Đoàn Đính kể về bóng hồng ‘Gửi người em gái miền Nam’
Nghệ sĩ Đoàn Đính, con trai nhạc sĩ Đoàn Chuẩn tiết lộ có một bóng hồng nổi tiếng hiện sống ở TP.HCM là nguyên mẫu của bài hát “ Gửi người em gái miền Nam”.
Sau Hiệp định Genève, đất nước chia cắt làm 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới, cầu Hiền Lương – sông Bến Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Trong vòng khoảng 300 ngày (tháng 9/1954 đến tháng 7/1955), đã có hơn 1 triệu người di dân từ hai miền, để lại đằng sau mẹ già, con thơ và những mối tình say đắm.
Hoàn cảnh lịch sử là lý do khiến những ca khúc ra đời trong thời gian này thường chứa đựng nỗi lòng kẻ ở người đi. Từng lời ca câu hát đều như gói ghém nỗi niềm của người nghệ sĩ, nói hộ cái tôi cá nhân của con người với những rung cảm sâu sắc.
Hội đồng bình luận lần này có sự tham gia trở lại của PGS.TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái.
Giai điệu tự hào tháng 10 – Tình trong lá thiếp là những câu chuyện về sự chia ly, xa cách đó, đồng thời cũng là một bản giao hưởng dài được giãi bày qua những lá thiếp “trần trụi” từ Nam ra Bắc, từ Bắc vô Nam.
Trong bối cảnh đó, bài hát Tình trong lá thiếp của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu được NSND Thương Huyền và em trai bà là NSƯT Văn Hanh thể hiện thành công, gây xúc động lòng người, chứa chan tình cảm của cả dân tộc trong một hoàn cảnh lịch sử đặc biệt sau Hiệp định Genève.
Lần này, ca khúc chủ đề được giám đốc âm nhạc Thanh Phương gửi gắm cho 2 giọng ca Quang Hào và Huyền Trang. Chất liệu âm nhạc world music mới mẻ mang đến hơi thở hiện đại cho một bài hát vốn đã quá quen thuộc.
Trong khi, Câu hò bên bến Hiền Lương được phối lại bằng một tiết tấu nhẹ nhàng, điểm xuyết thêm những nhạc cụ dân tộc như: đàn bầu, đàn tranh góp phần vẽ nên bức tranh về một bến bờ miền quê xa khuất chân trời luôn trong tim của nhạc sĩ và những người phải xa quê trong thời chiến.
Còn ca khúc Gửi người em gái miền Nam mở ra một không gian nhẹ nhàng, lãng mạn nhờ bản phối mang phong cách soul jazz quyến rũ. Giọng hát ca sĩ Tấn Minh lúc trầm lúc bổng kết hợp với những ngắt nhả tinh tế sở trường cũng sẽ mang lại nhiều cảm nhận mới mẻ.
Nhạc sĩ Văn Ký – với tư cách là thành viên hội đồng bình luận, khi được hỏi về màu sắc âm nhạc phong lưu, rất Hà Nội của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn, đã chia sẻ: “Âm nhạc sang trọng và lẳng lơ. Thêm nữa, tiếng đàn guitar hawaii làm cho sự lẳng lơ càng rõ nét. Bất cứ là gì cũng khiến người ta rung động và thật, đó là điều đó quý. Nghệ thuật sẽ có giá trị khi thật, lẳng lơ thật thì nó đẹp. Nếu mất đi giai điệu, âm điệu này của Đoàn Chuẩn thì là sự mất mát của Hà Nội và không nhỏ”.
Một nhạc sĩ khác trong Hội đồng bình luận của Giai điệu tự hào tháng 10, nhạc sĩ Đức Trí lại thắc mắc về 2 câu cuối trong ca khúc Gửi người em gái miền Nam của Đoàn Chuẩn “Người đi trong dạ sao đành/ ường quen lối cũ ân tình… nghĩa xưa”.
Video đang HOT
Khi còn là chàng sinh viên Nhạc viện, Đức Trí chia sẻ mình không hiểu vì sao một bài hát có chất nhạc mang âm hưởng châu Âu như vậy lại có hai câu kết mang âm hưởng dân gian.
Thế nhưng, trong chương trình, khi thấy nghệ sĩ Đoàn Đính chơi đàn guitar hawaii thì anh hiểu vì sao âm hưởng đó lại xuất hiện. Bởi guitar hawaii là cây đàn đặc biệt mà người miền Nam thời đó hay dùng đánh cải lương, một cây đàn diễn đạt âm nhạc Việt Nam rất trọn vẹn.
Nghệ sĩ Đoàn Đình chia sẻ về ca khúc Gửi người em gái miền Nam.
Về bài hát Gửi người em gái miền Nam, nghệ sĩ Đoàn Đính – người lưu giữ và thu thập nhiều nhất các tài liệu về cha mình – chia sẻ, có một bóng hồng nổi tiếng, là nguyên mẫu của bài hát hiện nay vẫn còn sinh sống tại TP.HCM.
