Đoàn nghị sĩ Thượng viện Mỹ sang Việt Nam bàn về Biển Đông
Trưởng ban Đối ngoại Quốc hội Trần Văn Hằng cho biết khi trao đổi với phóng viên bên lề kỳ họp Quốc hội ngày 26/5.
Đề cập đến việc lần đầu tiên Việt Nam cử quân nhân tham gia công tác gìn giữ hòa bình quốc tế, Trưởng ban Đối ngoại Trần Văn Hằng nói: Việt Nam đã cử hai sĩ quan liên lạc tham gia vào phái bộ gìn giữ hòa bình quốc tế ở Sudan. Trước mắt, số lượng người tham gia chỉ như thế, còn nếu muốn có lực lượng lớn hơn thì phải có Nghị quyết của Quốc hội.
Phát huy vai trò, trách nhiệm của Việt Nam
Mục đích của việc tham gia công tác gìn giữ hòa bình quốc tế là gì, thưa ông?
Nghị quyết của Trung ương và cương lĩnh đã nói đến vấn đề hội nhập quốc tế toàn diện. Bên cạnh đó, chúng ta là thành viên tích cực, có trách nhiệm với cộng đồng quốc tế, cũng là thành viên của LHQ rồi, giờ tham gia lực lượng này để phát huy vai trò, trách nhiệm của Việt Nam – một thành viên tích cực của cộng đồng quốc tế.
Thứ hai là tham gia để đóng góp sức lực, trí tuệ với nghĩa vụ là một thành viên. Thứ ba nữa là kết hợp học tập rút kinh nghiệm, đồng thời hoàn thiện cơ chế chính sách thuộc về “nội luật” và dần dần nội luật hóa các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt Nam chúng ta là thành viên.
Quốc hội có cho ý kiến về việc này không, và dự kiến khi nào thưa ông?
Trong chương trình xây dựng pháp luật, dự kiến kì họp thứ 8 Quốc hội sẽ cho ý kiến. Hiện cơ quan chính phủ, trực tiếp là Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đang phối hợp hình thành đề án.
Đề án này đã có rồi, hiện nay mới sơ bộ đang bàn để trước mắt theo tôi nên ra nghị quyết trước đã. Bởi vì nếu luật hóa thì ta chưa có kinh nghiệm. Thứ nữa là còn phải có thời gian để trao đổi, học tập kinh nghiệm, để khi ra luật mới chặt chẽ hơn và đáp ứng được yêu cầu. Tránh việc làm xong rồi phải sửa.
Ông Trần Văn Hằng, Trưởng ban Đối ngoại Quốc hội. (Ảnh: ND)
Những nguyên tắc nào phải tuân thủ khi mình tham gia vào lực lượng này thưa ông?
Video đang HOT
Tất nhiên khi đã tham gia rồi thì phải theo sự điều hành chung của LHQ. LHQ đã có hình thành phái bộ tham gia gìn giữ hòa bình từ năm 1948, đã có nguyên tắc, điều kiện, quy chế hoạt động và bộ tham mưu điều hành chung.
Chỉ có điều chúng ta mới nên chỉ tham gia từng bước một để vừa lấy kinh nghiệm vừa rèn luyện đào tạo. Tham gia lực lượng này phải đào tạo đội ngũ cán bộ chiến sĩ nắm được luật quốc tế, thứ hai là phải có trình độ ngoại ngữ để trực tiếp tham gia.
Theo ông, dư luận quốc tế có e ngại khi chúng ta tham gia lực lượng này không? Chẳng hạn như e ngại đi tìm kiếm đồng minh, liên minh quân sự?
Hiện nay không có e ngại gì, thậm chí họ còn cho rằng cộng đồng quốc tế rất hoan nghênh. Vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng cao, có uy tín, nên họ phấn khởi khi Việt Nam tham gia, đồng thời tin tưởng Việt Nam sẽ có những đóng góp tích cực, đáp ứng các yêu cầu.
Bàn về Biển Đông
Được biết, Đoàn nghị sĩ Hoa Kỳ sẽ sang Việt Nam trao đổi với Quốc hội? Ông có thể cho biết nội dung buổi làm việc này?
Theo kế hoạch, hôm nay (27/5), đoàn Chủ tịch tiểu ban Châu Á Thái Bình Dương, thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ sẽ sang thăm và làm việc tại Việt Nam.
Nội dung tham gia lần này có nhiều vấn đề, trong đó có nội dung tăng cường thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Thứ hai là tìm hiểu xem xét thái độ, chủ trương của ta đối với vấn đề Biển Đông vừa rồi.
