng là lần cuối cùng họ được nhìn thấy thân nhân.

Đây là thực tế của sự phân chia vẫn đang diễn ra trên bán đảo, một sự phân chia ảnh ảnh hưởng đến những người dân bình thường hơn bất cứ ai khác.

Đoàn tụ Hàn-Triều: Người mẹ 92 tuổi chờ ôm con trai 68 năm không gặp - Hình 9

Đoàn xe chở những người Hàn Quốc hướng về núi Kumgang để đoàn tụ với người thân ở Triều Tiên vào năm 2015. Ảnh: Reuters.

“Ngay cả sau chiến tranh, tình trạng phân chia đã khiến những nỗi sợ thời chiến bắt rễ trong cuộc sống hàng ngày của chúng tôi”, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae In cho biết tuần trước khi đất nước kỷ niệm 73 năm chấm dứt sự đô hộ của Nhật Bản.

Vào tháng 9, ông Moon sẽ tới Bình Nhưỡng, nơi ông và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực “hướng tới tuyên bố chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên và ký kết hiệp ước hòa bình”.

Các gia đình ly tán bởi cuộc chiến đó, ở cả hai bên biên giới, sẽ lại mong ngóng tin tức của cuộc gặp, nhưng họ đã chờ đợi một cuộc đoàn tụ trong nhiều thập niên qua.

Đông Phong

Theo CNN

Chặng đường đoàn tụ đẫm nước mắt của gia đình ly tán Hàn - Triều

Những cuộc đoàn tụ là cơ hội hiếm hoi để người dân Hàn Quốc và Triều Tiên có thể gặp lại người thân của mình sau hàng chục năm xa cách sau cuộc chiến tranh khiến gia đình họ ly tán.

Chặng đường đoàn tụ đẫm nước mắt của gia đình ly tán Hàn - Triều - Hình 1

Bà Jo Soon-jeon, 83 tuổi (phải) người Hàn Quốc, cùng các chị gái người Triều Tiên xem lại các bức ảnh gia đình trong cuộc đoàn tụ năm 2015 (Ảnh: AP)

Các quan chức Triều Tiên và Hàn Quốc ngày 22/6 đã gặp nhau để thảo luận về kế hoạch tổ chức cuộc đoàn tụ cho những gia đình bị ly tán kể từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trước đó, tại hội nghị thượng đỉnh liên Triều hồi tháng 4, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhất trí tổ chức các cuộc đoàn tụ gia đình vào ngày 15/8, đánh dấu sự kiện bán đảo Triều Tiên thoát khỏi sự chiếm đóng của quân Nhật sau Thế chiến 2. Đây là nỗ lực của hai nhà lãnh đạo nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia láng giềng sau nhiều năm căng thẳng.

Sau chiến tranh, cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều cấm công dân của nước này sang nước kia thăm hỏi người thân hoặc liên lạc với nhau khi chưa có sự cho phép của chính quyền. Gần 20.000 người Hàn Quốc và Triều Tiên đã tham gia hơn 20 cuộc đoàn tụ trực tiếp do chính phủ hai nước tổ chức kể từ năm 2000.

Các cuộc đoàn tụ trước đây, trong đó có một số lần được truyền hình trực tiếp, đã chứng kiến những cảnh tượng đẫm nước mắt khi những người thân trong một gia đình có cơ hội gặp lại nhau sau nhiều năm xa cách. Tuy nhiên, họ cũng chỉ được gặp nhau trong vài ngày ngắn ngủi trước khi quay trở về đất nước của mình.

Cuộc đoàn tụ gần đây nhất được Triều Tiên và Hàn Quốc tổ chức vào năm 2015. Từ đó đến nay, phía Hàn Quốc cũng tìm cách nối lại các cuộc trò chuyện qua video hay chuyển thư của các gia đình có người thân bị ly tán qua biên giới .