Người đàn bà đẹp này từng là một ca sĩ nổi tiếng với nghệ danh Mộc Lan. Những năm 1950, Mộc Lan là cái tên được giới trẻ lúc bấy giờ săn đón, thần tượng, không chỉ bởi giọng hát họa mi ngọt ngào mà còn bởi vẻ đẹp đài các, rực rỡ.
Ca khúc Áo lụa Hà Đông trong Giai điệu tự hào tháng 10 cũng có một cách thể hiện khác với giọng ca của Hồ Trung Dũng. Rất khó để so sánh với sự thể hiện của danh ca Tuấn Ngọc, nhưng Hồ Trung Dũng cũng được cho là đã tìm ra được cách riêng của mình khi thể hiện bài hát này. Bản phối mang phong cách hiện đại kết hợp với tiếng đàn tranh trong đoạn intro rất gây “cảnh” cho người nghe.
Tình ca, một sáng tác của Hoàng Hiệp cũng xuất hiện trong chương trình. Đây là một bài hát về tình yêu quê hương vừa da diết vừa mãnh liệt trong một giai điệu đẹp và tràn đầy cảm xúc. Thông thường ca khúc này hay được các giọng ca thính phòng thể hiện. Tuy nhiên, ở Giai điệu tự hào tháng 10 có một sự thử nghiệm mới mẻ qua giọng hát của Trung Quân Idol.
Bài ca hy vọng (Văn Ký) được thể hiện một cách lắng đọng qua giọng ca của Khánh Linh. Vẫn còn đó sự hào sảng nhưng trong trẻo hơn. Giọng hát của Khánh Linh kết hợp với tiếng đàn guitar mộc mạc tinh tế đưa người nghe trôi vào một miền hy vọng đẹp đẽ đầy cảm xúc.
Hồng Nhung thể hiện Có phải em mùa thu Hà Nội.
Trong khi đó, ca khúc Có phải em mùa thu Hà Nội được nghệ sĩ Thái Thanh hát năm 1971 sau đó bị lưu kho. Đến năm 1991, Hồng Nhung thu âm lại và bài hát trở nên rất nổi tiếng. Khi sáng tác ca khúc này, nhạc sĩ Trần Quang Lộc và nhà thơ Tô Như Châu chưa một lần đặt chân đến Hà Nội.
Bản phối khí kết hợp rất nuột với giọng hát đầy chất tự sự của ca sĩ Hồng Nhung. Khán giả không khỏi bất ngờ với tiếng guitar mộc mạc sâu lắng cùng giọng hát của Hồng Nhung: vẫn trong trẻo nhưng đằm thắm hơn nhờ những trải nghiệm sau bao năm tháng của một nữ ca sĩ gốc Hà thành. Tuy nhiên, khi người nghe vẫn đang chìm đắm trong không gian acoustic thì bất ngờ lại được đưa quay trở lại với lối phối gần với bản cũ.
Giai điệu tự hào tháng 10 lên sóng vào lúc 20h10 ngày 29/10/2016 trên kênh VTV1 với sự tham gia bình luận của nhà thơ Nguyễn Thụy Kha, giáo sư âm nhạc Vũ Hướng, PGS.TS Nguyễn Thị Minh Thái, nghệ sĩ Đoàn Đính, nhạc sĩ Văn Ký, Đức Trí Nhà văn Đặng Vương Hưng, nhà báo Quỳnh Hương và ca sĩ Hồng Nhung, Khánh Ly.
Theo Zing
Những bóng hồng gốc Việt từng góp mặt trong phim bom tấn Mỹ
Với vẻ đẹp đậm chất Á Đông, các mỹ nhân gốc Việt đã không ít lần tạo dấu ấn đặc biệt trong các sản phẩm điện ảnh đình đám của Hollywood.
Cái tên đầu tiên phải kể đến chính là Trần Đông Lan (Lana Condor), cô gái 20 tuổi vừa được chọn để góp mặt trong bom tấn mới nhất của đạo diễn James Cameron. Trước đó, cô từng gây xôn xao khi hoá thân thành dị nhân Jubilee trong X-Men: Apocalypse(Dị nhân: Cuộc chiến chống Apocalypse), và đóng vai phụ trong Patriot's Day. Cô được đánh giá là nhân tố tiềm năng trong tương lai ở Hollywood.
Levy Trần là người Mỹ gốc Việt sinh ra và lớn lên tại San Jose, Mỹ. Cô trở nên nổi tiếng trong cộng đồng người Việt sau khi được chọn để mở đầu trong phim Fast & Furious 7. Với thân hình bốc lửa, gương mặt đẹp cùng làn da phủ kín hình xăm, cô gây ấn tượng mạnh mẽ dù chỉ xuất hiện trong khoảnh khắc. Đây là lần đầu tiên cô góp mặt trong một dự án điện ảnh. Trước đó, cô từng có vai diễn bỏ túi trong series Guy Code của kênh MTV.
