Đoạn trường hơn 40 năm “lơ lửng” của cụ ông hai lần bị tuyên án
Cách đây gần 45 năm, ngày 24/7/1970, tại huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú xảy ra một vụ án giết người, cướp của gây chấn động dư luận.
Hệ lụy buồn đau sau thảm án khiến một người chết và một người hai lần bị tòa án tuyên án tử hình về tội giết người, cướp của. Thoát chết vào phút thứ 89 nhưng giờ người đàn ông hai lần nhận án tử đã trở thành một ông lão mắt mờ, chân chậm. Trong khi hung thủ đích thực đã phải nhận hình phạt (theo xác nhận của cán bộ điều tra) thì suốt từng ấy năm qua, ông mòn mỏi chống gậy đến gõ cửa cơ quan chức năng xin được “rũ” bỏ ba chữ “kẻ giết người” trước khi nhắm mắt xuôi tay.
Để thực hiện loạt bài phóng sự điều tra này, PV đã phải đi nhiều nơi, đến nhiều tỉnh thành, phải gặp gỡ và trao đổi với rất nhiều người, ngõ hầu mang đến bạn đọc cái nhìn toàn diện và khách quan nhất về kỳ án này.
“Khi ra hầu tòa với tội danh giết người, cướp của, tôi cảm nhận rất rõ những ánh mắt của người dân đến tham dự phiên tòa hôm đó, nó khác hẳn với cái nhìn cảm thông của những người thân trong gia đình. Họ đều nghĩ tôi là kẻ giết người. Lúc ấy, tôi thấy cuộc sống của mình thật mong manh, u uất vì không thể tự thanh minh nỗi oan khuất của mình…” – Đôi mắt ầng ậc nước, cụ Trần Văn Thêm (77 tuổi, trú tại thôn Đức Lân, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) nghẹn ngào nói với PV về câu chuyện oan trái, đoạn trường của mình hơn 40 năm qua.
Đêm định mệnh
Ở tuổi thất thập cổ lai hy, cụ Thêm chỉ da bọc xương. Trên khuôn mặt nhăn nheo của cụ hằn rõ những dấu vết của thời gian. Giọng thều thào, cụ đưa tôi ngược thời gian về những năm 1970, khi ấy, cụ và người vợ trẻ cùng 5 con còn nhỏ dại, sống nheo nhóc nhưng êm ấm tại quê nhà Yên Phong. Những lúc nông nhàn, cụ rong ruổi dùng xe đạp thồ đi buôn bán thuốc lào, củ sắn, quả trám… kiếm từng đồng bạc lẻ nuôi vợ con.
Cụ Trần Văn Thêm. (Ảnh Thành Long)
Cụ Thêm nhớ lại: “Ngày 23/7/1970, tôi rủ người em họ Nguyễn Khắc V. đi buôn cùng. Khi chúng tôi đến huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú cũng là lúc trời nhá nhem tối. Vì xin ngủ nhờ ở nhà người quen không được, anh em tôi quyết định ngủ tạm trong một cái lều cắt tóc tềnh toàng được quây bằng liếp tre ở gần Cầu Diện, xã Đồng Tĩnh. Hơn 12h đêm, tôi thức giấc hút thuốc lá. Bất ngờ, tôi bị kẻ nào đó dùng hung khíđánh trộm một đòn rất mạnh vào đỉnh đầu. Tôi ôm đầu, kêu to: “Cướp, cướp!”.
Khi đó, chú V. cũng tỉnh giấc và bị kẻ gian bổ một phát trúng trán. Đến khoảng 4h sáng, chúng tôi được đưa đến bệnh viện huyện Tam Dương cấp cứu, điều trị. Tôi đề nghị các bác sỹ ở đây liên lạc về gia đình, thông báo tôi bị cướp, đang được cấp cứu để mọi người ở nhà yên tâm”.
Video đang HOT
Em mất mạng, anh bị kết án tử
Kể đến đây, cụ Thêm ngừng lời, với cái điếu cày, rít một hơi thuốc lào, rồi cụ cầm tay tôi, để lên đỉnh đầu phía bên phải của cụ. Ở nơi ấy, tôi thấy xương sọ đỉnh đầu của cụ bị hõm xuống một khoảng rộng. Cụ bảo, đấy là vết sẹo năm xưa cụ bị tên cướp dùng hung khí đánh trúng.
