Đoàn Trung Quốc sang Nga bàn mua giấy phép Su-35 để triển khai ở Biển Đông?
Người đứng đầu Tổng bộ trang bị PLA đã sang Nga bàn về chuẩn bị hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc, có thể mua giấy phép sản xuất.
Đoàn quân sự Trung Quốc sang Nga đàm phán về Su-35, S-400
Mạng quân sự sina Trung Quốc ngày 19 tháng 6 đưa tin, vào thứ Năm vừa qua, người đứng đầu Tổng bộ trang bị của quân đội Trung Quốc, thượng tướng Trương Hựu Hiệp đã đến khu thử nghiệm công nghệ mũi nhọn của Nga để xem trưng bày vũ khí và thiết bị tiên tiến của Nga.
Đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc thăm Nga
Tháp tùng ông Trương Hựu Hiệp có phó tư lệnh Hải quân Đinh Nghị, phó tư lệnh không quân Trương Hồng Hạ, phó tư lệnh đại quân khu Quảng Châu Trịnh Cần, phó chủ nhiệm văn phòng đối ngoại Bộ Quốc phòng và tùy viên Trung Quốc tại Nga, thiếu tướng Dương Húc Quang.
Đoàn đại biểu mua sắm vũ khí Trung Quốc ngày 16 tháng 6 đến Moscow, ngày 17 tháng 6, ở sân bay Kubinka ngoại ô Moscow, phi công bay thử Nga, anh hùng Nga Sergey Bogdan điều khiển may bay chiên đâu Su-35 đa tiên hanh hai lần bay biểu diễn để đoàn mua sắm vũ khí Trung Quốc xem.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc đã tìm hiểu kỹ tính năng bay và tác chiến của máy bay và đã quan sát tình hình bay trên không của may bay chiên đâu, đồng thời đã tiến hành hỏi han chi tiết về đặc điểm bảo trì đối với may bay chiên đâu.
Trước đó, trưởng đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc Trương Hựu Hiệp va Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov đa tô chưc gặp mặt, hai bên đã thảo luận việc chuẩn bị hợp đồng cung cấp cho Trung Quốc máy bay chiến đấu Su-35 và đã tìm kiếm khả năng cung cấp tên lửa S-400 cho Trung Quốc.
Chuyên gia Nga cho rằng, năm 2009, hai bên xác định mua sắm 48 may bay chiên đâu Su-35S, nhưng, truyền thông đưa tin, hai bên đông y đổi 48 chiếc thành Trung Quốc mua 24 chiếc. Tại diễn đàn kinh tế St. Petersburg, tổng giám đốc tổ hợp chế tạo máy bay Sukhoi Pogosyan cho biết, hợp tác Su-35 không loại trừ mô hình Su-27, cũng tức là mua giấy phép và dây chuyền sản xuất, hiện nay hai bên rất chậm trễ, chưa ký hợp đồng.
Máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Nga-Trung ký kết đơn đặt hàng lớn?
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” Trung Quốc còn có bài viết nhan đề “Trung Quốc mua Su-35 lấp khoảng trống biên chế máy bay mới, đi trước láng giềng vươn tới quần đảo Trường Sa (PV)”.
Bài báo dẫn một nguồn tin từ Nga cho biết: “Hoạt động biểu diễn bay Su-35 cho đoàn mua sắm Trung Quốc lần này được tiến hành trong khuôn khổ hợp đồng chuẩn bị cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc. Chuyên gia Trung Quốc đã tìm hiểu chi tiết tính năng bay và tác chiến của máy bay, đã quan sát tình hình bay trên không của máy bay chiến đấu, đồng thời đã tiến hành hỏi han chi tiết về đặc điểm bảo trì máy bay chiến đấu”.
Theo nguồn tin này, nhìn vào phản ứng của phía quân đội Trung Quốc, họ thích loại máy bay chiến đấu này, có thể cảm thấy, họ dự định mua loại máy bay chiến đấu này. “Thảo luận rất cụ thể. Chuyên gia Trung Quốc thực sự rất hứng thú với tất cả”.
