Đoàn Thanh Tài nỗ lực vươn lên từ con số 0
Suốt 3 năm qua, anh nỗ lực để có cơ hội nhận nhiều vai diễn trong các vở kịch, mà mới đây nhất là vai Điệp trong vở “Lan và Điệp”.
- Là một diễn viên trẻ nhưng lại được tin tưởng chọn đảm nhận vai nam chính Điệp trong vở Lan và Điệp, cảm giác của anh thế nào?
- 3 năm trước, khi mới về Sân khấu Hoàng Thái Thanh, một câu thoại nói cũng không xong chứ nói gì đến việc diễn một vai chính như Điệp. Vì thế, cảm giác của tôi lúc này là vui quá vui! Qua vai Điệp, mọi người nhìn thấy được sự tiến bộ từng bước của tôi trong diễn xuất. Họ công nhận tôi là một diễn viên đóng kịch chứ không phải là một người mẫu lấn sân nữa. Sau cảm giác vui và hạnh phúc, tôi sẽ dành thời gian ngủ một giấc thật sâu vì cả tháng nay tập luyện vô cùng vất vả, có lúc suýt xỉu.
- Vai này “nặng” đến mức nào mà khiến cho một diễn viên cao to như anh phải suýt xỉu như vậy?
- Đầu tiên đây là vai diễn chính xuyên suốt, hầu như cảnh nào cũng có mặt tôi (vở kéo dài 3 tiếng với 9 lớp diễn).Thứ 2, đây là vai diễn chính có tâm lý phức tạp nhất trong các vai diễn trên sân khấu của tôi từ trước đến nay. Nói đúng ra, tôi bị “tâm bệnh” nhiều hơn. Tôi quá áp lực trong 1 tháng trên sàn tập. Lúc nào, tôi cũng trăn trở, lo lắng không biết làm sao diễn để đạo diễn, khán giả không thất vọng về mình. Trước buổi công diễn, tôi cũng bệnh, phải uống thuốc cảm sốt mới lên sân khấu được.
Đoàn Thanh Tài và Ái Như trong vở Lan và Điệp.
- Trong 9 lớp diễn, lớp diễn nào anh cảm thấy “khó” nhất?
- Cảnh cuối cùng là khó nhất! Sau bao nhiêu chuyện xảy ra và sau 6 năm xa cách, Điệp và Lan gặp nhau, cảm xúc ùa về mà Lan đã có chồng. Điệp phải giấu tất cả nỗi lòng vào trong, xem Lan như một người bạn thân. Cảnh này đạo diễn Thành Hội muốn có một cái kết đẹp như một bài thơ: nhẹ nhàng và sâu lắng.
- Kịch bản lần này có chút thay đổi nên nhân vật Điệp cũng khác hơn so với phiên bản cải lương khán giả thường thấy. Điều đó gây khó khăn và thuận lợi gì cho anh khi đảm nhận vai này?
- Trong bản cải lương, Điệp bị động trong chuyện tình cảm và con đường công danh của mình. Còn ở phiên bản kịch nói, Điệp chủ động hơn, có tư duy hiện đại và bản lĩnh của một người đàn ông muốn mình là trụ cột gia đình, lo được cho ba mẹ và vợ sắp cưới. Nhờ sự khác nhau đó, tôi ít bị so sánh với vai diễn của các đàn anh đã từng diễn. Nhưng cũng chính sự đổi khác đó khiến một số khán giả đã quen thuộc với hình ảnh cũ của Điệp khó chấp nhận được. Tôi phải làm sao truyền đạt được thông điệp mà kịch bản, đạo diễn muốn gởi gắm qua vai diễn này.
- Từ vai phụ trong các vở “Chuyện bây giờ mới kể”, “Trò chơi tham vọng”, “Nửa đời hương phấn” đến 2 vai chính gần đây trong vở “Bao giờ sông cạn, Lan và Điệp”, anh đã đi những bước như thế nào?
