Đoàn tàu Đà Nẵng cập cảng Cape Town của Nam Phi
Đoàn tàu quốc tế mang tên Đà Nẵng ngày 28-10 đã cập cảng Cape Town (Nam Phi) trong hành trình đua thuyền buồm vòng quanh thế giới.
Thông tin từ Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi cho biết ngày 28-10, tại thành phố du lịch Cape Town của Nam Phi, Đại sứ quán nước ta đã tổ chức buổi giao lưu gặp gỡ với đoàn thủy thủ Đoàn tàu quốc tế mang tên Đà Nẵng nhân dịp Đoàn tàu tham gia cuộc đua thuyền vòng quanh thế giới (Clipper 2015-2016) ghé cảng Cape Town.
Đoàn thủy thủ 26 người tham gia Đoàn tàu Đà nẵng trong có rất nhiều thủy thủ không chuyên thuộc nhiều quốc gia khác nhau như: Úc, Anh, Singapore, Mỹ, Thụy Điển, Colombia…
Đại sứ Lê Huy Hoàng và các cán bộ Đại sứ quán đã giới thiệu với các thủy thủ về thành phố biển Đà Nẵng, tặng các thủy thủ đoàn những món quà lưu niệm, một số sản phẩm đặc trưng của Việt Nam, chúc mừng các thủy thủ quốc tế trên tàu Đà Nẵng đã đạt thành tích rất đáng khích lệ trong hai chặng đua vừa qua, trong đó có chặng đua gần nhất mang tên “Storm Race to Cape Town” từ Rio de Janeiro đi Cape Town.
Trao đổi với các thủy thủ về những trải nghiệm trong các chặng đua vừa qua, Đại sứ chúc thủy thủ đoàn tiếp tục chặng đua một cách an toàn với thành tích cao. Đây là cuộc đua thuyền buồm vòng quanh thế giới (Clipper 2015-2016) dành cho các thủy thủ không chuyên do TP Đà Nẵng đứng ra đăng cai nhằm quảng bá cho thành phố biển Đà nẵng.
Đại diện thủy thủ đoàn, bà Wendy Tuck (Thuyền trưởng, người Úc) bày tỏ lòng tự hào được cầm lái Đoàn thuyền đua Đà Nẵng, đại diện cho thành phố ven biển đẹp lộng lẫy và giàu lòng mến khách của Việt Nam; cảm ơn Ngài Đại sứ và đại diện cộng đồng Việt Nam đã gặp gỡ cổ vũ động viên đoàn.
Tiếp tục hành trình trên con tàu mang tên Đà Nẵng với chặng đua tiếp theo sẽ rời Cape Town vào ngày 31-10 để tới Úc và một số nước trước khi tới Đà Nẵng (dự kiến vào giữa cuối tháng 2-2016), bà Wendy Tuck và các thủy thủ mong muốn tiếp tục đóng góp quảng bá cho hình ảnh thân thiện, hòa bình phát triển của thành phố Đà Nẵng và Việt Nam nói chung.
Một số hình ảnh từ Nam Phi của đoàn tàu quốc tế mang tên Đà Nẵng:
Đại sứ Lê Huy Hoàng chụp ảnh trên tàu Đà Nẵng cùng Ban tổ chức cuộc đua – ngài Robin Knox Johnston, Chủ tịch cuộc đua, và ông Wiliam Ward Giám đốc điều hành cuộc đua Clipper Race
Video đang HOT
Các thủy thủ cùng đại diện Đại sứ quán và cộng đồng người Việt trên tàu Đà Nẵng
Các thủy thủ cùng đại diện Đại sứ quán và cộng đồng người Việt
Đại sứ tặng quà cho thuyền trưởng Wendy
Đại sứ tặng quà lưu niệm cho bà Thuyền trưởng Wendy
Thủy thủ vui mừng được tặng nón lá
Các thủy thủ thưởng thức các món ăn Việt
Các thủy thủ thưởng thức các món ăn Việt D.Ngọc – Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi
Theo_Người lao động
Trưng bày mẫu tàu đường sắt Cát LinhHà Đông từ 29.10
Bắt đầu từ ngày 29.10, mẫu tàu đường sắt trên cao, tuyến Cát Linh - Hà Đông được trưng bày tại Trung tâm triển lãm Giảng Võ, lấy ý kiến của chuyên gia, người dân.
Ngày 28.10, ông Lê Kim Thành, Tổng Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt cho biết, để kịp thời thông tin đến người dân về phương án thiết kế nội - ngoại thất của đoàn tàu, đơn vị đã chọn vị trí sân trước nhà A1, khu vực cạnh đài phun nước - Trung tâm triển lãm Giảng Võ (nay là Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam) làm nơi trưng bày.