Theo bài báo, một ngày trước đó, trưởng đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc Trương Hựu Hiệp đã gặp gỡ Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov, hai bên đã thảo luận các vấn đề cấp bách của hợp tác lĩnh vực quân sự và công nghệ quân sự. Nguồn tin cho biết: “Cuộc gặp đã bàn đến vấn đề chuẩn bị hợp đồng cung cấp máy bay chiến đấu Su-35 cho Trung Quốc”.
Video đang HOT
Công nhân Nga trong nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu Su-35
Theo nguồn tin, Nga không phải lần đầu tiên biểu diễn máy bay chiến đấu Su-35 cho phía Trung Quốc xem. “Một năm trước, cũng ở đây, Nga từng tiến hành biểu diễn tương tự máy bay chiến đấu Su-35 cho đoàn đại biểu quân sự Trung Quốc”.
Theo thông tin chưa chính thức, trong giai đoạn thứ nhất, Trung Quốc có kế hoạch mua 24 máy bay chiến đấu Su-35, nhưng họ không muốn mua máy bay chiến đấu sản xuất hàng loạt cho không quân Nga, mà máy bay chiến đấu thích ứng với nhu cầu của không quân Trung Quốc.
Hiện nay, Trung Quốc là khách mua nước ngoài máy bay chiến đấu Su-27 và Su-30 lớn nhất của Nga. Nga đã bán tổng cộng 281 máy bay chiến đấu loại này cho Trung Quốc.
Theo bài báo, có chuyên gia Nga cho rằng, lần này, mục đích chủ yếu thăm Nga của Trương Hựu Hiệp là thực hiện đồng thuận mua vũ khí đạt được ở Thượng Hải giữa lãnh đạo hai nước Trung-Nga. Vì vậy, có khả năng thảo luận ký kết đơn đặt hàng lớn hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lưu Giang Bình cho rằng, Tổng bộ trang bị quân đội Trung Quốc là cơ quan tối cao phụ trách trang bị kỹ thuật, có quyền quyết định. Người đứng đầu cơ quan này thăm Nga cho thấy “muốn thực hiện một loạt thỏa thuận hợp tác quốc phòng đạt được giữa lãnh đạo hai nước Trung-Nga”, muốn thực hiện thực sự các thỏa thuận có tính chất ý định.
Máy bay chiến đấu Su-35 bàn giao cho quân đội Nga
Phó tổng biên tập tạp chí “Tri thức hàng không” Vương Á Nam cho rằng, tuy hiện nay không thể xác nhận ông Trương Hựu Hiệp thăm Nga có ký kết được đơn đặt hàng lớn mua Su-35 hay không, nhưng chuyến thăm lần này thể hiện một thai đô, Trung Quốc có mối quan tâm rất lớn đối với phát triển thương mại vũ khí Trung-Nga, điều này làm cho khả năng nhập khẩu Su-35 của Trung Quốc rất cao, đồng thời còn có thể nhập khẩu trang bị hải, không quân khác của Nga.
Một chuyên gia quân sự Trung Quốc giấu tên cho rằng, nhìn vào thông tin trên báo chí Nga, ngoài ông Trương Hựu Hiệp, còn có các phó tư lệnh không quân và hải quân Trung Quốc, những người này rất có thể chủ quản công tác trang bị. Nếu nhìn từ góc độ thảo luận thương mại quân sự, quy cách của đoàn đại biểu quân đội Trung Quốc đã rất cao.
Theo bài báo, quan chức có cấp cao như vậy không có nhiều khả năng lắm trực tiếp tham gia đàm phán, mà là xác định những quan điểm chính hoặc để tiến hành chuẩn bị cho ký kết hợp đồng. Trong đoàn của họ có thể có không ít chuyên gia kỹ thuật, tiến hành thảo luận và đàm phán về các vấn đề và quy trình kỹ thuật cụ thể.