Cụ Thêm tiếp lời: “Tại Công an huyện Tam Dương, tôi hỏi: “Tôi có tội tình gì mà các anh “nhốt” tôi ở đây?”. Anh công an nói: “Cứ ngồi yên, tí khắc biết”. Rồi một anh công an khác ra tát vào mặt tôi một cái rất mạnh rồi quát lớn: “Mày láo quá, mày đã giết em mày”".
Lúc đó, cụ Trần Văn Thêm mới biết người em họ chí tình Nguyễn Khắc V. của mình đã qua đời. Sau đó, cụ trở thành nghi can giết em họ Nguyễn Khắc V. và bị đưa lên trại giam ở Việt Trì.
Trong tâm trí của cụ Trần Văn Thêm thì ký ức đau buồn khi phải ra hầu tòa tại TAND tỉnh Vĩnh Phú vào một ngày giữa tháng 8/1972 vẫn còn nguyên vẹn.
Cụ Thêm kể: “Hôm ấy, có rất đông người dân đến xem Tòa xử tôi về tội giết người và cướp tài sản. Trước Tòa, tôi nói tôi không giết em họ. Bản thân tôi cũng bị bọn cướp đánh vỡ đầu. Mặc dù tôi cãi thật lực, nhưng hình như HĐXX không mấy quan tâm đến những gì tôi nói. Tòa nhận định, đêm 23/7/1970, tôi – Trần Văn Thêm đã dùng cọc xe đạp thồ đánh nhiều phát vào đầu Nguyễn Khắc V. làm anh này tử vong vào chiều hôm sau tại bệnh viện huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú. Mục đích để lấy tiền của nạn nhân”.
Cụ Thêm tâm sự: “Tại phiên tòa hôm ấy, tôi cảm nhận được những ánh mắt của người dân tham dự phiên tòa nhìn mình, nó khác hẳn với cái nhìn cảm thông của những người thân thiết trong gia đình nghĩ tôi không phạm tội. Lúc ấy, tôi thấy cuộc sống thật mong manh, u uất vì không thể tự thanh minh nỗi oan khuất của mình”.
Với 2 tội danh giết người và cướp của, HĐXX sơ thẩm TAND tỉnh Vĩnh Phú đã tuyên phạt cụ Trần Văn Thêm án tử hình.
Sau giờ nghị án, với 2 tội danh giết người và cướp của, HĐXX sơ thẩm tuyên phạt cụ Trần Văn Thêm án tử hình.
“Nghe tòa tuyên án xong, tôi uất quá, lao về phía HĐXX. May mà có lực lượng công an ngăn cản, nếu không tôi chẳng biết mình sẽ làm gì bà chủ tọa phiên tòa”, cụ Trần Văn Thêm kể, giọng đầy chua chát.
Bắt hung thủ nguy hiểm cướp, giết người hàng loạt.
Ngày đầu tiên bị dẫn giải về trại giam, cụ Thêm buồn bã không thiết ăn uống, suốt ngày chỉ kêu la mình bị kết án oan. Liền mấy ngày sau đó, cụ Thêm nung nấu ý định… trốn trại, để đi tìm những kẻ đã vu oan, giá họa cho mình, làm cho gia đình mình tan nát. Cuộc đào tẩu đã được triển khai thì đến phút chót, cụ Thêm chợt tỉnh ngộ, quay lại thú tội với cán bộ trại giam.
Theo lời kể của cụ Thêm, khi ấy có Trung sỹ tên Luật đã động viên, an ủi ông: “Chú có sợ chết không? Nếu chú bị oan thật thì làm đơn kêu oan. Tòa phúc thẩm sẽ giải oan cho chú”. Lời động viên chân thành của anh Trung sỹ công an đã lóe lên tia hy vọng trong lòng kẻ bị kết án tử hình.
Được sự giúp đỡ của cán bộ trại giam, cụ Trần Văn Thêm đã có đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Vĩnh Phú lên Tòa phúc thẩm, TAND Tối cao tại Hà Nội.
Trong thời gian chờ phiên tòa phúc thẩm diễn ra, đêm đêm, cụ Thêm ngồi bó gối, đếm thời gian trôi. Rồi ngày cụ Thêm mong đợi cũng đã đến. Đó là một ngày trung tuần tháng 8/1973, phiên tòa phúc thẩm được xử lưu động tại sân vận động Việt Trì, tỉnh Vĩnh Phú.
