Đoàn kết toàn dân là sức mạnh để bảo vệ chủ quyền biển, đảo
“Những nhà chiến lược quân sự của Mỹ đã đánh giá, khi Việt Nam nhận đủ 6 tàu ngầm thì hải quân Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á. Theo tôi, đó là một đánh giá khá chính xác”.
Đó là chia sẻ của PGS.TS, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam – Bộ Quốc phòng, hiện là Chủ tịch Hội Biển thành phố Hồ Chí Minh với phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm (ảnh:VL)
P/V: Thời gian gần đây, chúng ta đã đầu tư trang thiết bị hiện đại cho Hải quân, trong đó phải kể tới là những chiếc tàu ngầm Kilo. Chuẩn Đô đốc có đánh giá gì về vấn đề này?
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Một đất nước muốn có một lực lượng đủ mạnh để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải, thềm lục địa thì đất nước đó phải tự thân xây dựng nên lực lượng đó. Phải có sức mạnh nội lực chứ dựa vào nước khác để có một lực lượng như thế không bao giờ vững mạnh. Vì vậy vấn đề xây dựng quân đội chính qui, từng bước hiện đại, là một sự dũng cảm và một hướng đi đúng hướng.
Video đang HOT
Nói về lực lượng hải quân, thời gian gần đây, chúng ta đã đầu tư mua những phương tiện hiện đại như thế không phải chúng ta đe dọa ai, và chúng ta cũng không bao giờ nghĩ đến quẫy nhiễu nước khác, mà để chúng ta tự vệ, tự bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của mình. Rõ ràng, thế giới thấy lực lượng hải quân Việt Nam bây giờ không phải là yếu nữa, mà như những nhà chiến lược quân sự của Mỹ đánh giá là khi Việt Nam nhận đủ 6 tàu ngầm thì hải quân Việt Nam mạnh nhất Đông Nam Á. Theo tôi đó là một đánh giá khá chính xác.
P/V: Vậy theo Chuẩn Đô đốc, với lực lượng hải quân Việt Nam lớn mạnh như hiện nay, chúng ta hoàn toàn có thể bảo vệ chủ quyền biển, đảo của mình?
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của quốc gia, chúng ta phải dùng lực lượng tổng hợp, không đơn thuần là lực lượng hải quân, nhưng ta phải lấy lực lượng hải quân và không quân làm nòng cốt. Giống như trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, lực lượng vũ trang là lực lượng nòng cốt nhưng lực lượng tạo nên những đòn đánh lớn là lực lượng tổng hợp, trong đó có sức dân, sức quốc tế. Quốc tế ủng hộ chúng ta bằng chính trị, bằng lời nói, bằng tuyên bố và cả bằng vật chất.
Ngày nay cũng thế, muốn bảo vệ biển, đảo chúng ta phải dùng sức mạnh tổng hợp. Nhân dân phải đoàn kết, phải có ý chí làm chủ cho được vùng biển của mình. Nhân dân phải có quyết tâm, dũng khí, chí khí và quyết tâm để làm được điều đó, đó chính là sức mạnh của toàn dân.
Tôi nghĩ rằng, Trung ương Đảng và Nhà nước có một quyết tâm xây dựng lực lượng hải quân và không quân như hiện nay, mua sắm trang thiết bị hiện đại như thế cũng một phần xuất phát từ yêu cầu của nhân dân, vì nhân dân thấy rằng, chúng ta yếu để cho người khác dọa nạt là không được, và cần thiết phải trang bị các phương tiện hiện đại để chủ động trong bảo vệ Tổ quốc.
Tiếp nữa, chúng ta phải tranh thủ được sự đoàn kết quốc tế, trước hết là đoàn kết các nước trong khối ASEAN, đặc biệt là những nước có quyền lợi trực tiếp từ Biển Đông…
Với Trung Quốc, chúng ta phải làm cho nhân dân Trung Quốc hiểu rõ chính nghĩa thuộc về Việt Nam và những nước có bờ biển trên Biển Đông theo đúng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982. Điều này không dễ dàng, nhưng những người yêu chuộng hòa bình và chính nghĩa chắc chắn sẽ luôn ủng hộ chúng ta.