Hàng triệu người bị chia cắt

Chặng đường đoàn tụ đẫm nước mắt của gia đình ly tán Hàn - Triều - Hình 2

Ông Kim Sun-kyum, 91 tuổi, được các nhân viên hội Chữ Thập Đỏ hỗ trợ tới gặp lại người thân Triều Tiên trong cuộc đoàn tụ Hàn - Triều (Ảnh: AP)

Sau khi cuộc chiến tranh Triều Tiên kết thúc bằng một thỏa thuận đình chiến, thay vì hiệp ước hòa bình, cả Hàn Quốc và Triều Tiên đều cấm hàng triệu người dân nước mình vượt qua khu vực biên giới được vũ trang dày đặc để sang lãnh thổ nước còn lại. Họ lâm vào hoàn cảnh bị chia cắt dù ở cách nhau không xa.

Hàng chục năm sau đó, hàng triệu người Hàn Quốc và Triều Tiên không thể liên lạc với người thân hoặc nghe tin về việc liệu người thân của họ còn sống hay đã chết. Chính phủ hai nước cấm họ trao đổi thư từ, điện thoại, thậm chí cả thư điện tử.

Hầu hết thành viên trong các gia đình bị chia cắt sau chiến tranh Triều Tiên đều đã ở độ tuổi ngoài 70. Họ rất mong chờ được đoàn tụ với người thân của mình trước khi qua đời. Tại Hàn Quốc, hơn một nửa trong số 132.124 người từng đăng ký để được tham gia các cuộc đoàn tụ với người thân ở Triều Tiên trước đây đã qua đời.

Chặng đường thăng trầm

Chặng đường đoàn tụ đẫm nước mắt của gia đình ly tán Hàn - Triều - Hình 3

Những thế hệ người Hàn Quốc và Triều Tiên may mắn được gặp nhau trước khi qua đời (Ảnh: Getty)

Hàn Quốc và Triều Tiên từng tổ chức một cuộc đoàn tụ quy mô nhỏ vào năm 1985. Nhưng phải tới năm 2000, khi hai nhà lãnh đạo Hàn - Triều tiến hành hội nghị thượng đỉnh đầu tiên trong lịch sử, các cuộc đoàn tụ theo hình thức như hiện nay mới bắt đầu được tổ chức.

Khoảng 23.520 người Hàn Quốc và Triều Tiên đã được gặp mặt nhau kể từ năm 2000, trong đó có 19.770 người gặp trực tiếp và số còn lại chỉ được trò chuyện qua video. Trong số 20 cuộc đoàn tụ từ năm 2000 đến nay, phần lớn được tổ chức tại khu nghỉ dưỡng Núi Kim Cương nổi tiếng tại Triều Tiên. Cuộc đoàn tụ sắp tới rất có thể cũng diễn ra tại địa điểm này.

Những người tham gia các cuộc đoàn tụ trước đây thường có 3 ngày để gặp gỡ và trò chuyện với người thân trước khi chia tay nhau mãi mãi. Đây cũng là lần gặp cuối cùng của họ vì không có người Hàn Quốc hoặc Triều Tiên nào từng được trao cơ hội lần 2 để gặp lại người thân bị ly tán ở bên kia biên giới.

Cuộc gặp đẫm nước mắt

Chặng đường đoàn tụ đẫm nước mắt của gia đình ly tán Hàn - Triều - Hình 4

Giọt nước mắt của những người đàn ông sau nhiều năm xa cách trong cuộc đoàn tụ Hàn - Triều (Ảnh: Getty)

Trong các cuộc đoàn tụ trước đây, những người Hàn Quốc và Triều Tiên ở độ tuổi "gần đất xa trời" đã ôm nhau và trò chuyện cùng nhau trong nước mắt. Một số người tặng cho nhau những món quà lưu niệm và cả những bức ảnh của những người thân không có cơ hội tham dự cuộc đoàn tụ hoặc đã qua đời.

