Đoàn tàu tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội sắp cập cảng Hải Phòng
Đoàn tàu đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội sắp cập cảng Hải Phòng trong vài ngày tới, dự kiến về Hà Nội vào cuối tháng này.
Trao đổi với PV chiều 12-10, ông Nguyễn Trung Hiếu, Phó Trưởng Ban quản lý (BQL) dự án đường sắt đô thị Hà Nội, cho biết đoàn tàu đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội sắp cập cảng Hải Phòng trong vài ngày tới.
Lộ diện đoàn tàu của tuyến metro Nhổn – ga Hà Nội
“Hiện đoàn tàu trên đang trên lộ trình di chuyển từ cảng Klang (Malaysia) để về Việt Nam. Theo lịch trình, đoàn tàu đang trên khu vực biển miền Trung, tuy nhiên do ảnh hưởng của bão số 6 nên tàu biển chở đoàn tàu phải di chuyển chậm lại để tránh bão. Dự kiến cuối tuần này tàu sẽ cập bến tại cảng Hải Phòng” – ông Hiếu cho hay.
Theo ông Hiếu, hiện BQL dự án đường sắt đô thị Hà Nội đang phối hợp với Tổng cục Khí tượng thủy văn để theo dõi sát sao diễn biến thời tiết, kịp thời điều chỉnh lộ trình di chuyển của chuyến tàu trên để đảm bảo đoàn tàu cập cảng an toàn. Sau khi cập cảng Hải Phòng, đoàn tàu sẽ được vận chuyển bằng đường bộ về depot, tại Nhổn (Bắc Từ Liêm). Sau đó, đoàn tàu được di chuyển lên nhà ga S1 trên đường 32 để người dân tham quan.
Video đang HOT
Toàn tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội có 10 đoàn tàu. Hiện nhà thầu vẫn tiếp tục sản xuất các đoàn tàu tiếp theo. Mỗi đoàn tàu này có bốn khoang với tổng chiều dài 78,27 m, có 94 ghế, có thể chở tổng cộng gần 950 hành khách mỗi chuyến, khai thác với tốc độ thương mại 35 km/giờ.
Trước đó, BQL đường sắt đô thị Hà Nội đã thông tin vào ngày 2-9, đoàn tàu đầu tiên của tuyến metro số 3, đoạn Nhổn – ga Hà Nội sẽ bắt đầu rời cảng Dunkirk (Pháp) đi cảng Hải Phòng. Theo lịch trình ngày 5-10, lô hàng trên sẽ cập cảng Klang (Malaysia). Tại đây, tàu được chuyển khẩu để rời cảng Klang ngày 7-10 và tới cảng Hải Phòng dự kiến vào ngày 24-10.
Tuy nhiên, theo lộ trình mới nhất được cập nhật thì dù gặp ảnh hưởng của bão số 6 nhưng đoàn tàu vẫn sẽ cập cảng Hải Phòng sớm hơn dự kiến một vài ngày.
Đoàn tàu đầu tiên của dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội sắp cập cảng Hải Phòng trong vài ngày tới. (Ảnh do ban quản lý dự án cung cấp)
“Quái vật” đào hầm công nghệ Ý đang về Việt Nam
Ông Hiếu cũng cho hay: Cùng với kế hoạch vận chuyển đoàn tàu thì máy đào hầm TBM và các thiết bị chuyên dụng khác để thực hiện dự án đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội cũng đang được vận chuyển về Việt Nam.
Theo đó, lô thiết bị đầu tiên của máy đào hầm TBM sẽ cập cảng Hải Phòng vào dịp cuối tháng 10-2020, đợt thứ hai sẽ được đưa về vào tháng 12-2020.
Được biết, máy đào hầm TBM là công nghệ của Ý. Đây là công nghệ đã được áp dụng cho tuyến metro 1B (Bến Thành – Suối Tiên) ở TP.HCM. Máy đào hầm đường sắt Nhổn – ga Hà Nội có đường kính 7-17,5 m, với kích thước như vậy sẽ đủ để chứa máy móc, công nhân ở bên trong để vận hành. Sau khi thi công, hầm sẽ gồm hai ống hầm rộng 6,3 m.
Đoạn ngầm của tuyến đường sắt Nhổn – ga Hà Nội nằm ở độ sâu 21-22 m, dài khoảng 4 km. Dự kiến tháng 3-2021, máy đào hầm TBM sẽ được lắp đặt và vận hành, khả năng thi công được 10 m hầm mỗi ngày.
Robot đào hầm metro sắp về Hà Nội
Robot dài 100 m, đường kính 6,6 m sẽ được đưa về Việt Nam để đào đường ngầm của tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội.
Sau nhiều lần trì hoãn vì dịch Covid-19, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) vừa thông báo robot đào hầm TBM của dự án đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội sẽ được vận chuyển về cảng Hải Phòng trong tháng 10.
Toàn bộ robot được sản xuất, lắp ráp tại Đức. Sau khi được đưa về Hà Nội, các bộ phận của robot sẽ được đưa xuống ga ngầm S9 (Kim Mã) và từ đây khoan thẳng đến ga ngầm S12 (cuối đường Trần Hưng Đạo) với chiều dài 3,5 km.
Một phiên bản của robot khoan hầm TBM sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh. Ảnh: H.L.
MRB dự kiến động thổ khoan mũi đầu tiên trong tháng 3/2021. Mỗi ngày robot này khoan được khoảng 10 m, khoan đến đâu vỏ hầm được lắp đến đấy. Khối lượng phế thải trong quá trình đào hầm sẽ được đưa đến bãi tập kết phế thải của thành phố.
Để chuẩn bị đưa máy khoan vào hoạt động, đầu tháng 8, MRB đã cùng Tư vấn dự án Systra (Pháp) và liên danh nhà thầu Hyundai - Ghella kiểm tra thực địa tuyến đường từ Hải Phòng về Hà Nội, quyết định chọn vận chuyển bằng đường bộ với hành trình 193 km.
Công nhân thi công tầng đáy của ga ngầm S9. Ảnh: Việt Linh.
Trên hành trình này có 40 điểm đi qua cầu vượt, cầu đi bộ, hầm chui, dây điện, cổng soát vé... Để bảo đảm an toàn cho đoàn xe chở máy móc siêu trường, siêu trọng, MRB cho biết sẽ phải thử tải và gia cố nâng cấp cầu.
Tại công trường ga ngầm S9, đơn vị thi công đã đào xong tầng âm thứ hai, cũng là tầng đáy của ga ngầm. Khu vực tầng âm thứ hai cũng là nơi đưa máy đào ngầm TBM xuống để thực hiện mũi khoan đầu tiên.
Thấy gì từ việc Bộ Giao thông Vận tải nhận trách nhiệm tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông? Bộ Giao thông Vận tải vừa nhận trách nhiệm về chậm tiến độ, đội vốn tại dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) thừa nhận, việc để chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư các dự án trách nhiệm trước tiên thuộc về các chủ đầu tư. Điểm mặt các dự án chậm tiến...