P/V: Chuẩn Đô đốc có chia sẻ gì về sự quan tâm của thế hệ trẻ và toàn thể người dân Việt Nam đối với vấn đề chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong thời gian gần đây?
Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm: Thông qua báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng, tôi rất xúc động khi nhận thấy nhân dân mình, đặc biệt là giới trẻ đang dành sự quan tâm, dõi theo và ủng hộ sự trưởng thành, phát triển của các lực lượng vũ trang, đặc biệt là Hải quân Nhân dân Việt Nam. Điều đó thể hiện tinh thần yêu nước, truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay, rất đáng trân trọng.
Tuy nhiên, cá nhân tôi cũng muốn nhắn nhủ tới thế hệ trẻ, với nhiệt tình cách mạng, tình yêu nước đã là rất đáng mừng rồi, nhưng chúng ta cần bớt được cái “đầu nóng”, cần suy nghĩ chín chắn, suy xét và phân tích bối cảnh, tình hình để hiểu được giải pháp về chính trị, ngoại giao và các mặt khác nữa mà Đảng và Nhà nước chúng ta đang kiên trì thực hiện. Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn các nhà lãnh đạo đất nước lắng nghe nhân dân để hiểu được tâm tư, nguyện vọng của người dân, tạo được sự thống nhất cao trong toàn Đảng, toàn dân, từ đó sẽ tạo ra sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Làm được vậy thì chúng ta sẽ có sức mạnh mà bất kể kẻ thù nào cũng sẽ phải khiếp sợ.
P/V: Xin trân trọng cảm ơn Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm !
Theo Dantri
Chủ tịch huyện Hoàng Sa lên tiếng về việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền
Ngày 9/5, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa - ông Võ Công Chánh - đã có ý kiến chính thức về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 và các tàu bảo vệ hoạt động trong vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo Chủ tịch huyện Hoàng Sa, vị trí hoạt động của giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đặt tại toạ độ 15'29 độ Vĩ Bắc, 111'12 độ Kinh Đông từ ngày 2/5/2014 đến nay là nằm hoàn toàn trong vùng biển Hoàng Sa, trong phạm vi quản lý của chính quyền UBND huyện Hoàng Sa, thành phố Đà Nẵng.
Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa - ông Võ Công Chánh (ảnh trái) vừa nhậm chức vào đầu tháng 5 vừa qua
"Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa, cũng như quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình", Chủ tịch huyện Hoàng Sa khẳng định.
Chủ tịch huyện Hoàng Sa cũng cho rằng, hoạt động phi pháp của giàn khoan HD 981; hành vi manh động của các tàu bảo vệ phía Trung Quốc trong những ngày qua đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận có liên quan giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc.
"Là cơ quan hành chính địa phương được Nhà nước giao quản lý huyện đảo Hoàng Sa, chúng tôi cực lực phản đối phía Trung Quốc đã vi phạm luật pháp quốc tế; vi phạm các nguyên tắc và thỏa thuận giải quyết vấn đề trên biển; làm xấu đi quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các địa phương của hai bên. Chúng tôi kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng và thực hiện nghiêm túc, vô điều kiện Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông năm 2002 (DOC), các thỏa thuận có liên quan giữa lãnh đạo cấp cao hai nước; rút ngay giàn khoan HD 981 và các tàu của họ ra khỏi vùng biển của Việt Nam; giải quyết mọi mâu thuẫn, tranh chấp thông qua đàm phán hòa bình", Chủ tịch huyện Hoàng Sa - ông Võ Công Chánh - tuyên bố.
Theo Dantri
Không để một tấc biển của ông cha bị xâm lấn! "Với lực lượng kiểm ngư đang hoạt động trên biển, đây là giai đoạn thử thách. Những vụ việc vừa rồi cho thấy anh em rất kiên cường, không để một "tấc biển" của ông cha ta để lại bị xâm lấn, xứng đáng với niềm tin của toàn dân trao cho"... ...Ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Kiểm ngư Việt Nam...