Trong số họ, có những người phụ nữ chưa từng tái hôn sau khi gia đình ly tán. Họ được gặp lại những người chồng cũ dù những người đàn ông này đã có gia đình mới. Cũng có những người được gặp lại người thân mà họ cho rằng đã chết, thậm chí từng tổ chức cả đám tang cho những người này.

Những người Triều Tiên đến dự sự kiện đoàn tụ gần như mặc quần áo giống nhau, nam giới sẽ mặc đồ âu màu tối, thắt cà vạt và đội mũ, còn nữ giới sẽ mặc trang phục hanbok truyền thống. Sau 3 ngày đoàn tụ, họ sẽ được đưa lên xe buýt và dành cho nhau những cái nắm tay cuối cùng qua cửa xe.

Ai được chọn tham dự?

Chặng đường đoàn tụ đẫm nước mắt của gia đình ly tán Hàn - Triều - Hình 5

Những người tham gia cuộc đoàn tụ đều ở độ tuổi ngoài 70 (Ảnh: Getty)

Từ các hồ sơ đăng ký, Hàn Quốc sẽ sử dụng một hệ thống ngẫu nhiên trên máy tính để chọn những người tham gia cuộc đoàn tụ. Trong khi đó, ở bên phía Triều Tiên, chỉ những công dân được cho là trung thành với chính quyền mới được chọn để tham gia cuộc đoàn tụ.

Một số người Hàn Quốc nói rằng họ thực sự ngạc nhiên khi thấy những người thân của mình sống ở Triều Tiên dành nhiều lời ca ngợi cho lãnh đạo tối cao của đất nước ngay cả khi họ trò chuyện riêng trong phòng khách sạn. Hàn Quốc từ lâu vẫn hối thúc Triều Tiên tổ chức thêm các cuộc đoàn tụ, song Bình Nhưỡng vẫn đắn đo về vấn đề này. Triều Tiên thường đề nghị những khoản viện trợ hoặc nhượng bộ từ phía Hàn Quốc nếu Bình Nhưỡng đồng ý tổ chức các cuộc đoàn tụ cùng Seoul.

Thành Đạt

Tổng hợp

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở MỹPhát hiện 2 thi thể trong khoang càng đáp máy bay ở Mỹ
22:37:45 07/01/2025
Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?Vì sao Thủ tướng Canada quyết định từ chức?
11:47:37 08/01/2025
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung QuốcNhững điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
05:11:53 08/01/2025
Hungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khóHungary cáo buộc Ukraine đẩy châu Âu vào thế khó
09:11:24 08/01/2025
Những nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald TrumpNhững nội dung chính trong họp báo mới nhất của Tổng thống đắc cử Donald Trump
22:48:19 08/01/2025
Chủ tịch Hạ viện Mỹ thúc đẩy sớm hoàn tất gói ngân sách hòa giảiChủ tịch Hạ viện Mỹ thúc đẩy sớm hoàn tất gói ngân sách hòa giải
09:34:03 07/01/2025
Chính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú MuskChính trường châu Âu xáo động trước loạt bài gây tranh cãi của tỷ phú Musk
05:39:08 08/01/2025
Mục đích của Ukraine khi thực hiện cuộc tiến công mới ở KurskMục đích của Ukraine khi thực hiện cuộc tiến công mới ở Kursk
22:51:02 08/01/2025

