Đoàn kết – ngọn nguồn của sức mạnh
Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc là nội dung trong chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh năm 2020, đã và đang được triển khai sâu rộng.
Điều đó cũng được soi rọi rất rõ từ công cuộc phòng, chống dịch Covid-19 hiện nay.
Phó Tổng Biên tập báo Kinh tế & Đô thị Lại Bá Hà trao quà hỗ trợ tại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (Đại học Quốc gia Hà Nội). Ảnh: Phạm Hùng
Từ lời dặn của Bác
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đoàn kết không chỉ tạo nên sức mạnh mà còn là vấn đề có ý nghĩa quyết định tới việc sống còn, thành bại, được mất trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù. PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc (nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng) nhận định, thực tiễn cách mạng Việt Nam chính là hiện thực sinh động khẳng định nội dung phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng. Sự đoàn kết, đồng lòng của cả dân tộc chính là nguồn lực mạnh mẽ đưa đất nước vượt qua nhiều thời điểm khó khăn, khắc nghiệt, để lại những dấu ấn hào hùng trong lịch sử.
Video đang HOT
Trong những ngày này, sự đoàn kết toàn dân lại được thể hiện mạnh mẽ trong việc phòng chống đại dịch Covid-19. Người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong công tác phòng, chống dịch. Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Đảng, Chính phủ đã sớm kêu gọi Nhân dân đoàn kết một lòng, tạo nên sức mạnh tập thể, cùng nhau đẩy lùi dịch bệnh. Chính sự đồng lòng của cả hệ thống chính trị đã tạo nên sự đồng thuận cao trên phạm vi toàn xã hội, vì thế đã khơi dậy, nâng cao niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, đã hình thành nên “phong trào cách mạng” rộng rãi trong Nhân dân. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng, chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Tinh thần đoàn kết còn thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị chức năng trên tuyến đầu và cả ở hậu phương trong phòng chống dịch.
Cùng chung tay
Đặc biệt, tinh thần đoàn kết thể hiện qua những nghĩa cử cao đẹp của các cá nhân, tổ chức, tùy khả năng của mình đã góp công, góp của, góp ý tưởng để phòng dịch, nhiều câu chuyện cảm động được lan tỏa… Theo thống kê của Ủy ban MTTQ Việt Nam, chỉ sau một tháng phát động, số tiền, hiện vật các cơ quan, đơn vị, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ và đăng ký ủng hộ phòng, chống dịch được gần 1.600 tỷ đồng, thông qua Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam và MTTQ các tỉnh, thành. Thông qua ủng hộ bằng tin nhắn thông qua Cổng thông tin điện tử nhân đạo quốc gia đầu số 1407 do Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam phối hợp với Bộ TT&TT, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Bộ Y tế phát động sau một tháng cũng nhận được hơn 148 tỷ đồng. Số tiền, hiện vật này đã được chuyển kịp thời tới các đơn vị phòng dịch. Với Chương trình “Cùng Kinh tế & Đô thị chung tay đẩy lùi Covid-19″, tập thể cán bộ phóng viên, người lao động báo Kinh tế & Đô thị đã đóng góp một ngày lương và kêu gọi các DN, tổ chức, cá nhân tham gia ủng hộ gần 1 tỷ đồng gồm tiền mặt và đồ dùng trang thiết bị y tế, thực phẩm để đưa đến phục vụ hơn 10 quận huyện, xã, phường, trung tâm y tế, bệnh viện…
Đây là những việc làm hết sức có ý nghĩa, thể hiện tinh thần đại đoàn kết dân tộc, tương thân tương ái. Càng trân trọng hơn khi các tổ chức, DN, cá nhân đó cũng đang phải đối mặt với những khó khăn nhất định trong bối cảnh đại dịch lây lan toàn cầu. Đồng thời, sự đoàn kết còn được thể hiện ở sự chung tay vào cuộc với những cách làm sáng tạo của từng khối cơ quan, đơn vị. Như Công đoàn các cấp đã phối hợp tuyên truyền, đề xuất các giải pháp hỗ trợ người lao động. Thanh niên không chỉ thể hiện sự xung kích trong công tác tuyên truyền, còn vận động thanh niên tạm hoãn hoặc giảm quy mô đám cưới; lắp đặt các trạm rửa tay dã chiến; thành lập các Đội phản ứng nhanh; thực hiện “gõ cửa từng nhà” khai báo y tế. Hội phụ nữ đã có những sáng kiến về tuyên truyền đến từng gia đình để thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch; giúp đỡ hội viên gặp khó…
