Đoàn đại biểu Triều Tiên tới Nga, Putin kí sắc lệnh trừng phạt mới
Sắc lệnh được ghi cụ thể trong hơn 40 trang và bao phủ hầu hết các lĩnh vực trọng yếu của Triều Tiên.
Ông Putin vừa kí sắc lệnh trừng phạt mới nhắm vào Bình Nhưỡng.
Hãng tin RT của Nga cho hay, Tổng thống Vladimir Putin vừa kí sắc lệnh mới, áp đặt trừng phạt lên Triều Tiên để tuân thủ nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ thông qua hồi tháng 11.2016 của Liên Hiệp Quốc.
Hành động kí sắc lệnh này của ông Putin xảy ra đúng thời điểm phái đoàn của Bình Nhưỡng đang có mặt ở Nga để tham gia diễn đàn Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tổ chức ở St.Peterburg.
Sự trừng phạt của Nga nhắm vào Triều Tiên được ghi cụ thể trong hơn 40 trang, nhằm vào 11 cá nhân khác nhau được cho là liên quan tới chương trình hạt nhân của nước này. Sắc lệnh mới sẽ khiến quan hệ khoa học, kĩ thuật giữa hai bên chịu ảnh hưởng. Mọi sự giao lưu, hợp tác về công nghệ, khoa học vũ trụ hay vũ khí chỉ được phép nếu không đóng góp cho chương trình tên lửa của Bình Nhưỡng.
Các tàu, thuyền của Triều Tiên được cho là gắn với chương trình hạt nhân sẽ bị tước đăng ký tại Nga và không được phép cập cảng. Trường hợp duy nhất những con tàu này được tới Nga là khi khẩn cấp. Máy bay trực thăng và tàu xuất sang Triều Tiên cũng bị cấm. Những sản phẩm xa xỉ từ Nga cũng không được phép xuất khẩu tới Triều Tiên.
Lệnh cấm mới cũng buộc Triều Tiên không được sử dụng bất kì tài sản nào ở Nga, ngoại trừ các cơ sở của ngoại giao và lãnh sự quán. Trong ngày 16.10, EU cũng kí hàng loạt quyết định trừng phạt mới nhắm vào Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Tại diễn đàn IPU, đại biểu của Triều Tiên gọi lệnh trừng phạt của Mỹ là “chủ nghĩa khủng bố quốc gia” và “ảnh hưởng tới sự sống còn của người dân trong nước”.
Theo Danviet
Bàn cờ Triều Tiên trong tay Tổng thống Putin
Mặc dù lên án mạnh mẽ việc Triều Tiên phóng tên lửa và thử hạt nhân lần thứ 6 nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng kiên quyết chống lại lời kêu gọi trừng phạt mạnh tay hơn đối với Bình Nhưỡng. Vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên đang ngày càng quan trọng hơn bao giờ hết.
Tổng thống Putin đã thẳng thừng phản đối các biện pháp trừng phạt mạnh hơn đối với Triều Tiên.
Triều Tiên vừa gây báo động toàn cầu với hàng loạt tên lửa và thử hạt nhân lần thứ 6. Các đồng minh của nước này là Nga và Trung Quốc đã lên án các cuộc thử nghiệm vũ khí trên là "hành động khiêu khích" nhưng Moscow cũng mạnh mẽ chống lại các biện pháp hà khắc hơn đối với chế độ Bình Nhưỡng.
Trong khi đó, Mỹ đang ra sức thúc thục Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc thông qua lệnh cấm vận Triều Tiên nghiêm khắc chưa từng có. Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm xuất khẩu dầu mỏ cho Triều Tiên, phong tỏa tài sản và cấm đi lại đối với nhà lãnh đạo Kim Jong-un và ngừng nhập khẩu hàng dệt may cũng như lao động Triều Tiên. Trong phiên họp hôm nay (11.9), Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức bỏ phiếu về nghị quyết này.