- Khi về sân khấu Hoàng Thái Thanh, tôi là con số 0. Nhờ sự dìu dắt của chị Ái Như và anh Thành Hội tôi mới biết được tiếng nói sân khấu là gì, kỹ thuật biểu diễn là như thế nào, tập lấy hơi làm sao. Đa phần các diễn viên tại sân khấu này đều có kinh nghiệm dày dặn nên trong khi mọi người “đi” thì tôi phải “chạy” tăng tốc mới kịp. Nhớ lại khoảng thời gian 3 năm trước, học từng li từng tí mà thật khủng khiếp.
Video đang HOT
Đoàn Thanh Tài trong vở Bao giờ sông cạn (vở diễn vào top 5 Giải Mai Vàng 2015 của Báo Người Lao Động)
- Nhiều diễn viên bỏ chạy khỏi sân khấu kịch vì thu nhập thấp, còn anh lại dành nhiều thời gian cho sân khấu. Tại sao thế?
- Về sân khấu Hoàng Thái Thanh, tôi như tìm được ngôi nhà thứ 2 của mình. Ở đây ai cũng yêu thương, giúp đỡ tôi như người thân ruột thịt thì không có lý do gì tôi phải ra đi cả. Được diễn trên sân khấu, được khán giả vỗ tay, được đàn anh đàn chị chỉ bảo…, với tôi đó là những thứ vô giá.
- Hoàng Thái Thanh là sân khấu mà không phải nghệ sĩ nào được tin tưởng giao cơ hội những vai chính như thế. Có phải sự kiên nhẫn của anh là lợi thế?
- Mọi việc trong cuộc sống này xuất phát từ chữ duyên. Tôi về sân khấu này là nhờ chị Tuyết Thu giới thiệu. Từ đó, tôi luôn nghiêm túc, nỗ lực hết mình. Tôi nhớ chị Ái Như có nói một câu rằng: Chị không quan trọng một diễn viên diễn giỏi hay dở, chị chỉ quan trọng thái độ làm việc của họ thôi. Tôi biết mình còn diễn nhiều chỗ chưa tốt, còn thua nhiều người nhưng sự cố gắng từng ngày của tôi thì chắc hẳn sẽ hơn rất nhiều người. Nhờ đó, tôi được ưu ái giao cho những vai chính trong các vở diễn nổi tiếng nên khán giả biết đến nhiều.
- Anh từng nói muốn nỗ lực làm việc nghiêm túc để thay đổi hình ảnh mình, cụ thể là thay đổi điều gì?
- Trong mắt một số người tôi là kẻ muốn tạo scandal để nổi tiếng. Tôi muốn bằng năng lực và thái độ làm việc của mình đề xóa tan những suy nghĩ tiêu cực đó.
- Với những tai tiếng không hay xảy ra, anh có cảm thấy hối tiếc?
- Tôi hối tiếc vì mình sống bản năng quá. Nếu như lúc đó mình khéo léo hơn một chút, tỉnh táo hơn một chút thì có lẽ mọi chuyện không đến mức như vậy. Thôi đó cũng là bài học để mình khôn và trường thành hơn.
Đoàn Thanh Tài nói muốn làm việc nghiêm túc để thay đổi cái nhìn không tốt của một số người về mình.
Theo Hạ Nguyên/NLDO
'Cát-xê mỗi đêm diễn ngày Tết chỉ đủ đổ xăng'
Đoàn Thanh Tài chia sẻ, mỗi vở diễn anh chỉ nhận được thù lao chưa đến một triệu đồng, song không vì thế mà nam diễn viên chán nản, rời bỏ sân khấu như một số bạn bè khuyên.
Gặp Đoàn Thanh Tài ở sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, trông anh khá mệt mỏi và bơ phờ, song nam diễn viên hào hứng khoe, anh dành trọn Tết Nguyên đán cho sân khấu kịch.
Diễn viên phim Dốc sương mù sẽ tham gia ba vở kịch Tết tại sân khấu quận 10, TP HCM. Dù thù lao mỗi đêm diễn chỉ đủ đổ xăng, song không vì thế mà anh thiếu nhiệt huyết với các vai diễn.
