Đoàn Công viên địa chất Khon Kaen, Thái Lan tham quan một số điểm thuộc vùng Công viên địa chất Lạng Sơn
Ngày 16/9, Đoàn Công viên địa chất (CVĐC) Khon Kaen, Thái Lan đến tham quan một số điểm thuộc tuyến du lịch số 1 và số 4 trong vùng CVĐC Lạng Sơn.
Theo đó, đoàn đã tới thăm điểm chùa Tam Thanh (thành phố Lạng Sơn), điểm Thế giới đầm hồ (Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình) thuộc tuyến du lịch số 4 “Đường đến Thủy cung”; điểm Trạm dừng nghỉ Hoa hồi, huyện Chi Lăng thuộc tuyến du lịch số 1 “Khám phá thế giới Thượng ngàn”.
Đoàn Công viên địa chất Khon Kaen, Thái Lan tham quan tại điểm chùa Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn
Chùa Tam Thanh là ngôi chùa nằm trong hang động của khối núi đá vôi đã hình thành từ hơn 300 triệu năm trước. Trên trần và thành hang còn lưu giữ được hệ thống bia ma nhai khắc các bài thơ của Ngô Thì Sĩ và nhiều danh nhân, trong đó có tấm bia cổ nhất được khắc vào năm 1677, đặc biệt là có tượng phật A Di à được tạc thẳng vào vách đá trong tư thế đứng trong hình lá đề mang phong cách thời Lê – Mạc.
Video đang HOT
Thế giới đầm hồ Na Dương (huyện Lộc Bình) là nơi phát hiện rất nhiều hóa thạch động thực vật sống trong môi trường nước hồ trũng thấp, là cả một kho tàng kỳ quan cổ sinh vật học thời Eocene, từ khoảng 40 triệu năm trước, được nghiên cứu, công bố trên các tạp chí khoa học thế giới. Điểm dừng nghỉ Hoa Hồi (huyện Chi Lăng) là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh các sản phẩm Hồi, các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ dân tộc đặc sắc của địa phương.
Đoàn Công viên địa chất Khon Kaen, Thái Lan tham quan điểm Thế giới đầm hồ (Trũng Na Dương, huyện Lộc Bình)
Tại các điểm đến, các thành viên trong Đoàn CVĐC Khon Kaen, Thái Lan đã được nghe giới thiệu về lịch sử hình thành, giá trị văn hóa của Chùa Tam Thanh; giá trị cảnh quan, địa chất của Trũng Na Dương và các hoạt động kinh doanh các sản phẩm hồi của điểm Trạm dừng nghỉ hoa hồi.
Hoạt động này nhằm tạo sự gắn bó giữa CVĐC Lạng Sơn với CVĐC Khon Kaen, Thái Lan nói riêng và các CVĐC trong khu vực nói chung. Đồng thời, là dịp để CVĐC Lạng Sơn tăng cường kết nối, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, quảng bá hình ảnh, góp phần xây dựng, hoàn thiện và phát triển hơn nữa trong tương lai.
Việt Nam có thêm Công viên địa chất toàn cầu UNESCO
Công viên địa chất Lạng Sơn đã được UNESCO Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, theo TTXVN.
Chiều 8-9, trong khuôn khổ Hội nghị Quốc tế lần thứ 8 Mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO khu vực Châu Á - Thái Bình Dương được tổ chức tại tỉnh Cao Bằng, Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO đã công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Du khách tham quan tại huyện Hữu Lũng, một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn, nằm trong phạm vị Công viên địa chất Lạng Sơn. Ảnh: Hùng Vĩ
Trước đó ngày 30-11-2023, UBND tỉnh Lạng Sơn đã phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam hoàn thiện Hồ sơ đề nghị Công viên địa chất Lạng Sơn là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO, sau đó, đệ trình lên Tổ chức Giáo dục, Khoa học, Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO).
Theo lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn, việc công nhận Công viên địa chất Lạng Sơn giúp tỉnh tập trung nguồn lực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di sản địa chất, di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ, đa dạng sinh học, cũng như danh lam thắng cảnh đặc sắc của tỉnh.
Công viên địa chất Lạng Sơn có phạm vi thuộc 8 huyện, thành phố: Bắc Sơn, Chi Lãng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan và thành phố Lạng Sơn với tổng diện tích hơn 4,8 nghìn km và dân số gần 627.000 người, tương ứng khoảng 58% diện tích và 78% dân số toàn tỉnh.
Công viên địa chất Lạng Sơn có hệ sinh thái phong phú, điển hình là ở Khu dự trữ thiên nhiên Hữu Liên với diện tích hơn 8,2 nghìn ha đã ghi nhận được 794 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 162 họ, với 31 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, 57 loài thú, 23 loài bò sát, 14 loài lưỡng cư.
Dự kiến, Công viên địa chất Lạng Sơn sẽ nhận giấy chứng nhận Công viên địa chất toàn cầu UNESCO vào năm 2025 tại Chile.
Ngoài Công viên địa chất Lạng Sơn, hiện Việt Nam có 3 công viên địa chất khác được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO. Đó là Cao nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang; Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng và Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông.
Theo TTXVN, báo Lạng Sơn, Ban quản lý Công viên địa chất Lạng Sơn
Trũng Na Dương "Viên ngọc sáng" của Công viên địa chất Lạng Sơn Trũng Na Dương còn được gọi là vùng bồn địa Na Dương cách thành phố Lạng Sơn khoảng 32 km về phía Đông theo quốc lộ 4B, bao gồm thị trấn Na Dương và một số xã lân cận mỏ than Na Dương, thuộc địa phận huyện Lộc Bình. Được đánh số điểm 34 trong tổng số 37 điểm tham quan thuộc 4...