Tin đang nóng

Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?Hồng Phượng nói gì về kết quả vụ kiện tranh chấp tài sản với Hồng Loan?
22:27:16 08/01/2025
Cô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xaCô dâu huỷ lịch trang điểm ngay sát ngày cưới, thợ makeup chẳng những không tức giận mà còn quặn lòng khi biết câu chuyện xót xa
20:41:37 08/01/2025
Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?Thùy Tiên đòi báo công an vì mẹ, chuyện gì đây?
22:01:26 08/01/2025
Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!Nóng: Bắt được kẻ chủ mưu lừa bán nam diễn viên nổi tiếng ở biên giới Thái Lan!
20:41:34 08/01/2025
Từ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợTừ ngày có bạn gái, NSND Việt Anh không còn ăn cơm hàng cháo chợ
22:58:09 08/01/2025
Thực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụngThực hư vụ Hoa hậu Quế Anh lộ ngoại hình mũm mĩm, đi hút mỡ bụng
22:49:57 08/01/2025
Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50Cuộc sống kín tiếng của 'nữ hoàng ảnh lịch' Thanh Mai ở tuổi ngoài 50
23:28:42 08/01/2025
Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55Mai Phương Thuý gợi cảm hết nấc, ca sĩ Như Quỳnh trẻ trung ở tuổi 55
21:25:10 08/01/2025

Tin mới nhất

Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

Kiev thúc đẩy 'mô hình Đan Mạch' hút vốn nước ngoài đầu tư sản xuất vũ khí ở Ukraine

22:52:54 08/01/2025
Mô hình Đan Mạch đã được áp dụng thành công khi nước này đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng của Ukraine. Vào tháng 7/2024, Đan Mạch đã tài trợ cho 18 khẩu pháo tự hành bánh lốp Bohdana do Ukraine sản xuất.
Ngoại trưởng Alexander Schallenberg giữ chức Thủ tướng lâm thời của Áo

Ngoại trưởng Alexander Schallenberg giữ chức Thủ tướng lâm thời của Áo

22:43:51 08/01/2025
Tháng 9/2024, đảng Tự do đã lần đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử với 29% số phiếu ủng hộ, trong khi đảng Nhân dân Áo vốn đang cầm quyền ở Áo chỉ về thứ hai với 26,27% số phiếu.
Ngoại trưởng Pháp: EU sẽ sớm dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt Syria

Ngoại trưởng Pháp: EU sẽ sớm dỡ bỏ một số biện pháp trừng phạt Syria

22:41:48 08/01/2025
Syria đang bị thiếu điện nghiêm trọng khi nguồn điện do nhà nước cung cấp chỉ có trong hai hay ba giờ đồng hồ mỗi ngày ở hầu hết các khu vực. Chính phủ lâm thời Syria đặt mục tiêu cung cấp điện tới 8 giờ mỗi ngày trong vòng hai tháng tớ...
Quốc hội Hàn Quốc bác bỏ dự luật điều tra đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon Suk-yeol

Quốc hội Hàn Quốc bác bỏ dự luật điều tra đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon Suk-yeol

22:39:12 08/01/2025
Dự luật của công tố viên đặc biệt nhắm vào Tổng thống Yoon kêu gọi chỉ định các công tố viên đặc biệt để xem xét các cáo buộc nổi loạn liên quan đến việc ban bố lệnh thiết quân luật trước đó.
Kho dữ liệu quan trọng về tài sản và bất động sản của Nga bị tin tặc tấn công

Kho dữ liệu quan trọng về tài sản và bất động sản của Nga bị tin tặc tấn công

22:30:54 08/01/2025
Tờ Agenstvo của Nga đã kiểm tra ngẫu nhiên 15 mục trong danh sách và xác nhận rằng những cá nhân được liệt kê là có thật. Một số địa chỉ bất động sản trong đoạn dữ liệu trùng khớp với địa chỉ nơi ở của họ.
Cơ quan thực phẩm Bỉ cảnh báo nguy hại từ cảm hứng 'ăn lá cây thông Noel'

Cơ quan thực phẩm Bỉ cảnh báo nguy hại từ cảm hứng 'ăn lá cây thông Noel'

22:29:10 08/01/2025
Trong một bài viết đăng trên mạng xã hội, thành phố này cho biết: "Cây thông Noel của bạn vẫn ăn được miễn là nó không phải là cây thủy tùng và cây của bạn chưa được phun thuốc chống cháy".
Thực hư trong những đề xuất đáng chú ý của ông Trump về Tây Bán cầu