Loan Chabanol là một trong số ít diễn viên gốc Việt từng được giao vai chính trong các bom tấn Hollywood. Trong Transporter 4 (Người vận chuyển 4), cô vào vai Anna, cô gái có vẻ đẹp sắc sảo nhưng đầu óc đầy xảo quyệt. Cô có cha là người mang 2 dòng máu Việt - Pháp, và khởi nghiệp người mẫu từ năm 16 tuổi. Hiện tại, "bông hồng lai" Loan Chabanol đang là một trong những cái tên nổi bật nhất làng mẫu kinh đô ánh sáng.
Với gương mặt sắc sảo thấp thoáng nét ma mị cùng thân hình chuẩn mực và khả năng diễn xuất tốt, Lý Mỹ Kỳ (Maggie Q) là một trong những giai nhân gốc Việt thành công nhất tại Hollywood. Cô được chọn làm nữ chính trong hàng loạt bộ phim đình đám nhưLive Free or Die Hard, Mission: Impossible III và Divergent - Insurgent. Cô có bố là người Mỹ và mẹ gốc Việt, khởi nghiệp người mẫu tại Nhật và Hong Kong trước khi chính thức bước chân vào Hollywood.
Bảo Hoà là cái tên khá đặc biệt trong làng mẫu Việt, khi góp mặt trong bộ phim khoa học viễn tưởng Elysium (Kỷ nguyên Elysium) năm 2013. Dù chỉ xuất hiện trong vài giây ngắn ngủi, cô vẫn gây ấn tượng khi sở hữu nét đẹp thuần Á Đông với gò má cao và nhiều đường nét góc cạnh. Cô từng xuất hiện trên nhiều tạp chí thời trang lớn như Elle, Vogue, Teen Vogue, Cosmo Girl, In Style, Marie Claire hay GQ.
Năm 2009, Lưu Đê Ly (Lee Balan) được chọn vào vai chính trong phim Moja Krew (My Flesh My Blood). Cô hoá thân thành cô gái Việt Nam di cư sang Ba Lan theo hợp đồng đẻ thuê cho chàng võ sĩ sắp qua đời. Phim được đánh giá cao và được đề cử "Phim xuất sắc" ở Liên hoan phim châu Âu. Trước đó, kịch bản bộ phim cũng giành giải "Kịch bản hay nhất".
The Quiet American (Người Mỹ trầm lặng) là một trong những sản phẩm điện ảnh có nhân tố Việt Nam nổi tiếng nhất trên thế giới. Phim có sự góp mặt của bóng hồng Đỗ Thị Hải Yến. Cô vào vai người con gái Việt vướng tình tay ba cùng một nhà báo Anh và chàng trai trẻ người Mỹ. Sau khi phim đạt thành công vang dội, Hải Yến được nhiều tờ báo nước ngoài khen ngợi, được mời tham dự hàng loạt liên hoan phim thế giới, đồng thời trở thành sao nữ đáng giá của điện ảnh Việt Nam.
Thuỳ Trang là một trong những cái tên gắn với ký ức tuổi thơ của nhiều người, khi hoá thân thành siêu nhân vàng Trini Kwan trong bộ phim truyền hình Mighty Morphin Power Rangers (Năm anh em siêu nhân). Cô sinh năm 1973 tại Sài Gòn, và theo gia đình sang Mỹ định cư từ năm 3 tuổi. Sau thành công bước đầu, cô tham gia vào nhiều dự án điện ảnh khác nhưng gặp tai nạn thảm khốc và đột ngột qua đời năm 2001.
Ngoài ra, với gương mặt mộc mạc, thuần Việt cùng lối diễn nhẹ nhàng đầy tự nhiên, Linh Đan là một trong những diễn viên gốc Việt gây chú ý trong dòng phim nghệ thuật thế giới. Cô góp mặt trong bộ phim Pháp Indochine (Đông Dương) năm 1992, và giành giải Nữ diễn viên triển vọng của Viện Hàn Lâm Pháp. Bộ phim này cũng giành giải Oscar với danh hiệu Phim nước ngoài hay nhất. Năm 2009, cô tiếp tục đóng vai chính tronng phim Mr. Nobody và được giới phê bình đánh giá cao.
Theo Zing
8 bóng hồng đẹp nhất "cường quốc hoa hậu" năm nay Philippines được mệnh danh là "cường quốc hoa hậu". Cùng xem các đại diện của Philippines sẽ "chinh chiến" tại đấu trường sắc đẹp quốc tế của năm nay. Catriona Elisa Magnayon Gray vừa xuất sắc vượt qua 23 thí sinh khác để đăng quang ngôi hoa hậu cuộc thi Hoa hậu Thế giới Philippines - Miss World Philippines 2016. Cô năm nay...