Đoạn điệp khúc “li-la” trong Đàn ghi ta của Lor-ca không có dụng ý gì
Phân tích và cảm thụ văn học đối với các bạn học sinh chưa bao giờ là một điều dễ dàng.
Để có thể đưa ra những bài cảm nhận, phân tích chuẩn xác, chúng ta đều phải đặt mình vào bối cảnh ra đời của tác phẩm hay tình trạng tại thời điểm đó của tác giả.
Tuy nhiên, đôi khi những điều chúng ta cảm nhận là có sự khác biệt so với tác giả. Một trong những câu chuyện nổi bật về sự khác biệt trong việc cảm thụ văn học của học sinh và tác giả có thể kể đến bài Tiếng đàn ghi ta của Lor-ca của nhà thơ Thanh Thảo. Với nhiều thế hệ học sinh, đây là một trong những tác phẩm “khó nhằn”, vì nó lột tả cảm xúc của nhà thơ, nhạc sĩ Lorca nổi tiếng tại Tây Ban Nha.
Nhà thơ Thanh Thảo là một trong những cây bút nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. (Ảnh: Người Nổi Tiếng)
Một trong những câu thơ ghi dấu ấn với học sinh có lẽ là tiếng đàn “li-la li-la li-la”. Chỉ một câu ngắn ngủi nhưng được học sinh phân tích dài cả trang giấy. Hầu hết chúng ta sẽ được hiểu đó là âm thanh vang vọng của tiếng đàn, cũng chính là sự đại diện cho tinh thần chiến đấu bền bỉ của Lorca với chế độ độc tài Tây Ban Nha. Đôi khi, âm thanh đó còn được hiểu là khúc nhạc để tạm biệt người nghệ sĩ tài hoa về với cõi vĩnh hằng.
Tác phẩm quen thuộc của ông với các thế hệ học sinh là bài Đàn ghi ta của Lor-ca. (Ảnh: Bảo tàng văn học)
Thế nhưng, báo Trí Thức Trẻ cho biết, trong một lần phỏng vấn trực tiếp với báo chí và được hỏi về dụng ý nghệ thuật khi khép lại bài thơ với cụm từ “li-la li-la li-la”, nhà thơ Thanh Thảo đã thẳng thắn chia sẻ khiến ai nấy đều “ngã ngửa”. Cụ thể, ông cho biết: “Thú thật, khi viết, tôi cũng không có ý đồ nghệ thuật gì, bởi những từ tượng thanh này chợt đến, có lẽ là từ vô thức của tôi, và tôi viết ra như thế thôi. Tất cả những gì chúng ta phân tích về bài thơ, đều đến sau khi bài thơ đã hoàn chỉnh. Còn trong khi sáng tác, thì tôi nghĩ, không nhà thơ nào ‘nhằm mục đích’ gì cả. Sướng thì viết, thế thôi!”.
Ông đã có những chia sẻ thẳng thắn và bất ngờ về tác phẩm của mình. (Ảnh: Tạp chí Quảng Ngãi)
Ý đồ của nhà thơ Thanh Thảo khi sáng tác hoàn toàn không giống với tưởng tượng của chúng ta. (Ảnh: Tạp chí Sông Hương)
Tuy nhiên, đây chỉ là chia sẻ thẳng thắn của tác giả để cho chúng ta có một góc nhìn mới hơn. Trên thực tế, văn chương không bao giờ có giới hạn, nó giá trị bởi cảm nhận của mỗi người. Người ta vẫn thường nói khi phân tích tác phẩm văn học của người khác cũng đồng thời là đang tạo ra một tác phẩm mới cho mình. Và chắc chắn, chính tác giả khi đọc những bài cảm nhận, phân tích về tác phẩm của mình cũng sẽ có thêm nhiều góc nhìn mới hơn mà khi họ sáng tác cũng chưa từng nghĩ tới.
Video đang HOT
Nhiều bạn trẻ cho rằng cần phân biệt rạch ròi giữa ý đồ của tác giả khác với những gì mà người đọc cảm nhận được. (Ảnh: Chụp màn hình Trường Người Ta)
Hay một thời gian về trước, trên mạng bất ngờ xuất hiện thông tin nam đạo diễn Nguyễn Quang Dũng, cũng là con trai nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã nhờ bố phân tích tác phẩm Chiếc Lược Ngà do chính ông sáng tác. Tuy nhiên, khi nhận kết quả, Nguyễn Quang Dũng chỉ được 4 điểm.
Câu chuyện nhà văn Nguyễn Quang Sáng chỉ được 4 điểm khi phân tích chính tác phẩm của mình đã gây xôn xao trên mạng. (Ảnh: Đời sống & Pháp luật)