Thực hư trong những đề xuất đáng chú ý của ông Trump về Tây Bán cầu

22:27:14 08/01/2025
Lịch sử cũng cho thấy Mỹ có tiền lệ về việc mua lại lãnh thổ từ Đan Mạch. Năm 1917, nước này đã mua Quần đảo Virgin với giá 25 triệu USD sau nhiều thập kỷ đàm phán.
Italy: Phẫu thuật thành công cho bé gái sơ sinh với khối u nặng 600 gram

Italy: Phẫu thuật thành công cho bé gái sơ sinh với khối u nặng 600 gram

22:25:25 08/01/2025
Bé gái đã trải qua ca phẫu thuật đầu tiên vào tuần thứ 26 khi còn trong bụng mẹ, trong đó các bác sĩ đã sử dụng công nghệ laser để ngắt một số mạch máu nuôi dưỡng khối u.
Lầu Năm Góc công bố kế hoạch viện trợ quân sự dài hạn cho Ukraine

Lầu Năm Góc công bố kế hoạch viện trợ quân sự dài hạn cho Ukraine

22:23:48 08/01/2025
Bộ Quốc phòng Mỹ cũng bày tỏ kỳ vọng sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với nhóm liên lạc để hỗ trợ Ukraine, ngay cả khi có sự thay đổi chính quyền tại Nhà Trắng, khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chuẩn bị nhậm chức.
Quân đội Liên bang Nga tấn công cứ điểm chiến lược của Ukraine tại Kursk

Quân đội Liên bang Nga tấn công cứ điểm chiến lược của Ukraine tại Kursk

22:20:41 08/01/2025
Cuộc phản công này được cho là nhằm củng cố vị thế của Ukraine trong các cuộc đàm phán quốc tế, trong bối cảnh có những thay đổi chính trị quan trọng sắp tới tại Mỹ.
Căng thẳng tại Trung Đông: UAE, Israel thảo luận về diễn biến khu vực

Căng thẳng tại Trung Đông: UAE, Israel thảo luận về diễn biến khu vực

22:18:21 08/01/2025
Bộ Ngoại giao Israel cũng thông báo về cuộc gặp này, trong đó cho biết hai nhà ngoại giao đã thảo luận về những diễn biến trong khu vực cũng như quan hệ song phương.
Động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc): Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri

Động đất tại Tây Tạng (Trung Quốc): Ghi nhận 660 dư chấn tại huyện Dingri

22:17:02 08/01/2025
Trước tổn thất và thiệt hại về người và tài sản của Trung Quốc do trận động đất trên, ngày 7/1, Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân, Đảng và Chính phủ Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual sinh ra để đóng công tử giàu có

Mỹ nam phim Việt giờ vàng hot rần rần vì quá đẹp trai, visual sinh ra để đóng công tử giàu có

Phim việt

23:49:23 08/01/2025
Một lần nữa lại vào vai công tử có gia cảnh tốt và tính tình khá ương ngạnh, Bình An vẫn nổi bật với dáng vẻ đúng chuẩn một thiếu gia.
Bom tấn cổ trang có rating tăng 113% chỉ sau 1 tập, nam chính diễn đỉnh đến mức dân tình đòi trao luôn Daesang

Bom tấn cổ trang có rating tăng 113% chỉ sau 1 tập, nam chính diễn đỉnh đến mức dân tình đòi trao luôn Daesang

Phim châu á

23:46:55 08/01/2025
Bộ phim cổ trang The Queen Who Crowns của đài tvN đã lên sóng tập 2 vào tối ngày 7/1 vừa qua và tiếp tục chứng minh được sức hút mạnh mẽ của mình.
2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

2025 dừng sản xuất Anh Trai Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió, 2 "tân binh" sẽ được trình làng!

Tv show

23:35:02 08/01/2025
NSX Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Chị Đẹp Đạp Gió tiết lộ kế hoạch trong năm 2025 sẽ tổ chức 2 show mới hoàn toàn.
Quang Sự nói gì khi trượt giải Diễn viên nam ấn tượng ở VTV Awards?

