Đoàn Hoa Kỳ thăm địa điểm Dự án tẩy độc dioxin tại sân bay Đà Nẵng
Chiều 17/4, Đoàn trợ lý Nghị sĩ Hoa Kỳ do bà Terra Lynn Sabag, Phó Chánh văn phòng Hạ Nghị sĩ Hoa Kỳ Rick Larsen làm trưởng đoàn đã đến thăm địa điểm Dự án “ Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng”.
Khu vực xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Tại buổi gặp mặt, Thiếu tướng Bùi Anh Chung, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân (PK-KQ), đại diện Ban chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc dioxin sau chiến tranh giới thiệu một số kết quả chính của dự án “Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng” qua hai giai đoạn.
Khu vực xử lý dioxin tại sân bay Đà Nẵng. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Theo đó, ngày 17/6/2011, hoạt động rà phá bom mìn, vật liệu nổ-hoạt động đầu tiên của dự án chính thức được triển khai. Đến tháng 12/2015 kết thúc giai đoạn 1, đã xử lý thành công 45.000 m3 đất, bùn nhiễm dioxin nồng độ cao trên 1.000 ppt về mức 100 ppt đạt mục tiêu đề ra.
Từ tháng 1/2016 bắt đầu giai đoạn 2, dự án đã đào xúc, vận chuyển đất nhiễm dioxin tới mố IPTD và tiến hành xử lý mẻ 2. Đã xử lý triệt để 90.000 m3 đất, bùn nhiễm dioxin nồng độ cao trên 100 ppt, chôn lấp cô lập khoảng 50.000 m3 đất bùn nhiễm dioxin dưới 1.000 ppt vào khu vực an toàn và kết thúc vào tháng 11/2018.
Video đang HOT
Đoàn trợ lý Nghị sĩHoa Kỳ thăm địa điểm Dự án “Xử lý môi trường ô nhiễm dioxin tại sân bay Đà Nẵng”. Ảnh: VGP/Lưu Hương
Đạt được kết quả này là nhờ sự hợp tác chặt chẽ giữa Quốc hội cũng như Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ; sự quan tâm chỉ đạo của các bộ, ngành của Chính phủ Việt Nam và sự hợp tác chặt chẽ của cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ tại Việt Nam.
Việc hoàn thành Dự án đã đánh dấu mốc quan trọng trong nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh của Việt Nam.
“Kết quả dự án đã chứng minh tính hiệu quả và ý nghĩa trên nhiều lĩnh vực: Môi trường, kinh tế- xã hội, sức khỏe cộng đồng; đem lại những bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác quản lý, giám sát, vận hành và ứng dụng công nghệ trong hoạt động khắc phục hậu quả chất độc hóa học/dioxin…”, Thiếu tướng Bùi Anh Chung cho biết.
Lưu Hương
Theo Tintuc
Cấm không được, Đà Nẵng chỉ biết buông cho Grab 'tung hoành'
Dù thẳng thừng từ chối triển khai dịch vụ Grabcar, Đà Nẵng vẫn "bó tay" trong việc ngăn chặn loại hình này phát triển ở TP.
Phó giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng Bùi Thanh Thuận cho biết, TP đã có ý kiến về việc chưa thực hiện thí điểm các ứng dụng khoa học hỗ trợ quản lý và kết nối hoạt động vận tải hành khách theo hợp đồng (các ứng dụng như Grabcar...) cho đến khi có khung pháp lý và các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể để quản lý.
Thực tế từ năm 2015, khi Bộ GTVT quyết định cho phép Grab thực hiện thí điểm, UBND TP Đà Nẵng đã thẳng thừng từ chối vì cho rằng, Grab hoạt động sẽ phá vỡ quy hoạch taxi truyền thống, gây ách tắc giao thông.
Mặc dù vậy, ông Thuận cho hay, hiện nay công ty TNHH Grabtaxi đang tổ chức huy động phương tiện tham gia sử dụng ứng dụng Grabcar bao gồm cả xe chưa được cấp phù hiệu, xe hợp đồng theo quy định.
