Đoàn Thị Hương được Malaysia trang bị áo chống đạn vì sợ “giết người diệt khẩu”?
China Press cho biết việc các nghi phạm trong nghi án Kim Jong Nam phải mặc áo chống đạn khi đến tòa là lần đầu tiên điều này xảy ra trong lịch sử Malaysia.
Cận cảnh áp giải Đoàn Thị Hương tại tòa án Khoảng 200 cảnh sát được triển khai bảo vệ bên ngoài tòa án nơi buộc tội nghi phạm Đoàn Thị Hương của vụ án người đàn ông được cho là Kim Jong Nam bị ám sát.
Sáng 1/3, 2 nghi phạm trong vụ sát hại công dân Triều Tiên được cho là Kim Jong Nam đã được giải đến tòa án để nghe cáo buộc.
Hai nghi phạm được cho đã trực tiếp ra tay sát hại ông Kim là Đoàn Thị Hương, công dân Việt Nam và Siti Aishah, người Indonesia. Hai nghi phạm chỉ mặc trang phục bình thường khi đến tòa, nhưng được mặc thêm áo chống đạn khi rời khỏi tòa.
Tờ China Press (Malaysia) nhận định đây là lần đầu tiên trong lịch sử Malaysia nghi phạm phải mặc áo chống đạn để rời tòa án sau khi nghe buộc tội. Việc này nhằm tránh các nghi phạm bị mai phục hoặc ngăn ngừa các sự cố có thể xảy đến.
Tuy nhiên, báo này không giải thích vì sao 2 nghi phạm không mặc áo chống đạn khi đến tòa.
Hai nghi phạm bị buộc tội mưu sát theo Điều 302 của Bộ luật Hình sự Malaysia. Khung hình phạt cao nhất của tội này là tử hình.
Video đang HOT
Đoàn Thị Hương được Malaysia trang bị áo chống đạn vì sợ “giết người diệt khẩu”?
Công dân Triều Tiên được cho là Kim Jong Nam, anh trai cùng cha khác mẹ với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, bị sát hại tại sân bay Kuala Lumpur 2 hôm 13/2. Nạn nhân mang hộ chiếu tên Kim Chol. Malaysia xác nhận đây là ông Kim Jong Nam trong khi Triều Tiên chỉ nói đây là một công dân của họ mang hộ chiếu ngoại giao. Kết quả giám định pháp y phát hiện chất độc thần kinh VX trong thi thể nạn nhân.
(Theo China Press (Malaysia), Zing.vn)
Ân xá hoàng gia - lối thoát của người bị kết án tử ở Malaysia
Nhà vua và người cai trị các bang ở Malaysia có thể ra lệnh khoan hồng cho người bị kết án tử hình.
Đoàn Thị Hương ngày 1/3 bị tòa án ở Malaysia buộc tội giết người đàn ông Triều Tiên mang hộ chiếu tên Kim Chol - giới chức Malaysia cho rằng người này là Kim Jong-nam, anh của lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Hương có thể lĩnh án tử hình nếu bị kết tội.
Án tử ở Malaysia được thực hiện bằng cách treo cổ. Ngoài biện pháp kháng cáo, tử tù ở Malaysia có thể thoát án bằng cách xin ân xá hoàng gia. Theo Phó thủ tướng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi, từ năm 2010 đến tháng 2/2016, có 95 trong 829 tù nhân bị kết án tử hình đã được ân xá hoàng gia.
Chỉ có Nhà vua Malaysia và các Sultan (người cai trị các bang ở Malaysia) có quyền ra lệnh ân xá hoàng gia. Họ có thể ra lệnh xóa án hoàn toàn, giảm từ án tử xuống tù chung thân hoặc hoãn thi hành án.
Những người bị kết án tử hình có thể xin khoan hồng bằng cách nộp đơn kiến nghị lên Ban Ân xá, gồm Bộ trưởng Tư pháp Malaysia, người đứng đầu chính quyền bang và tối đa ba thành viên do Nhà vua chỉ định, theo Ask Legal.
Theo Điều 42 của Hiến pháp Liên bang Malaysia, Nhà vua có thẩm quyền ân xá đối với hành vi phạm tội xảy ra ở vùng lãnh thổ liên bang, gồm Kuala Lumpur, Putrajaya và Labuan. Đối với tội ác tại các bang khác, Sultan của bang đó có toàn quyền quyết định.
Về cơ bản, không có quy định cố định nào về quá trình xin ân xá hoàng gia, cũng không có thời hạn để Nhà vua hay Sultan ra quyết định khoan hồng. Truyền thông địa phương cũng ít đưa tin về các trường hợp được khoan hồng.
Nhà vua Malaysia Muhammad V. Ảnh: Sun Daily
Khi ra quyết định, Nhà vua và Sultan có thể xem xét các yếu tố mà tòa án không sử dụng, chẳng hạn như tuyên bố vô tội của tù nhân hay sự bất công trong phán quyết. Tòa đưa ra bản án dựa vào các bằng chứng nhưng Nhà vua và Sultan có thể cân nhắc các yếu tố khác và quyết định dựa vào đánh giá của mình.
Nhà vua và Sultan không cần phải đưa ra lý do cho quyết định ân xá của mình. Quyết định của họ không thể bị thách thức tại tòa án.
Năm 2015, một phụ nữ Philippines có Jacqueline Quiamno đã thoát án tử hình sau khi bị kết tội buôn lậu ma túy ở sân bay quốc tế Kuala Lumpur. Sultan của Selangor đã ân xá cô này sau khi nhận được đề nghị từ Đại sứ quán Philippines và gia đình cô.
Sultan của Johor, Ibrahim Almarhum Sultan Iskandar, năm ngoái giảm án cho 4 người bị kết án tử hình xuống còn tù chung thân. 4 người này bị kết tội giết người và buôn bán ma túy.
David Wang bị bắt năm 1984 và lĩnh án tử hình năm 1989 vì buôn ma túy. Sau khi kháng cáo thất bại lên tòa án liên bang năm 1996, Wang đã viết thư cho Sultan của Terengganu. Hai năm sau, án tử của anh này được giảm xuống còn tù chung thân (tù chung thân ở Malaysia có mức ngồi tù tối thiểu khi đó là 20 năm, hiện giờ là 30 năm). Anh ta được thả vào năm 1998, khi mới chỉ ngồi tù 14 năm, nhờ có biểu hiện tốt.
Phương Vũ
Theo VNE
Việt Nam hướng dẫn gia đình về hỗ trợ pháp lý cho Đoàn Thị Hương Đại diện Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 2/3 đã có cuộc gặp với gia đình công dân Đoàn Thị Hương để giải thích tiến trình tố tụng của vụ án và hướng dẫn gia đình về việc hỗ trợ pháp lý cho Đoàn Thị Hương theo đúng quy định của pháp luật nước sở tại và thông lệ...