Thời gian trưng bày từ 10h00 ngày 29.10.2015 đến 17h00 ngày 30.11.2015, mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Buổi sáng mở cửa trưng bày từ 8h00 đến 12h00; buổi chiều: từ 13h00 đến 17h00.
Mẫu tàu chạy đường sắt trên cao tuyến Cát Linh, Hà Đông được công bố ngày 21.9
Trong thời gian trưng bày, khách thăm quan được phát phiếu thăm dò ý kiến để chủ đầu tư; ban quản lý đường sắt, Tổng thầu EPC và nhà sản xuất đoàn tàu tiếp thu xem xét chỉnh sửa cho phù hợp.
Ông Thành cho hay, tàu mẫu mô phỏng tỷ lệ 1/1 về hình dáng kết cấu, nội ngoại thất. 37 học viên lái tàu đợt 1 hiện đang trong giai đoạn lái thử thực tế trên một số tuyến đường đang khai thác tại Bắc Kinh để chuẩn bị thi tốt nghiệp và hoàn thành khóa học vào tháng 11.2015. Các khóa đào tạo chuyên ngành khác cũng đang được triển khai.
Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh-Hà Đông mua 13 đoàn tàu loại B1 của Trung Quốc với cấu hình mỗi đoàn tàu gồm 4 toa xe, với giá trị hơn 63 triệu USD.
Nội thất bên trong tàu
Theo ông Thành, đầu tàu lựa chọn hình dạng đầu tàu vát, gần với hình dạng khí động học, hiện đại, năng động thường thấy ở các đoàn tàu tốc độ cao.
Họa tiết trang trí thể hiện nét đặc trưng văn hóa của thành phố Hà Nội, lựa chọn biểu tượng Khuê Văn Các ở giữa đầu tàu. Tại vị trí nổi bật, phía dưới là dòng chữ Cát Linh - Hà Đông thể hiện điểm đầu - điểm cuối của tuyến đường sắt đô thị trình bày trên nền sơn phủ kín đầu trước tạo vẻ trang nghiêm.
Đoàn tàu sử dụng chất liệu vỏ thép không gỉ với bề mặt được đánh xước mờ, sạch sẽ. Màu của tàu là màu xanh lá cây tươi sáng tạo cảm giác trẻ trung, năng động nhưng thân thiện với thiên nhiên, môi trường, thể hiện xu hướng hài hòa với thiên nhiên.
Đèn pha đầu tàu, lựa chọn loại đèn kép 3 (đèn chiếu gần, đèn chiếu xa, đèn đỏ khi ở đuôi tàu) bố trí đứng dọc theo viền cạnh đầu tàu, mang dáng vẻ vững chãi, hiện đại nhưng vẫn hài hòa với vẻ trang nghiêm của đầu tàu.
Nội thất bên trong tàu sử dụng kết cấu tay vịn, cột. Tấm ốp đầu ghế ngồi có hình dáng khỏe khoắn, có màu sắc chủ đạo là màu xanh lá cây theo ngoại thất. Ghế ngồi sử dụng vật liệu composite có độ bền chắc cao, tạo cảm giác ngồi thuận lợi cho hành khách, đặc biệt tránh được cảm giác lạnh khi ngồi vào mùa đông.
Bảng thông tin hiển thị được lựa chọn bản đồ dạng đèn LED bố trí phía trên các cửa lên xuống, hiển thị rõ ràng, thể hiện các thông tin thuận tiện cho hành khách đi tàu (ga sắp đến, ga đang dừng, bản đồ tuyến, thời gian, phía cửa mở...).
Tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30.5.2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. Bộ GTVT phê duyệt dự án đầu tư ngày 15.10.2008. Dự án khởi công tháng từ 10.2011, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014, chạy thử toàn tuyến vào năm 2015 và quý 1 năm 2016 sẽ vận hành chính thức. Tuy nhiên, do nhiều vướng mắc về mặt bằng, điều chỉnh vốn, dự án phải lùi tiến độ đến 6.2016 mới chính thức đưa vào vận hành thương mại. Về tổng mức đầu tư của dự án, sau khi điều chỉnh tăng thêm 315 triệu USD, tổng mức dự án đến thời điểm này vào khoảng 868,04 triệu USD. Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,5 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông. Đoàn tàu chạy với vận tốc thiết kế tối đa 80/km/h, vận tốc bình quân khai thác 35km/h, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến.
Theo_Dân việt
Hình ảnh "đập hộp" đoàn tàu mẫu Cát Linh - Hà Đông Sáng mai (29/10), đoàn tàu mẫu Cát Linh - Hà Đông sẽ được trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ (Hà Nội). Đoàn tàu mẫu tuyến Cát Linh - Hà Đông Đoàn tàu mẫu tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông sẽ được trưng bày tại Triển lãm Giảng Võ vào ngày mai (29/10), để lấy ý kiến người dân...