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nhận định, thật đáng trân trọng trước việc hàng vạn cán bộ, chiến sĩ quân đội sẵn sàng nhường nơi ở, sinh hoạt của mình làm khu cách ly; hàng nghìn cán bộ, nhân viên y tế, các chiến sĩ cửa khẩu, không quản hiểm nguy, túc trực 24/7 tại vị trí phân công… Hay Việt Nam đã dang rộng vòng tay đón hàng trăm nghìn công dân trở về. Một lần nữa, tầm quan trọng của sức mạnh đoàn kết được phát huy, lan tỏa và tạo ra hiệu quả thực tiễn đúng như tư tưởng của Bác.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ
Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh và lực lượng vũ trang thành phố, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh dẫn đầu, đa đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố (Đồi không tên, Quận 9).
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn đại biểu Thành phố và Quân đoàn 4 dâng hương tưởng niệm các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ.
Tại đây, Đoàn đại biểu Thành phố Hồ Chí Minh đã thành kính dâng hương và dành một phút mặc niệm tưởng nhớ công ơn to lớn của các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ đã cống hiến máu xương, hy sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.
Ngay sau lễ viếng, các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh cùng các đại biểu đã thắp hương tại các mộ phần Anh hùng liệt sĩ. Sau đó, Đoàn đến viếng, dâng hoa, dâng hương, tri ân các thế hệ lãnh đạo, các bậc lão thành cách mạng đã có những cống hiến to lớn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tại Nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh (Lạc Cảnh, quận Thủ Đức).
Tại Đền Tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược, Nghĩa trang liệt sĩ huyện Củ Chi, đoan lanh đao Thanh phô Hô Chi Minh do đồng chí Trần Lưu Quang, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh làm Trưởng đoàn, cùng đại diện các sở, ban, ngành, quận, huyện và các tầng lớp nhân dân thành phố đã đến viếng, đặt vòng hoa, dâng hương các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân dâng hương tưởng nhớ các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ.
Tại đây, trước anh linh của các Mẹ và gần 45.000 liệt sĩ, các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dành một phút mặc niệm thành kính tưởng nhớ công ơn của đồng bào, chiến sĩ đã chiến đấu kiên cường, anh dũng hy sinh trên vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.
Cùng ngày, lãnh đạo Thành phố, đại diện các sở, ban, ngành, quận, huyện và đông đảo các tầng lớp nhân dân thành phố đã đến dâng hoa, dâng hương, tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh) và Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cùng đoàn đại biểu Thành phố và Quân đoàn 4 dành một phút mặc niệm tưởng nhớ công ơn các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các Anh hùng liệt sĩ.
Trong không khí trang nghiêm, Đoàn đại biểu đã dành một phút mặc niệm bày tỏ lòng thành kính và biết ơn vô hạn trước công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh; nguyện cùng chung sức, đồng lòng, cống hiến hết sức mình để thực hiện Di nguyện của Người; tiếp tục thực hiện tốt việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình.
Tin, ảnh: Thanh Vũ
Làm theo Bác bằng những việc làm thiết thực Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và quá trình hoàn thiện nhân cách các thế hệ con người Việt Nam hiện nay. Những năm qua, việc học tập và làm theo Bác được toàn Đảng, toàn dân nêu cao...