Cũng giống như phiên tòa sơ thẩm, vì đây là vụ án điểm nên phiên tòa phúc thẩm đã thu hút rất nhiều người dân địa phương. Tuy nhiên, điều cụ Thêm trông ngóng bao ngày đã không xảy ra, Tòa cấp phúc thẩm bỏ ngoài tai những lời kêu oan của bị cáo Trần Văn Thêm, tuyên bố bị cáo có tội và giữ nguyên án tử hình của tòa sơ thẩm.
Bản án phúc thẩm của Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại Hà Nội đã dập tắt mọi tia hy vọng kêu oan của cụ Trần Văn Thêm. Hy vọng được cứu sống cuối cùng đã không còn nữa. Từ đây, tử tù Thêm bắt đầu sống những chuỗi ngày tuyệt vọng, khốn cùng…
Theo những tài liệu, hồ sơ mà PV thu thập được thì nội dung vụ án được tóm tắt như sau: Hồi 14h ngày 23/7/1970 (tức ngày 21/6 âm lịch), Trần Văn Thêm rủ em họ Nguyễn Khắc V. đi xe đạp đến chợ Vẽ (huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú) để buôn bán. V. ngần ngại không muốn đi, nhưng Thêm thôi thúc, do đó V. cũng đồng ý đi buôn bán với Thêm. Đến địa bàn xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương thì trời tối. Hai người xin ngủ trọ nhà dân nhưng họ không cho. Thêm và V. vào ngủ tại một lều cắt tóc ở gần Cầu Diện. Đến nửa đêm, trong lúc Nguyễn Khắc V. ngủ say, Trần Văn Thêm lấy cọc xe thồ đánh liên tiếp vào thái dương V.. Trong khi Nguyễn Khắc V. bị đánh đau, mê man bất tỉnh thì Thêm lục soát lấy túi tiền của V. rồi lấy móc lốp xe đạp tự chích vết thương ở đỉnh đầu mình và kêu cứu. Khi có người đến, thì Thêm nói là kẻ cướp dùng cọc xe thồ đánh mình và anh V. bị thương. Nhà chức trách địa phương đã đưa anh Nguyễn Khắc V. đi cấp cứu, nhưng do thương tích quá nặng, sau đó, anh V. đã chết tại bệnh viện huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phú.
Còn nữa
Thiên Long
Theo_Người Đưa Tin
Khởi tố, bắt giam bị can thứ ba trong vụ sập cầu Chu Va 6
Đại tá Lê Văn Bảy - Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu vừa cho biết, cơ quan CSĐT đã tiến hành khởi tố và bắt tạm giam bị can Hoàng Đình Vấn (SN 1979), Phó Trưởng BQLDA huyện Tam Đường về hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo nguồn tin từ Công an tỉnh Lai Châu, người bị bắt là ông Hoàng Đình Vấn, sinh năm 1979, là Phó giám đốc Ban quản lý dự án huyện Tam Đường. Ông này bị bắt về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" theo điều 285 Bộ luật Hình sự.
Hiện trường cầu treo Chu Va 6 bị lật
Như đã thông tin, vụ lật cầu treo Chu Va 6 thương tâm xảy ra vào ngày 24/2 tại bản Chu Va 6, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường khi đoàn đưa tang đi qua làm hàng chục người bị rơi xuống lòng suối ở độ cao 9 mét khiến 8 người chết, 38 người bị thương.
Được biết trước đó, Phòng CSĐT tội phạm về Trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an tỉnh Lai Châu đã bắt 2 đối tượng là: Nguyễn Văn Ký, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân xây dựng Ký Hoa và Bùi Hải Sơn, cán bộ kỹ thuật Ban quản lý dự án huyện Tam ường về hành vi "Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng".
Hiện vụ việc đang được tiếp tục điều tra mở rộng, làm rõ hành vi của các cá nhân liên quan khác.
Theo Văn Thiệp
An ninh thủ đô
Gây mê bạn cùng phòng rồi cướp sạch tài sản Thấy bạn cùng phòng có nhiều tài sản có giá trị, Huy và Tuấn liền nổi lòng tham. Cả hai đi mua thuốc ngủ bỏ vào nước uống của bạn mình để gây mê rồi lấy tài sản. Ngày 25/3, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử phúc thẩm và bác đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, tuyên y án đối...