Ngay sau đó, ông đã lên tiếng đính chính trên báo Pháp luật & bạn đọc về thực hư câu chuyện và cho biết hầu hết các bài văn của ông đều chỉ được 4 – 6 điểm. Tại thời điểm được dạy tác phẩm Chiếc Lược Ngà, Nguyễn Quang Dũng đã đem về cho bố mình xem phần cô giáo dạy nhưng bố ông đã cho biết có một số chi tiết được “ca ngợi quá” vì trong quá trình sáng tác ông cũng không có ý đồ như vậy.
Tác phẩm Chiếc Lược Ngà được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. (Ảnh: NXB Văn hóa – Văn nghệ TP.HCM)
Tác giả Nguyễn Quang Sáng được ví như cây đại thụ nền nền văn học Nam Bộ. (Ảnh: VnExpress)
Thế nhưng, suy cho cùng, văn học là không giới hạn, mỗi người đều có quyền đưa ra cảm nhận của bản thân mình khi đọc một tác phẩm. Và đôi khi, những suy nghĩ ý tưởng đó tác giả cũng chưa từng nghĩ ra.
Văn học không bao giờ có giới hạn, cũng không có một khuôn mẫu nào cụ thể. Chính vì vậy, đôi khi các bạn học sinh cảm thấy “vật vã” với những tiết Ngữ Văn kéo dài trên trường. Thế nhưng, phân tích tác phẩm văn học chính là cảm nhận của mỗi người. Chính vì vậy, thay vì ép mình đi theo những khuôn trong các quyển văn mẫu, chúng ta hay tự mình đi tìm hiểu bối cảnh sáng tác, hoàn cảnh ra đời cũng như những câu chuyện bên lề của tác giả để có thể cảm nhận sâu sắc nhất về tác phẩm. Và biết đâu, đôi khi những gì chúng ta cảm nhận được thậm chí còn hay hơn, vượt xa cả những ý tưởng trước đó của tác giả.
3 tháng nữa hết năm học mà con lơ mơ kiến thức, phụ huynh "đòi" lưu ban, MXH tranh cãi
Những tranh luận nảy lửa xung quanh việc có nên chấp nhận cho trẻ học chậm 1 năm để an toàn hay không đang "chia rẽ" phụ huynh.
Còn 3 tháng nữa là kết thúc năm học 2021 - 2022. Ngày trở lại trường học trực tiếp của học sinh cả nước vẫn chưa được ấn định, đặc biệt là ở Hà Nội và TP. HCM. Một số cô giáo đã bày tỏ nghi ngại khi thấy học sinh của mình trở lại trường với kiến thức... bằng không sau một thời gian dài học online.
Nếu xét theo tiêu chuẩn đánh giá, các em không đủ điều kiện lên lớp. Nhưng có nên đánh trượt, để trẻ lưu ban, học lại 1 năm cho đảm bảo chất lượng hay không lại là điều khiến nhiều người đau đầu. Các phụ huynh đã bày tỏ ý nghĩ trái ngược nhau về chủ đề này.
Chậm 1 năm cũng không sao, học online cho an toàn
Một số phụ huynh cho rằng, học hành là việc cả đời, chậm 1 năm cũng không sao.
- Dùng từ "học chậm lại 1 năm" sẽ dễ nghe hơn lưu ban, ở lại lớp. Tất cả các con đều như vậy, chắc chắn đều vui vẻ, chứ đừng đứa ở đứa không. Cha mẹ cũng đừng vì xấu hổ này nọ mà nặng lời hay thái độ không vui với con.
- Chuyện gì cũng có trường hợp bất khả kháng. Do dịch bệnh, việc học nên được rút gọn lại, mọi chuyện có thể nghĩ nhẹ đi. Kiến thức là vô tận, thiết nghĩ Bộ Giáo dục nên giảm kiến thức của các khối tiểu học lại. Còn nếu vẫn giữ cách đánh giá học sinh như cũ, nhiều bé không đạt là chắc chắn. Thôi học hành là việc cả đời, không cần vội.
Một số ý kiến cho rằng việc học online an toàn hơn, và nếu đúp 1 năm cũng không sao cả. (Ảnh minh họa)
- Chuyện bình thường! Bình chữa cháy nhỏ sao dập nổi đám cháy lớn, họp hành online người lớn còn nạp chưa tới 50% thông tin thì trẻ con hiếu động học online tiếp thu được chưa tới 10% kiến thức; chưa kể nhiều trẻ không có máy tính lẫn đường internet để học, phải ké hàng xóm hoặc nhà ai đó học tạm, thầy cô truyền tải có khi nghe chữ được chữ mất thì tới lúc quay lại trường, các em nhớ nổi 10% kiến thức không?
Người lớn ngưng đổ lỗi cho nhà trường, đám cháy quá lớn trong nhân lực có hạn, bình chữa lửa nhỏ không thể cứu cả cánh rừng. Hãy chấp nhận cho trẻ nhỏ học lại ở trường với kiến thức 0. Còn về phía Bộ Giáo dục, tôi nghĩ năm nay các em học sinh học bao nhiêu thì cho thi bấy nhiêu, đừng cố phải dạy giỏi học giỏi phải thành tích cao khi 9 tháng học sinh làm bạn với cái máy tính/điện thoại và 4 bức tường