Sân khấu có 50 khán giả vẫn diễn hết mình
- Là diễn viên gắn bó với sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh, anh nhận xét thế nào về tình hình lịch diễn ngày Tết của sân khấu kịch nói?
- Hai năm trở lại đây, kịch nói không còn sức hút với công chúng. Phim truyền hình, điện ảnh, game show... đang dần chiếm thị trường và được người xem yêu thích, vì thế, cũng dễ hiểu khi công chúng không còn thiết tha đến sân khấu kịch thưởng thức những vở diễn như trước. Tình hình chung là như vậy. Ai theo nghề cũng hiểu điều này chứ không phải bây giờ mới nhận ra.
Sân khấu kịch sáng đèn vào những ngày cuối tuần và lễ Tết, vì thế Tết năm nay tôi ở lại Sài Gòn để đảm bảo lịch cho mỗi tối công diễn. Năm nay, sân khấu Hoàng Thái Thanh có 5 vở. Tôi tham gia 3 vở là Nửa đời hương phấn, Bao giờ sông cạn, Lan và Điệp. Hơn hai tháng nay tôi và các đồng nghiệp tích cực tập luyện. Chúng tôi đang chạy đua với thời gian.
Nam diễn viên phim Những ông bố độc thân cho biết, sân khấu kịch là nơi giúp anh học hỏi và trưởng thành trong các vai diễn, vì thế, anh sẽ không phụ kịch nói dù mức cát-xê thấp và vắng người xem. Ảnh: NVCC
- Diễn viên kịch tốn nhiều thời gian để tập nhưng số tiền nhận được chỉ vài triệu đồng cho một đêm diễn từ 2 đến 4 tiếng đã không làm thỏa mãn nhiều nghệ sĩ. Thực tế thù lao của anh ở ngưỡng nào?
- Cát-xê của tôi chưa đến vài triệu. Một số tên tuổi đinh sẽ đạt mức vài triệu đồng. Thù lao của tôi chỉ trên dưới 1 triệu đồng. Thực tế tiền tôi nhận được sau mỗi đêm diễn vừa đủ đổ xăng. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mình chán nản, buông bỏ. Dù cát-xê ở mức nào thì tôi vẫn kiên trì theo đuổi công việc yêu thích.
- Những tháng cuối năm, nhiều sân khấu kịch phải trả vé vì không đủ lượng khách. Những vở có anh tham gia có xảy ra tình trạng tương tự?
- Chúng tôi từng lâm vào tình trạng như vậy. Có đêm diễn chỉ có 50 khán giả. Thông thường mọi người nghĩ, người xem ít chúng tôi sẽ không có cảm xúc để diễn hay diễn qua loa. Nhưng chưa bao giờ chúng tôi có suy nghĩ như vậy. Dù sân khấu đông hay ít người xem, chúng tôi vẫn giữ nguyên vẹn cảm xúc, diễn hết mình. Chính vì sân khấu ít người xem mà chúng tôi cảm nhận rõ ràng cảm xúc của khán giả. Lúc đó, tôi cảm nhận rõ tiếng cười, tiếng khóc, trạng thái bất ngờ, hồi hộp của người xem. Đây cũng là sự thú vị mà tôi trân trọng.
Thù lao mỗi vở diễn được cố định, nên dù đông hay ít khán giả, chúng tôi vẫn nhận đủ cát-xê. Nhà sản xuất đứng ra chịu trách nhiệm đảm bảo lương cho cả đoàn nên họ gánh chịu rủi ro. Đây là khó khăn mà nhiều sân khấu vướng phải. Nhà sản xuất thường xuyên phải bù lỗ. Kinh doanh sân khấu kịch ở thời điểm này không có lời, những ai đam mê và yêu nghề mới đủ sức gồng gánh.
- Là diễn viên có tiếng và có nhiều cơ hội nghề nghiệp, trong khi tình hình sân khấu khá ảm đạm, tại sao anh vẫn muốn gắn bó với kịch nói?
