Đoàn đại biểu cấp cao Thụy Sỹ thăm nhà máy may tại Đồng Nai
Theo tin từ Văn phòng ILO Hà Nội, ngày 12/7, đoàn đại biểu cấp cao Thụy Sỹ đã đến thăm một nhà máy may tại tỉnh Đồng Nai để chứng kiến những thay đổi tích cực về điều kiện làm việc và năng lực cạnh tranh của một trong những ngành xuất khẩu dẫn đầu trên cả nước, cũng như những thành quả của quan hệ hợp tác giữa chính phủ Thụy Sỹ, chương trình Việc làm Tốt hơn (Better Work) với ngành này.
Đoàn đại biểu cấp cao Thụy Sỹ đã đến thăm một nhà máy may tại Đồng Nai
Dẫn đầu đoàn là ông Guy Parmelin, Ủy viên Hội đồng Liên bang Thụy Sỹ, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang.
“Chúng tôi rất vui mừng được giới thiệu đến các vị khách Thụy Sỹ những cải tiến giúp bảo vệ người lao động và thúc đẩy sản xuất”, bà Paula Albertson, Giám đốc Chương trình Better Work Việt Nam, cho biết. “Better Work chứng minh rằng tuân thủ pháp luật và đối thoại xã hội rất có lợi đối với doanh nghiệp. Chuyến thăm của đoàn đại biểu Thụy Sỹ thể hiện nền kinh tế toàn cầu đòi hỏi các tiêu chuẩn lao động quốc tế cần phải được tuân thủ”.
Better Work Việt Nam là một chương trình hợp tác đặc biệt giữa Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và Tổ chức Tài chính Quốc tế với mục tiêu cải thiện điều kiện làm việc và thúc đẩy năng lực cạnh tranh của ngành dệt may. Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) là một trong những nhà tài trợ chính cho chương trình này.
Công ty Saitex International Đồng Nai đã tham gia Better Work Việt Nam kể từ năm 2010. Nhà máy chuyên sản xuất đồ jeans và hiện có hơn 4.000 lao động. Nhà máy đã chia sẻ với đoàn đại biểu Thụy Sỹ những cải thiện trong hiệu quả sản xuất, chất lượng và điều kiện làm việc của nhà máy kể từ khi hợp tác với Better Work.
Video đang HOT
Better Work đã hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009. Chương trình cung cấp dịch vụ đánh giá tuân thủ, tư vấn doanh nghiệp và dịch vụ đào tạo nhằm đạt được cải tiến liên tục và rõ rệt trong các nhà máy. Chương trình hiện đang hỗ trợ 359 nhà máy với hơn 572.000 người lao động ở cả khu vực phía bắc và phía nam.
Các nhà máy tham gia chương trình Better Work ghi nhận mức tăng lợi nhuận trung bình ở mức 25% sau bốn năm tham gia chương trình, đồng thời cho thấy việc tuân thủ pháp luật cũng tăng cao. Nhà máy Saitex đã tham gia chương trình Việc làm Tốt hơn (Better Work) Việt Nam kể từ năm 2010. Đây là một chương trình hợp tác đặc biệt của Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Tài chính Quốc tế nhằm cải thiện điều kiện làm việc và thúc đẩy khả năng cạnh tranh của ngành may mặc. Cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) là một trong những nhà tài trợ chính cho chương trình này.
VĂN LÝ
Theo Dansinh
Nhật Bản cấm các nhà bán lẻ cung cấp túi nylon miễn phí cho khách hàng
Theo Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada, người mua hàng sẽ phải mua túi nylon, với mức phí do các doanh nghiệp tự quyết định.
Ảnh minh họa. (Nguồn: nikkei.com)
Ngày 15/6, Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Hiroshige Seko cho biết Chính phủ Nhật Bản có kế hoạch cấm các nhà bán lẻ cung cấp túi nylon miễn phí cho khách hàng từ đầu tháng 4/2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng G20 về chuyển đổi năng lượng và môi trường toàn cầu vì sự tăng trưởng bền vững ở tỉnh Nagano, Bộ trưởng Seko nêu rõ vấn đề ô nhiễm đại dương do rác thải nhựa là vấn đề toàn cầu, cần có sự chung tay của cả khu vực công và tư nhân để giải quyết.
Ông khẳng định Chính phủ Nhật Bản sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định về việc loại túi nhựa và nguyên liệu thô nào sẽ bị cấm.
Nhật Bản đặt mục tiêu đến năm 2030 sẽ giảm 25% lượng rác thải nhựa có thể phân hủy và đến năm 2035, tái chế hoặc tái sử dụng 100% các loại rác thải nhựa, bao gồm rác thải nhựa sinh hoạt và rác thải nhựa công nghiệp.
Trước đó, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Yoshiaki Harada cho biết bộ này muốn đệ trình dự luật liên quan tới lệnh cấm trên lên Quốc hội sớm nhất có thể để dự luật này có hiệu lực trước thời điểm Nhật Bản tổ chức Olympics và Paralympics năm 2020.
Theo Bộ trưởng Harada, người mua hàng sẽ phải mua túi nylon, với mức phí do các doanh nghiệp tự quyết định.
Bộ Môi trường dự kiến sẽ yêu cầu các nhà bán lẻ sử dụng khoản thu từ việc tính phí túi nylon để phục vụ các hoạt động chống ô nhiễm môi trường như trồng rừng và nâng cao nhận thức về ô nhiễm biển.
Cuối tháng 5/2019, nội các Nhật Bản đã thông qua kế hoạch hành động nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa.
Kế hoạch này bao gồm các biện pháp sẽ do chính phủ trung ương và chính quyền địa phương, các công ty và người dân thực hiện nhằm ngăn chặn rác thải nhựa đổ ra biển.
Theo kế hoạch này, Chính phủ Nhật Bản đặt mục tiêu sử dụng hiệu quả 100% các chai nhựa thông qua việc đặt các thùng rác tái chế chuyên dụng cạnh các máy bán hàng tự động.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng Nhật Bản sẽ tăng cường các cuộc tuần tra nhằm ngăn chặn việc đổ rác trái phép.
Mặt khác, kế hoạch trên cũng bao gồm các biện pháp thu hồi rác thải nhựa đã bị đổ ra biển.
Theo đó, chính quyền địa phương sẽ thu thập nhựa dạt lên bờ biển, còn các công ty đánh cá sẽ vớt rác thải nhựa trên biển. Chi phí cho việc xử lý loại rác này sẽ do chính quyền địa phương chi trả./.
Theo Kim Anh (TTXVN/Vietnam )
Nhật Bản đề xuất tổ chức hội nghị Nghiên cứu Phát triển G20 về công nghệ năng lượng sạch Theo phóng viên TTXVN tại Nhật Bản, ngày 15/6, các bộ trưởng năng lượng và môi trường của Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã nhóm họp tại tỉnh Nagano (Nhật Bản). Đây là lần đầu tiên G20 tổ chức một hội nghị có sự tham dự của các bộ trưởng hai bộ năng...