Đặc tả khoang lái máy bay chiến đấu Su-35 Nga
Trung Quốc mua Su-35 để triển khai ở Biển Đông?
Theo báo Nga, Su-35 là máy bay chiến đấu xuất sắc nhất trên thế giới hiện nay. Sau khi mua loại máy bay chiến đấu này sẽ nâng cao rất lớn tiềm lực tác chiến của không quân Trung Quốc. Lưu Giang Bình cho rằng, máy bay chiến đấu Su-35 rất có tác dụng đối với hải quân, không quân Trung Quốc, nó có thể cất cánh từ bờ biển, tiến hành tiếp dầu trên không, bán kính tác chiến rất khả quan, có thể “vươn tới Nam Sa” (quần đảo Trường Sa của Việt Nam), vươn tới chuỗi đảo thứ hai.
Theo bài báo, là một đội quân có truyền thống trang bị máy bay chiến đấu kiểu Nga, một số hệ thống bảo đảm hậu cần và trang bị của quân đội Trung Quốc rất dễ tiếp nhận loại máy bay này; mặt khác máy bay chiến đấu Nga cùng vũ khí kèm theo cũng có chỗ độc đáo, có thể dựa vào cơ hội nhập khẩu máy bay và vũ khí kèm theo để học tập một số công nghệ tiên tiến.
Theo bài báo, điều quan trọng hơn là, đối với máy bay chiến đấu thế hệ 4 của các nước láng giềng đã sở hữu rất nhiều, Su-35 còn có ưu thế nhất định, nó sẽ là một sự bổ sung của máy bay chiến đấu mới, cũng là một sự quá độ trước khi trang bị máy bay chiến đấu thế hệ mới nội địa.
Vương Á Nam cho rằng, đơn đặt hàng quân sự giữa Trung-Nga không nhất thiết chỉ là xuất phát từ nhu cầu đổi mới trang bị, có thể còn có tính toán chiến lược lâu dài hơn. Hơn nữa, thương mại vũ khí Trung-Nga đang chuyển sang một hình thái mới, không còn là trạng thái “nhập khẩu một chiều” trước đây, trong tương lai Nga rất có thể sẽ muốn hợp tác kỹ thuật quân sự đến từ Trung Quốc.
Công nhân nữ đang làm việc trong nhà máy
Công nhân đang làm việc ở thân máy bay
Công nhân đang làm việc tại xưởng lắp ráp
Công nhân đang làm việc trên lưng máy bay
Công nhân đang lắp ráp máy bay chiến đấu
Công nhân đang lắp ráp máy bay chiến đấu
Công nhân đang lắp ráp máy bay Su-35
Tại lễ bàn giao máy bay chiến đấu Su-35
Một góc nhà máy sản xuất máy bay chiến đấu Su-35
Theo Giáo Dục
Những sự cố hài hước trong lịch sử quân sự (kỳ 3)
Đài phát thanh BBC từng đưa tin về một cuộc tấn công bí mật của quân đội Anh vào năm 1982 trước khi cuộc tấn công diễn ra. May mắn thay, binh sĩ Anh vẫn giành phần thắng.
Chiến hạm suýt ám sát tổng thống Mỹ
Có lẽ không thủy thủ đoàn nào trong Hải quân Mỹ có thể vượt qua thủy thủ đoàn trên khu trục hạm William D. Porter về khả năng gây sự cố cho đồng đội. Họ từng đánh đắm một tàu đồng đội bằng mỏ neo, nã pháo vào một tàu Mỹ khác và thậm chí còn bắn vào nhà của một người chỉ huy căn cứ. Nhưng tất cả sự cố đó chẳng thấm tháp gì so với một vụ tai nạn có thể làm thay đổi lịch sử nước Mỹ.
Khu trục hạm William D. Porter.
