Đoàn hộ tống sư Nhất bộ nhất bái: Ông Thiện, ông Dữ
Sau khi bị báo chí lên án, phản ánh về hành động đánh người của nhóm hộ tống nhà sư “nhất bộ nhất bái” thì đến ngày 22/8, nhóm người này lại bất ngờ tỏ ra rất ôn hòa, nhắc nhở người dân.
Sau nhiều ngày báo chí lên án, phản ánh về hành động, thái độ của nhóm tháp tùng Đại đức Tâm Mẫn trong cuộc hành trình nhất bộ nhất bái, đến ngày 22/8 thái độ này hoàn toàn ngược lại, nhóm người này tỏ ra rất ôn hòa nhắc nhở người dân. Có những em bé hay cụ già đứng dưới lề đường, nhóm hộ tống này đã tự tay dắt lên vỉa hè một cách chu đáo…
Theo một thành viên trong nhóm tháp tùng Bùi Văn Toàn cho biết: Người dân một phần vì tín kính đạo Phật, với Thầy nhưng một phần là vì tính hiếu kỳ, tò mò. Do đó, mỗi khi Thầy hành trì đã có hàng nghìn người dân đổ ra đường xem. “Lượng người xem đông đã gây ra nhiều trở ngại khi Thầy Tâm Mẫn hành trì nói riêng và ùn tắc giao thông nói chung. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho Thầy và người dân, bắt buộc chúng tôi phải có những hành động “mạnh tay” mặc dù không hề muốn”.
“Ra Quốc lộ còn đỡ, chứ ở tỉnh lộ hẹp, người dân ra xem đông và tỏ ra tín kính “thái quá” như muốn đến gần Thầy đảnh lễ, thăm hỏi… gây ra nhiều phiền hà, thậm chí cản trở việc lễ lạy của Thầy. Vì thế, chúng tôi phải luôn phải bám sát Thầy và giữ một khoảng cách nhất định giữa người dân đối với Thầy”.
Video đang HOT
“Nhưng nói thật là nhiều người dân còn thiếu ý thức và tò mò quá mức. Khi được nhắc nhở rồi mà vẫn không làm theo hướng dẫn của chúng tôi, điều này khiến tâm tính của chúng tôi thêm bực bội hơn. Vì thế, dễ sinh ra những ứng xử không được tế nhị, mặc dù chúng tôi không muốn thế”- lời giải thích của ông Toàn, một thành viên trong nhóm hộ tống.
Tuy nhiên, trước đó theo phản ánh có rất nhiều người bất bình với nhóm người mặt mũi bặm trợn đi bên cạnh nhà sư này sẵn sàng dùng dùi cui và nắm đấm để ngăn không cho người dân gần vị sư.
Một người dân địa phương không may “phạm húy” khi muốn gần nhà sư đã bị đánh vỡ đầu.
Họ cấm không cho người dân quay phim, chụp ảnh Đại đức Thích Tâm Mẫn.
Dùng dùi cui và “nắm đấm” để dẹp đường và hộ tống. Bất kỳ ai đến gần nhà sư sẽ bị đoàn người này chửi bới, đánh đập.
Theo Đại đức Thích Tâm Từ – Phó Trụ trì chùa Hoằng Pháp (xã Tân hiệp, huyện Hóc Môn, TP.HCM) là nơi Đại đức Thích Tâm Mẫn xuất gia khẳng định nhóm tháp tùng nhà sư “đi một bước, lạy một lạy” liên tục “tung chưởng”: “Những người đeo kính đen, xăm người, có hình tướng bặm trợn tự ý đi theo thầy Thích Tâm Mẫn và làm việc bảo vệ quá đáng một cách không cần thiết. Thầy Mẫn đang tập trung những người đó lại để làm việc rõ ràng, không để những vụ việc không hay như thế diễn ra nữa”.
Trước một loạt hành động thể hiện sự côn đồ của nhóm người “tháp tùng” đại đức Thích Tâm Mẫn bị lên án vừa qua, ngày 18/8 lãnh đạo Công an huyện Tiên Du (Bắc Ninh) cho biết sẽ vào cuộc, điều tra làm rõ và xử lý những đối tượng có hành vi côn đồ.
Theo VNE
Sự thật về "nhà sư" cưỡng hiếp thai phụ
Thượng tọa Thích Giác Thành, trụ trì Tịnh xá Ngọc Yên (TP Pleiku, Gia Lai) vừa gửi tờ trình lên Ban Trị sự, Ban Tôn giáo và Công an cấp tỉnh và thành phố khẳng định: "Ông Phạm Đăng Long, nghi can cưỡng dâm thai phụ tại Tịnh xá thời gian vừa qua, không phải tu sĩ mà là một người dân bình thường".
Tờ trình của Thượng tọa Thích Giác Thành, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Yên, xác nhận rằng ông Phạm Đăng Long không phải là tu sĩ
Trong bản tường trình, Thượng tọa Thích Giác Thành ghi rõ: "Trước đây ông Phạm Đăng Long, hộ khẩu thường trú tại tỉnh ĐăkLăk, có đến Tịnh Xá xin tu nhưng tôi không cho.
Sau đó ông Long đi Hà Nội học đông y 3 năm, đầu tháng 6/2012 ông này có đến xin làm công quả, đến ngày 26/7/2012 thì xảy ra việc quan hệ bất chính với cô T. Sau đó Công an thành phố Pleiku đã tạm giam và điều tra để làm rõ sự việc.
Tôi xác nhận rằng ông Phạm Đăng Long không phải là tu sĩ của Tịnh xá Ngọc Yên, mà là một người dân thường".
Để hiểu rõ hơn về sự việc, PV Kienthuc.net.vn đã liên hệ với Thượng tọa Thích Giác Tâm, Phó Trưởng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Gia Lai, Trụ trì chùa Bửu Minh (tỉnh Gia Lai) và được cho biết: "Chúng tôi xác nhận có sự việc xảy ra tại Tịnh xá Ngọc Yên, nhưng người mà báo chí gọi là "sư Thắng" tên thật là Phạm Đăng Long không phải là nhà sư".
Ngay chính Đại đức Thích Quang Phúc, Phó Thư ký kiêm Chánh văn phòng Tỉnh hội Phật giáo Gia Lai cũng khẳng định với phóng viên: "Việc quản lý tăng tịch không chỉ dành cho Tăng/Ni đã thọ giới mà với những người tập sự (mới vào tập tu) cũng được các thầy trụ trì, lập danh sách cụ thể gửi lên Ban Trị sự để có sự quản lý. Tuy nhiên, trong danh bộ quản lý Tăng Ni và tự viện Phật giáo tỉnh Gia Lai không có người nào tên là Sư Thắng (Phạm Đăng Long)".
Theo Bee.net.vn
"Nhà sư" sợ... công an Sáng 18-5, trên đường Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy xuất hiện một "nhà sư" tay cầm bát đồng và một cây búa nhỏ. Gặp bất cứ ai đang đứng trên hè phố, "nhà sư" đều lấy búa gõ nhẹ vào cái bát đồng để đánh động rồi cúi đầu, chìa bát (ảnh). Đến trước Trung tâm đào tạo Tiền Phong, "nhà sư"...