Học online kéo dài, nguy hiểm cho thế hệ tương lai
Cũng có những phụ huynh cảnh báo, việc ở lại lớp có thể để lại tâm lý tồi tệ cho trẻ, nhất là sau khi học onlinr quá dài.
- Các con được học lại trực tiếp mình vui lắm, mong rằng thời gian còn lại sẽ lấy lại kiến thức. Dịch ai cũng lo nhưng nó không biết khi nào kết thúc thì chỉ cố thích nghi an toàn, còn nếu không may nhiễm bệnh thì cố mà mau khỏe để học tiếp. Có nhiều phụ huynh cứ nói sao không online để an toàn hoặc là trễ 1 năm không sao mà không nghĩ rằng kiến thức hỏng hết hoặc dịch nó kéo dài vài năm thì lúc đó con mình sẽ ra sao,
- "Trễ một năm không sao" là các phụ huynh nói thôi, một lần nữa lại không đặt mình vào vị trí của con cái. Trẻ con rất nhạy cảm, nếu nó phải nhìn bạn bè mình lên lớp trong khi mình chật vật tìm cách hoà nhập với lớp mới, bạn bè mới (mà đôi khi lớp dưới này bạn bè đã thành hội hết với nhau), rồi còn bị trêu chọc vì đúp lớp, rất tội nghiệp. Bản thân anh chị có khi cũng chẳng muốn con mình thân với một đứa trẻ phải học lại một năm. Đây cũng là lựa chọn rất khó khăn của những người làm giáo dục.
- Tôi phản đối ai nói "việc học là cả đời, chậm 1 năm cũng không sao". Có phải anh chị thấy con mình không tiếp thu được, muốn con mình lưu ban mà lại không muốn xấu hổ vì lưu ban nên bắt cả thế giới phải lưu ban cùng? Lý lẽ gì vậy. Chương trình phổ thông nước ta có 12 năm thôi, chậm 1 năm là thấy khổ lắm rồi chứ ở đó mà vài năm.
Nhiều phụ huynh khác muốn thay đổi cách đánh giá học sinh, không thể để trẻ lưu ban. (Ảnh minh họa)
- Khi học online các cô không giám sát theo dõi uốn nắn được kỷ luật học tập và khả năng nhận thức bài vở của các con. Học online khiến học sinh nản hơn vì không có môi trường giáo dục khi mà tuổi của các em không được hoạt động thể chất và giao lưu bạn bè thầy cô, chỉ đút chân vào gầm bàn cả ngày. Nếu chúng ta tiếp tục chạy trốn virus, tiếp tục cho các con học online thì đây sẽ là điều nguy hiểm cho thế hệ tương lai của đất nước.
- Việc học online không mang lại hiệu quả, điều này tất cả mọi người đều thấy. Đâu phải ai cũng dạy được con học và đâu phải ai cũng ở nhà không đi làm mà dạy con học. Nếu ba mẹ tự dạy được con học, và có thời gian dạy con thì còn cho đi học để làm gì nữa? Người lớn work from home còn thấy nhiều khó khăn giới hạn, huống chi các bé tiểu học ăn chưa no lo chưa tới, tự giác học tập chưa có.
Tôi không đánh đồng tất cả, tất nhiên sẽ có các bé rất giỏi rất tự giác. Nhưng những người làm giáo dục nên nghĩ tới những bất tiện này. Kiến thức mới làm bài tập liên tục ở trường có khi còn không nhớ hết, huống gì học online cô trò đều học cho qua ngày đoạn tháng?
Cứ tới thiên tai lũ lụt hay dịch bệnh, là các con phải ở lại lớp hết? Cho các con ở lại lớp là mạnh dạn của thầy cô, nhưng có nghĩ đến con học với các em, mà không hoàn toàn do lỗi của các con, thì sẽ ảnh hưởng tâm lý thế nào?
Học sinh lớp 2 viết 3 câu giới thiệu bản thân, cô giáo đọc đến sở thích mà toát "mồ hôi hột", phải vội xoá đi Sự thật thà quá mức của học trò này khiến cư dân mạng cũng phải bó tay. Sự ngây thơ, thật thà luôn là điểm đặc trưng của những học sinh Tiểu học. Điều này còn thể hiện rõ nhất ở các bài tập làm văn, không ít lần cư dân mạng đã chứng kiến những tình huống dở khóc dở cười từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tôn Bằng công khai 1 thứ sau khi Hằng Du Mục bị bắt, nhắc đến sự "trả giá"