Quang Sự nói gì khi trượt giải Diễn viên nam ấn tượng ở VTV Awards?

Sao việt

23:26:22 08/01/2025
Diễn viên Quang Sự gây chú ý khi tham gia phim Vật chứng mong manh phần 2. Dịp này, anh cũng có những chia sẻ về kết quả ở VTV Awards cách đây không lâu.
Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Trải nghiệm dịch vụ tắm cho voi ở Thái Lan, nữ du khách bị voi đâm tử vong

Netizen

22:53:20 08/01/2025
Theo CNN, ngày 3/1 vừa qua, một phụ nữ 22 tuổi người Tây Ban Nha, Blanca Ojanguren Garcia, đã phải nhập viện ở đảo Yao, Thái Lan khi đang tắm cho một con voi tại Trung tâm bảo tồn voi.
Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lộ diện loài "rồng quái vật" chưa từng thấy trên thế giới

Lạ vui

22:48:46 08/01/2025
Theo Sci-News, các phần xương hóa thạch có niên đại lên tới 67 triệu tuổi của con quái vật đã được khai quật tại mỏ phốt phát Sidi Chennane ở tỉnh Khouribga của Morocco.
Hé lộ màn kết hợp giữa SOOBIN - Vũ Cát Tường và Lil Wuyn trong ca khúc chủ đề WeChoice 2024: Nghe mà thổn thức không yên!

Hé lộ màn kết hợp giữa SOOBIN - Vũ Cát Tường và Lil Wuyn trong ca khúc chủ đề WeChoice 2024: Nghe mà thổn thức không yên!

Nhạc việt

22:17:04 08/01/2025
Như thông lệ hàng năm, WeChoice Awards đều giữ phong độ mang đến những màn collab choáng ngợp, chưa từng thấy trên thị trường.
Thủ tướng Trudeau từ chức có phải là sự kết thúc đối với phong trào tiến bộ hiện đại?

Thủ tướng Trudeau từ chức có phải là sự kết thúc đối với phong trào tiến bộ hiện đại?

22:14:25 08/01/2025
Đây chính là nơi từng là tâm điểm của các cuộc họp báo trong đại dịch COVID-19, nơi ông thường xuyên cập nhật tình hình và các biện pháp của chính phủ, một thời kỳ mà ông từng nhận được sự ủng hộ rộng rãi của người dân Canada.
Vợ của Justin Bieber tiếp tục thể hiện sự ủng hộ với Selena Gomez

Vợ của Justin Bieber tiếp tục thể hiện sự ủng hộ với Selena Gomez

Sao âu mỹ

22:03:28 08/01/2025
Hailey Bieber đã thể hiện sự ủng hộ cho bạn gái cũ của Justin Bieber là Selena Gomez, sau khi cô và dàn diễn viên Emilia Perez giành giải Quả cầu vàng cho Phim hay nhất.
Diễn viên lồng tiếng phim hoạt hình 'Shin - Cậu bé bút chì' qua đời

Diễn viên lồng tiếng phim hoạt hình 'Shin - Cậu bé bút chì' qua đời

Sao châu á

21:55:35 08/01/2025
Làng giải trí Hàn Quốc vừa đón nhận tin buồn, diễn viên lồng tiếng kỳ cựu Yoo Ho Han qua đời vào ngày 8/1 ở tuổi 52, nguyên nhân chưa được công bố.
Gia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệ

Gia cảnh ít ai biết của thủ môn Việt Nam vừa giật giải xuất sắc nhất AFF Cup: Bố mất sớm, nhà khó khăn, từng phải bỏ bóng đá đi làm bảo vệ

Sao thể thao

21:35:40 08/01/2025
Trong mơ cũng không dám nghĩ đến là những gì mà thủ môn Đình Triệu chia sẻ sau khi cùng đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch ASEAN Cup 2024.