- Khi theo nghề mình cũng đã tìm hiểu kỹ càng. Tình hình chung hiện nay mình cũng hiểu, nhưng không vì thế mà buông bỏ. Mỗi loại hình nghệ thuật có những ưu khuyết điểm khác nhau. Tôi thích kịch nói vì mình được diễn thực tế trên sân khấu, có thể cảm nhận trực tiếp cảm xúc khóc cười của khán giả.
Không dễ đưa ra lý do giải thích cho đam mê, tại sao mình lại yêu thích cái này, cái kia. Tình yêu với kịch nói cũng vậy, tôi không biết phải diễn tả thế nào. Kịch giống như ma lực, một khi đã cuốn vào thì khó mà thoát ra được. Từ sân khấu kịch tôi học được rất nhiều và cũng nhờ đó mà tôi trưởng thành hơn trong diễn xuất.
Đầu tư khoảng 10 tỷ cho phim điện ảnh đầu tay
- Anh từng hé lộ kế hoạch đầu tư sản xuất phim điện ảnh cùng đối tác, hiện dự án được thực hiện ở giai đoạn nào?
- Năm 2016, chúng tôi bắt tay thực hiện dự án điện ảnh. Tôi và đối tác có ý định từ nhiều năm nay nhưng đến bây giờ mới có điều kiện để triển khai. Dự tính phim của tôi sẽ đầu tư khoảng 10 tỷ đồng. Hài hành động đang được khán giả yêu thích, nên chúng tôi tìm kịch bản hợp với thị hiếu người xem.
Tôi vừa đảm nhận vai trò nhà sản xuất và diễn viên. Trong phim tôi sẽ đóng vai chính phản diện. Mình đã thành công ở những vai phản diện trên truyền hình, nên hi vọng sẽ tiếp tục thành công với điện ảnh.
Đoàn Thanh Tài ấp ủ đầu tư sản xuất phim điện ảnh trong năm 2016. Ảnh: NVCC
- Ở thời điểm cạnh tranh, nhiều nhà sản xuất chịu cảnh thua lỗ, là người mới lại không có kinh nghiệm, anh sẽ đối diện vấn đề doanh thu thế nào?
- Tôi đã nghĩ đến trường hợp này. Mình làm kinh doanh thì 5 ăn, 5 thua, chuẩn bị tinh thần chấp nhận mọi tình huống xảy ra. Tôi tin với sự đầu tư nghiêm túc và chọn lựa kỹ càng, phim sẽ không rơi vào tình trạng thua lỗ nặng. Tôi coi đây là sự trải nghiệm, nếu cứ e dè thì biết đến bao giờ mới thành công.
- Anh và Phan Thị Mơ vướng tin đồn tình cảm khi cả hai thường xuyên xuất hiện cạnh nhau. Thực hư thế nào?
- Tôi và Phan Thị Mơ chỉ là anh em thân thiết. Nhóm có bốn người rất thân. Chúng tôi giúp đỡ nhau trong công việc, cuộc sống. Có lẽ vì thấy tôi hay xuất hiện cùng Mơ nên mọi người đặt nghi vấn.
Tôi vẫn chưa sẵn sàng cho các mối quan hệ tình cảm. Hiện tại chủ yếu là tập trung cho công việc và các vai diễn. Dường như tổ nghiệp cho mình cái này thì lấy lại cái khác. Năm vừa qua tôi có nhiều vai diễn ưng ý, sự nghiệp cũng tiến triển tốt nhưng đường tình duyên thì khá im ắng. Hy vọng năm sau tôi có cơ duyên gặp được "một nửa" phù hợp. Gia đình cũng trông mong sớm có con dâu nhưng tất cả phụ thuộc vào chữ duyên.
Theo Zing
Rơi nước mắt vì vở kịch 'Bao giờ sông cạn' trong ngày Vu lan Ái Như, Thành Hội, Xuân Hương, Tuyết Thu kết hợp cùng những gương mặt trẻ Đoàn Thanh Tài, Hùng Thuận lấy nước mắt khán giả trong vở kịch ý nghĩa. Nhân dịp Vu lan, sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh cho ra đời vở Bao giờ sông cạn được chuyển thể từ truyện ngắn Dòng nhớ của Nguyễn Ngọc Tư. Vở kịch do...