Đoàn cựu quan chức quốc phòng Mỹ đến Đài Loan
Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích chuyến thăm Đài Loan của phái đoàn Mỹ, gồm các cựu quan chức quốc phòng và an ninh cấp cao do Tổng thống Mỹ Joe Biden cử đến.
Cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen (trái) và người đứng đầu cơ quan đối ngoại Đài Loan Joseph Wu tại sân bay ở Đài Bắc, Đài Loan ngày 1/3 (Ảnh: Reuters).
“Mỹ sẽ tiếp tục phản đối bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm làm thay đổi hiện trạng và sẽ tiếp tục ủng hộ một giải pháp hòa bình cho các vấn đề xuyên eo biển, phù hợp với mong muốn và lợi ích tốt nhất của người dân Đài Loan”, cựu Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mike Mullen, người dẫn đầu phái đoàn Mỹ, nói với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn trong cuộc gặp hôm 2/3.
Trưởng phái đoàn Mỹ khẳng định hợp tác giữa Mỹ và Đài Loan đang mở rộng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
“Chúng tôi mong muốn được hợp tác chặt chẽ hơn nữa với Mỹ và các bên liên quan khác trong khu vực, cùng nhau ứng phó với các thách thức và hành động đơn phương có thể ảnh hưởng đến an ninh, nhằm duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực”, nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn nói.
Video đang HOT
Chuyến thăm diễn ra chỉ vài ngày sau khi một tàu chiến của Mỹ đi qua eo biển Đài Loan, tuyến đường thủy giữa Trung Quốc đại lục và Đài Loan. Quân đội Mỹ gọi hành động này là hoạt động thường lệ, trong khi Bắc Kinh coi đây là “hành động khiêu khích”.
Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích chuyến thăm của ông Mullen và phái đoàn Mỹ tới Đài Loan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Wang Wenbin nói rằng “bất cứ ai được Mỹ cử đến để thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan nhất định sẽ thất bại”.
Trung Quốc coi Đài Loan là lãnh thổ không thể tách rời, phải được thống nhất bằng mọi giá, kể cả dùng vũ lực. Trong thời gian qua, Trung Quốc tăng cường điều khí tài quân sự tới sát hòn đảo khiến căng thẳng xuyên eo biển Đài Loan gia tăng.
Mỹ dù không có quan hệ chính thức với Đài Loan, nhưng là đối tác quân sự và thương mại lớn của hòn đảo. Washington mong muốn Đài Loan hiện đại hóa lực lượng phòng vệ để đề phòng các động thái gây áp lực của Trung Quốc.
Lầu Năm Góc ngày 7/2 thông báo đã thông qua thương vụ 100 triệu USD bán thiết bị và cung cấp dịch vụ cho Đài Loan để “duy trì, bảo dưỡng và cải tiến” hệ thống phòng thủ tên lửa phòng thủ Patriot của hòn đảo.
Lầu Năm Góc lo ngại kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc
Báo cáo mới của Lầu Năm Góc cho biết kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc mở rộng nhanh hơn so với dự đoán của giới chức quân sự Mỹ cách đây một năm.
Tên lửa Trung Quốc tham gia duyệt binh năm 2019 (Ảnh: National Interest).
Theo báo cáo do Lầu Năm Góc công bố hôm 3/11, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể mở rộng nhanh chóng lên 700 đầu đạn hạt nhân vào năm 2027 và 1.000 đầu đạn hạt nhân vào năm 2030. Dự đoán này cho thấy sự gia tăng đáng kể so với dự báo do Lầu Năm Góc đưa ra hồi năm ngoái về sức mạnh quân sự Trung Quốc.
Theo một báo cáo quốc hội năm 2020, Lầu Năm Góc ước tính Trung Quốc có khoảng 200 đầu đạn hạt nhân. Báo cáo cũng nói rằng, trong thập niên tới, kho đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể sẽ tăng ít nhất gấp đôi khi Trung Quốc mở rộng và hiện đại hóa lực lượng hạt nhân.
Tháng trước, Bộ Ngoại giao Mỹ tiết lộ kho vũ khí hạt nhân của nước này đã giảm xuống còn 3.750 đầu đạn vào tháng 9/2020, giảm so với hơn 20.000 đầu đạn vào cuối Chiến tranh Lạnh.
"Bất kể số lượng vũ khí hạt nhân tối đa mà nước này sản xuất là bao nhiêu, Trung Quốc có thể sẽ tiếp tục tuyên bố rằng họ, giống như các cường quốc hạt nhân khác, duy trì số vũ khí hạt nhân tối thiểu để bảo vệ lợi ích an ninh của mình", báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết.
Lầu Năm Góc cũng cảnh báo rằng, Trung Quốc đang xây dựng ít nhất 3 căn cứ tên lửa, nơi hàng trăm giếng phóng sẽ chứa các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Bắc Kinh.
Báo cáo của các chuyên gia tại Liên minh các nhà khoa học Mỹ (FAS) tuần này cho biết, Trung Quốc đã đạt được tiến triển đáng kể trong việc xây dựng các công trình nghi là giếng phóng tên lửa tại khu vực phía tây nước này. Báo cáo nhận định, lực lượng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc có thể vượt Mỹ và Nga trong tương lai gần.
Mỹ đã nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tham gia đàm phán 3 bên cùng với Mỹ và Nga để tiến tới một hiệp ước kiểm soát vũ khí mới. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã từ chối đề nghị này với lý do kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc quá nhỏ so với Nga và Mỹ, nhưng sẵn sàng đối thoại song phương về an ninh chiến lược trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Báo cáo của Lầu Năm Góc được đưa ra sau khi Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley cảnh báo về tốc độ phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc. Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cũng đưa ra nhận định tương tự, cho rằng việc Trung Quốc mở rộng năng lực hạt nhân là động thái đáng quan ngại với Mỹ.
"Theo dõi những gì họ đang làm là một chuyện, nhưng họ chưa thực sự giải thích tại sao họ lại làm như vậy. Họ đang dịch chuyển theo hướng vượt xa đáng kể so với trước đây về số lượng và năng lực (hạt nhân)", quan chức Mỹ nhận định.
Báo cáo của Lầu Năm Góc cũng nêu rõ các mục tiêu của Bắc Kinh trong việc phát triển và hiện đại hóa các lực lượng vũ trang trong tương lai. Theo đó, nếu Trung Quốc đạt được mục tiêu hiện đại hóa vào năm 2027, Bắc Kinh sẽ có "một loạt lựa chọn khác nhau" liên quan đến Đài Loan. Đồng thời, Trung Quốc cũng có thể ngăn chặn sự can thiệp của nước ngoài vào những vấn đề mà Bắc Kinh coi là nội bộ.
Trung Quốc từng khẳng định số vũ khí hạt nhân mà nước này sở hữu chỉ bằng một phần nhỏ so với Nga và Mỹ. Bắc Kinh cũng xác nhận lực lượng hạt nhân của nước này chỉ mang ý nghĩa phòng vệ, không đe dọa bất cứ bên nào.
Trung Quốc từng lo Trump kích động chiến tranh Quân đội Trung Quốc từng lo bị đẩy vào xung đột với Mỹ khi chính quyền Trump tiến hành loạt động thái được cho là "khiêu khích" cuối nhiệm kỳ. SCMP ngày 3/10 dẫn nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc (PLA) tiết lộ Bắc Kinh "từng tin rằng chính quyền Trump trong những ngày cuối nhiệm kỳ đã sử dụng...