7 giây thôi mà vẻ đẹp của cậu bé này khiến ai nhìn cũng rung động, như hoàng tử từ truyện bước ra

Xuất hiện clip bố mẹ chú rể xô xát trên đường đi rước dâu: Thực hư thế nào?

Con trai dạy thư pháp kiếm tiền, trả nợ 71 tỷ đồng thay cha mẹ

Clip 32 giây vụ học sinh lớp 1 nghi bị cô giáo đánh bầm tím tay vì viết chữ xấu

Cha già nằm viện, con trai dọn nhà vô tình ném hơn nửa tỷ đồng ra thùng rác

Xuất hiện song trùng của "hot girl có gương mặt đẹp nhất Việt Nam"

"Streamer phú bà" không vui, dân tình lầy lội réo gọi tình cũ

"Hot girl Việt đời đầu" từng huỷ hôn giờ cưới thiếu gia: Giàu có vẫn làm một điều đúng chuẩn "người đẹp tri thức"

Team "Cuộc sống ở châu Phi" của Quang Linh Vlogs giờ ra sao?

Cô dâu Bình Dương "gây sốt" khi lấy chồng hơn 21 tuổi, bó hoa cưới được làm từ 11 cây vàng

Trend "búp bê hoá" chính mình bằng ChatGPT gây sốt cõi mạng: Từ "đóng vỉ "chính mình đến ngôi nhà tí hon, đủ wow rồi đó!
Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành hiếm hoi nói về hội bạn sóng gió, muốn gia nhập chỉ cần đáp ứng 1 điều kiện tưởng dễ mà khó!
Sao việt
06:24:43 08/04/2025
Biến căng: Cbiz mở chiến dịch thanh trừng lớn nhất năm!
Sao châu á
06:21:03 08/04/2025
Việc cắt giảm viện trợ đang đe dọa cam kết chấm dứt tử vong khi sinh
Sức khỏe
06:16:29 08/04/2025
Bắt gặp cặp sao Vbiz hẹn hò riêng, chỉ 1 hành động mà bị đồn "phim giả tình thật"
Hậu trường phim
06:13:52 08/04/2025
Ảnh nét căng gây sốc của phim siêu nhân Việt đầu tiên, dân mạng thốt lên "quá đẹp"
Phim việt
06:08:14 08/04/2025
Cách làm hủ tiếu bò kho ngon, đơn giản, dễ làm cho cả nhà ăn sáng hoặc tối đều thích hợp
Ẩm thực
06:02:10 08/04/2025
Nghệ sĩ Phương Dung và cuộc 'đổi đời' nhờ 'Nỗi buồn gác trọ'
Tv show
05:58:37 08/04/2025
3 phim 18+ siêu hay của "mỹ nhân cởi bạo" đẹp nhất nhì Hàn Quốc: Không thể không xem
Phim châu á
05:55:05 08/04/2025
Anh rể xông thẳng vào phòng ngủ, đưa ra nhiều mệnh lệnh kiểm soát tôi khiến tôi vội dọn đồ ra đi, không ngờ lại dẫn đến quyết định sốc của chị gái
Góc tâm tình
05:27:58 08/04/2025
Đúng 8h sáng thứ Ba (8/4), 3 con giáp giàu sang bất tận, 'tiền đẻ ra tiền'
Trắc nghiệm
00:38:51 08/04/2025