Vào một ngày trong năm 1943, chiến hạm William D. Porter cùng 3 khu trục hạm khác hộ tống soái hạm USS Iowa. Hôm đó USS Iowa chở tổng thống Franklin Delano Roosevelt và Ngoại trưởng Cordell tới Cairo và Tehran để dự một hội nghị liên quan tới Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Trong quá trình di chuyển, một quả đạn của William D. Porter rơi xuống nước và nổ, khiến mọi người nghĩ rằng tàu ngầm U-boat của Đức đã phát hiện họ.
Sau sự cố đó, thủy thủ đoàn trên tàu William D. Porter vô tình bắn một quả ngư lôi về phía tàu USS Iowa trong lúc diễn tập. Thủy thủ đoàn trên USS Iowa kịp tránh quả ngư lôi trong tích tắc.
Những sự cố hài hước trong lịch sử quân sự (kỳ 1)Khi thấy máy bay giảm dần độ cao, phi công Liên Xô nghĩ động cơ ngừng hoạt động nên đã thoát ra ngoài. Nhưng sau đó phi cơ vọt lên và tự bay qua một số nước.
Mặc dù chiến hạm William D. Porter lập công lớn trong các chiến dịch Philippines và Okinawa, nó vẫn gặp vận hạn lớn. Vào ngày 10/6/1945, một phi cơ "Thần phong" của phát xít Nhật lao thẳng về phía William D. Porter. Dù thủy thủ đoàn bắn trúng máy bay, phi công Nhật vẫn cố gắng điều khiển nó lao trúng tàu. William D. Porter chìm xuống, nhưng toàn bộ thủy thủ đoàn đều sống sót.
BBC tiết lộ cuộc tấn công bí mật của quân Anh
Giới sử gia nhớ trận Goose Green trong Chiến tranh Falklands bởi hai điều cơ bản: Nó là trận đánh đẫm máu nhất trên đất liền giữa Anh và Argentina, đồng thời cũng là trận đánh mà BBC đã công bố thông tin quá sớm, Mirror nhận định.
Binh sĩ Anh tham gia Chiến tranh Falkland.
Để tăng khả năng giành chiến thắng, quân đội Anh ra lệnh cho binh sĩ đổ bộ bí mật vào ban đêm gần khu định cư Goose Green trên đảo East Falkland thuộc quần đảo Falkland vào đêm 28/5/1982 để thực hiện cuộc tấn công bất ngờ. Trong lúc binh sĩ Anh đang chuẩn bị tấn công, đài phát thanh BBC thông báo kế hoạch tấn công tới toàn thế giới. Quyết định của BBC khiến các sĩ quan Anh tại trận địa vô cùng giận dữ. Trung tá H. Jones, một người trong số sĩ quan, thề rằng ông sẽ kiện BBC và Bộ Quốc phòng về tội phản quốc. Tuy nhiên, ông vẫn tiến hành cuộc tấn công với hy vọng người Argentina sẽ tưởng bản tin của BBC chỉ là một chiêu lừa nên họ sẽ không phòng bị.
Jones đã hy vọng đúng lúc, bởi trung tá Italo Piaggi, người chỉ huy lực lượng Argentina tại Goose Green, tin rằng quân đội Anh không ngốc đến nỗi tiết lộ kế hoạch của họ qua đài phát thanh. Vì thế ông không làm gì để tăng cường khả năng phòng thủ. Vì thế mà khi lực lượng Anh tấn công, quân Argentina thua trận. Khoảng 1.400 lính và sĩ quan Argentina trở thành tù binh của Anh.
Theo Tri Thức Trẻ
Nhật Bản triển khai "sát thủ diệt hạm" mới nhất đối phó Trung Quốc Lực lượng Phòng vệ mặt đất Nhật Bản (JGSDF) dự định trang bị hệ thống tên lửa chống hạm tiên tiến nhất Type 12 ở Hoa Đông nhằm đối phó với Trung Quốc Trang mạng Japan News Network (JNN) cho biết thêm rằng, hệ thống tên lửa chống hạm tiên tiến trên sẽ được điều tới một đơn vị của Lực lượng Phòng...