Đáp lại, đích thân Tổng thống Nga Vladimir Putin cảnh báo, các lệnh trừng phạt mới sẽ không hiệu quả và không thể khiến Triều Tiên từ bỏ chương trình phát triển tên lửa đạn đạo, vũ khí hạt nhân. Ông chủ Điện Kremlin cũng cảnh báo về hậu quả thảm khốc của hành động quân sự để giải quyết khủng hoảng Triều Tiên.
Nga cảnh báo các chế tài trừng phạt không thể khiến chế độ Kim Jong-un ngừng phát triển vũ khí hạt nhân.
Những tuyên bố của nhà lãnh đạo Nga khiến nhiều người đặt câu hỏi về động cơ và vai trò của Nga trong cuộc khủng hoảng Triều Tiên hiện nay.
Trả lời phỏng vấn của Washington Post, một quan chức Mỹ nhấn mạnh rằng, "Nga chắc chắn sẽ làm điều gì đó". "Họ muốn có vị thế và chỗ đứng, họ muốn có đòn bẩy để đóng vai trò môi giới hoặc điều đình", quan chức Mỹ muốn giấu tên chia sẻ.
Trong khi đó, Paul Saunders, giám đốc Trung tâm vì Lợi ích Quốc gia nói với tờ Washington Post rằng, khủng hoảng Triều Tiên mang lại cho "Moscow cơ hội để thi triển những chiêu thức có thể hỗ trợ hoặc làm suy yếu chính sách đối ngoại của Mỹ".
Giới quan sát phương Tây cho rằng, ảnh hưởng của Nga đối với Triều Tiên là đáng kể và ngày càng tăng do Moscow dành cho Triều Tiên một số hỗ trợ đặc biệt.
Tổng thống Nga Putin từng gặp cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il, cha của ông Kim Jong-un năm 2002
Nga và Triều Tiên có đường biên giới chung dài 17 km cũng như các quan hệ kinh tế lâu dài. Liên Xô từng ủng hộ mạnh mẽ về mặt kinh tế cho Triều Tiên trước khi tan rã. Năm 2014, Nga đã hào phóng xóa 90% tổng số nợ lên tới 11 tỷ USD cho Triều Tiên vay từ thời Liên Xô. Moscow cũng tận dụng việc quan hệ giữa Triều Tiên và Trung Quốc lạnh nhạt những năm gần đây khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un lên nắm quyền để tăng cường ảnh hưởng của mình.
Giới chuyên gia nhận định, Moscow ra sức mở rộng ảnh hưởng với Bình Nhưỡng như một cách để tạo đòn bẩy đàm phán với phương Tây.
"Mặc dù không thể thay thế Trung Quốc trở thành đối tác chính của Triều Tiên, song Nga đang tăng cường khả năng để gây ảnh hưởng đối với nhiều kế hoạch của Mỹ nhằm tăng áp lực lên Triều Tiên", một bản báo cáo mới nhận định.
Nga được cho là đang lợi dụng mối quan hệ xuống cấp giữa Triều Tiên và Trung Quốc để tăng ảnh hưởng của mình đối với Bình Nhưỡng
Tiến sĩ Euan Graham, chuyên gia về Chương trình An ninh Quốc tế tại Viện Lowy, bình luận rằng Nga có thể sẽ tiếp tục gia tăng ảnh hưởng của nước này đối với Triều Tiên để có thể sắm vai "người điều chỉnh". "Đây là một khu vực khác, nơi Mỹ có lợi ích và Nga vào nhảy vào", ông Graham nhấn mạnh.
Theo Danviet
Nóng: Tổng thống Putin bất ngờ ký sắc lệnh liên quan đến Triều Tiên Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 16.10 đã ký sắc lệnh về các biện pháp thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, quy định một số hạn chế trong quan hệ với Triều Tiên. Tổng thống Nga Putin. Sắc lệnh này bao gồm có các biện pháp hạn chế bổ sung đối với các lĩnh vực thương mại,...