Thứ ba là nắm việc triển khai Hiến pháp của ta, đặc biệt vấn đề nhân quyền. Họ đang bàn đến dự luật nhân quyền của Việt Nam. Về vấn đề nhân quyền, nhận thức và quan điểm của hai bên còn khác nhau. Vì thế các cuộc trao đổi, đối thoại sẽ dẫn tới hiểu nhau hơn, xử lý vấn đề nhân quyền phù hợp hơn với vấn đề của nước ta.
Được biết, Quốc hội Mỹ vẫn chưa đồng ý với việc Mỹ bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Nội dung này có được đề cập tới trong dịp này?
Về vấn đề vũ khí sát thương, hiệp định về hạt nhân dân sự đã ký rồi. Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương cũng sẽ nằm trong nội dung cuộc trao đổi lần này. Các vấn đề này đang bàn và ta sẽ đề xuất bàn kĩ, đặt vấn đề vì họ có làm việc với Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó chúng ta có đề xuất gì về vấn đề Biển Đông không thưa ông?
Hiện nay, ở Mỹ đã có phản ứng tích cực, từ Chủ tịch Thượng viện, rồi 6 nhóm nghị sĩ phản ứng. Bây giờ họ sang tìm hiểu, mình vẫn giữ quan điểm bằng mọi biện pháp bảo vệ chủ quyền.
Riêng lần này, Việt Nam mong muốn làm cho các Nghị sĩ Mỹ hiểu rõ cơ sở pháp lý và lịch sử của chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ đề nghị các nước phải có tiếng nói phù hợp với luật pháp quốc tế về Biển Đông.
Xin cảm ơn ông!
Theo Nguyễn Dũng (Infonet.vn)
Lời kể bàng hoàng của ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc cướp phá
Sang 26/5, tau ca QNg 96417 TS, do ngư dân Dương Văn Giàu (thôn Đông, xa An Hai, huyên Ly Sơn) cập bờ trong tình trạng bị đập phá tan nát.
Điều khiển con tàu cá bị đập phá tan nát cập đảo Lý Sơn, ngư dân Dương Văn Giàu, chủ tàu kiêm thuyền trưởng cùng 11 ngư dân chưa hết bàng hoàng sau sự việc bị tàu Trung Quốc tấn công.
Sáng 26/5, tàu cá QNg 96417 TS của ngư dân Lý Sơn bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp tài sản đã cập bờ
"Tàu của tôi cùng 11 ngư dân xuất bến rời đảo Lý Sơn ra Hoàng Sa vào ngày 23/4. Đến tối ngày 7/5, khi đang cho tàu hoạt động gần đảo Colin (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) để lặn bắt hải sâm thì bất ngờ tàu Hải cảnh của Trung Quốc xuất hiện.
Họ hung hăng cho tàu áp sát mạn tàu cá. Sau đó, cho 3 xuồng máy cao tốc cùng lực lượng bao vây tàu cá QNg 96417 TS để uy hiếp.
Ngư cụ bị chặt phá
Hung khí tàu Trung Quốc đánh rơi lại trên tàu sau khi tấn công tàu cá Việt Nam
Họ không nói không rằng, đằng đằng sát khí, tay lăm lăm rùi cui điện và tuýp sắt hung hăng nhảy lên tàu cá chặt phá dây hơi, đánh đập ngư dân rồi cướp toàn bộ trang thiết nghề cá từ máy Icom, máy định vị, máy dò cá và lấy đi gần 400 con hải sâm vừa khai thác được; đồng thời ép chúng tôi phải cho tàu quay trở về đất liền", ông Giàu bức xúc.
Người thân ngóng chờ trong bờ
Bị cướp hết phương tiện liên lạc, thiết bị định vị, ông Giàu và 11 ngư dân trên tàu đành thả trôi con tàu mong gặp được thuyền bạn cứu giúp.
Đến chiều ngày 9/5, tàu QNg 96417 TS được ngư dân địa phương phát hiện và liên lạc được vào đất liền trình báo. Đồng thời mượn ngư cụ từ tàu bạn để tiếp tục bám biển.
Niềm vui đoàn tụ
Đến sáng 26/5, tàu cá QNg 96417 TS cùng 11 ngư dân đã về đến đảo Lý Sơn. Ngay sau khi chiếc tàu cập bến, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã có mặt để xác minh vụ việc.
Theo Vietbao
Người Việt ở Nhật tiếp tục tuần hành phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản tiếp tục xuống đường tuần hành, gửi thư kháng nghị phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Thông tin cho Thanh Niên Online, Chủ tịch Hội thanh niên sinh viên Việt Nam tại thành phố Osaka (Nhật Bản), Bùi Văn Phố cho biết, đã có gần 1.000 du học sinh, kiều bào Việt Nam...