Grabcar hoạt động ở Đà Nẵng dù TP chưa cho phép
Trong thời gian qua, Thanh tra Sở GTVT Đà Nẵng được lệnh tăng cường kiểm tra, xử lý Grabcar hoạt động chui ở địa bàn.
Năm 2018, Thanh tra Sở đã xử phạt 233 trường hợp xe Grab chạy chui với tổng số tiền hơn 730 triệu đồng. 3 tháng đầu năm nay, phạt 82 trường hợp với số tiền hơn 240 triệu đồng.
Tuy thế, số lượng xe Grab hoạt động ở Đà Nẵng được ghi nhận đã tăng vọt trong thời gian qua. Ông Võ Thành Nhân, Chủ tịch hiệp hội taxi Đà Nẵng cho biết, đã có hơn 4.000 xe Grab, gấp gần 3 lần số xe taxi vốn đã được TP quy hoạch là 1.700 chiếc. Doanh thu của taxi truyền thống bị sụt giảm 10-15%, lợi nhuận có thể sụt giảm đến 70%.
Hiện 8 hãng taxi trong hiệp hội đều gặp khó khăn. Các hãng đều ghi nhận tình trạng tài xế nghỉ việc để chuyển qua chạy Grab.
Quản lý 'bất lực'?
Ông Võ Thành Nhân cho hay, hiệp hội taxi Đà Nẵng đã nhiều lần kiến nghị lên lãnh đạo TP, Sở GTVT về giải pháp quản lý hoạt động của Grab nhưng đến nay cơ quan chức năng vẫn "án binh bất động".
Mới đây, hàng loạt tài xế taxi đã tập trung trước sân bay Đà Nẵng đình công phản đối hoạt động của Grab. Lý do được cho là các hãng taxi đều phải đóng tiền và xếp hàng chờ lượt để đón khách ở sân bay, còn các xe Grab thì mặc nhiên ra vào đón khiến taxi mất khách.
Phó giám đốc Sở GTVT Đà Nẵng Bùi Thanh Thuận cho rằng, việc kiểm soát hoạt động của Grab rất khó khăn.
"Xe Grabcar không có dấu hiệu nhận biết gây khó khăn cho các lực lượng trong việc xác định đối tượng để kiểm tra, xử lý vi phạm.
Các xe Grab thường xuyên di chuyển giữa các địa phương (Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam...), không cố định phạm vi hoạt động nên công tác khoanh vùng, xác định danh sách xe vi phạm gặp nhiều khó khăn", ông Thuận cho biết.
Đặc biệt ông cũng cho rằng, việc gọi xe thực hiện qua ứng dụng trên điện thoại. Khi lực lượng chức năng sử dụng ứng dụng đặt xe để kiểm tra, sau 1, 2 lượt đặt xe sẽ bị phần mềm tự động phát hiện và từ chối dịch vụ.
"Sở GTVT đã yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải khách theo hợp đồng không tham gia sử dụng ứng dụng Grabcar, đề nghị công ty TNHH Grabtaxi không triển khai ứng dụng Grabcar, các hoạt động quảng cáo, quảng bá có liên quan đến ứng dụng gọi xe của Grab tại TP Đà Nẵng trong thời gian Chính phủ chưa ban hành các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến loại hình này", ông Thuận nói.
Chủ tịch Hiệp hội taxi Đà Nẵng Võ Thành Nhân cho biết, đang hoàn tất hồ sơ pháp lý để kiện Grab ra tòa vì cho rằng, Grab làm trái pháp luật (Đà Nẵng chưa cấp phép vẫn triển khai) và gây thiệt hại cho taxi truyền thống.
Cao Nam
Theo Vietnamnet
TP.HCM tiếp tục điều động cán bộ Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm đã trao quyết định điều động cho ông Nguyễn Quốc Thái và bà Nguyễn Thị Thu Hoa về nhận nhiệm vụ mới. Sáng 20/3, Văn phòng UBND TP.HCM cho biết, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm vừa trao quyết định điều động ông Nguyễn Quốc Thái, Phó Chủ tịch...