Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng làm việc tại Lào Cai
Ngày 4/4, Đoàn công tác Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng do đồng chí Phan Đình Trạc, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương, Thường trực Tiểu ban làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai.
Đồng chí Phan Đình Trạc, Bí Thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Quốc Khánh/TTXVN
Tại Lào Cai, việc quán triệt, triển khai thực hiện Cương lĩnh và Nghị quyết Đại hội XII của Đảng được tiến hành nghiêm túc, đạt kết quả tích cực. Nổi bật là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế 3 năm 2016-2018 bình quân đạt 10,1%/năm (cao hơn bình quân chung cả nước); thu nhập bình quân đầu người tăng từ 47,4 triệu đồng lên 61,84 triệu đồng năm 2018.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng cao. Môi trường đầu tư được cải thiện. Bản sắc văn hóa các dân tộc được gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Các lĩnh vực phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục – đào tạo, khoa học công nghệ, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường trên địa bàn đều đạt kết quả tốt…
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đã được cấp ủy các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc theo đúng chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương như sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp về phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng yêu cầu tình hình mới; tăng cường vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ… bước đầu tạo được chuyển biến tích cực.
Phát biểu tại buổi làm việc, đồng chí Phan Đình Trạc ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực phấn đấu và kết quả đạt được của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Lào Cai qua 10 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
Đồng chí Phan Đình Trạc cũng chỉ ra hạn chế, khuyết điểm của tỉnh Lào Cai trên các lĩnh vực, gợi mở vấn đề Lào Cai cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong những năm tới để bảo đảm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, chuẩn bị tốt cho Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ tới và Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
Video đang HOT
Đoàn công tác ghi nhận những kiến nghị của tỉnh Lào Cai, tổng hợp để báo cáo Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.
Chiều cùng ngày. Đoàn đi khảo sát thực tế tại huyện Bát Xát.
Hồng Ninh (TTXVN)
Theo Tintuc
Đẩy lùi tham nhũng, lãng phí
Cụ thể hóa Chương trình số 07-CTr/TU ngày 26-4-2016 về "Nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2020", Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng và thực hiện 13 chuyên đề.
Đây là những giải pháp đồng bộ, toàn diện, huy động sức mạnh tổng hợp và đến nay thu được kết quả bước đầu, với quyết tâm đẩy lùi tham nhũng, lãng phí.
Dưới sự chủ trì của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, năm 2018, các ban giám sát đầu tư cộng đồng ở cơ sở đã giám sát gần 4.500 công trình, phát hiện 356 vụ vi phạm. Trong ảnh: Ban Giám sát cộng đồng MTTQ Việt Nam phường Phúc La giám sát dự án đường Yên Phúc (quận Hà Đông). Ảnh: Hữu Tiệp
Triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, toàn diện
Năm 2018, các ban của HĐND thành phố đã triển khai 38 hoạt động giám sát, khảo sát, giúp ngăn chặn và xử lý nhiều vụ vi phạm, phòng ngừa tham nhũng, lãng phí. Nổi bật là xử lý vi phạm trong việc cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sử dụng các mương thoát nước Phan Kế Bính (quận Ba Đình) và mương thoát nước Nghĩa Đô (quận Cầu Giấy)... Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND thành phố Nguyễn Hoài Nam, những tồn tại, vướng mắc và kiến nghị mà các đoàn giám sát đưa ra đều sát thực tế, được Thành ủy quan tâm, coi như căn cứ cho hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo chính quyền thành phố. Đây là một trong những kết quả thực hiện chuyên đề số 11 "Tăng cường giám sát của HĐND các cấp về các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí".
Cùng với chuyên đề số 11, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo xây dựng, triển khai 12 chuyên đề khác để cụ thể hóa Chương trình số 07-CTr/TU, hình thành hệ thống các giải pháp phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí toàn diện, đồng bộ. Đến nay, hầu hết các chuyên đề đang phát huy hiệu quả thiết thực.
Điển hình như chuyên đề số 5 do Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội chủ trì, chỉ trong một năm qua, các ban giám sát đầu tư cộng đồng ở cơ sở đã tham gia giám sát gần 4.500 công trình, dự án; phát hiện 356 vụ vi phạm, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý kịp thời 351 vụ. Trong khi đó, với các chuyên đề được giao, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí thông qua công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; đã thi hành kỷ luật nghiêm minh đối với 1.114 đảng viên, trong đó có 9,51% liên quan đến quản lý và sử dụng đất đai, 5,38% liên quan đến thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo.
Còn Ban Tuyên giáo Thành ủy đã ban hành Hướng dẫn số 49-HD/BTGTU về "Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng, lãng phí". Sở Nội vụ đã tham mưu thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với 587 công chức, viên chức nhằm phòng ngừa tham nhũng. Với Sở Tài chính, chỉ riêng năm 2018, ngay từ khâu xây dựng, giao dự toán, đơn vị đã tư vấn cho thành phố tiết kiệm, tiết giảm trên 3.500 tỷ đồng...
Bên cạnh việc phát huy tốt chức trách, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, Ban Chỉ đạo Chương trình số 07-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã tập trung nâng cao hiệu quả công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị. Có hai chuyên đề liên quan đến việc này đã phát huy hiệu quả rõ nét, đó là Ban Nội chính Thành ủy đã trở thành đơn vị kết nối các cơ quan nội chính thành phố, từng bước nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ án, trước hết là những vụ án thuộc diện trung ương và thành phố theo dõi. Ngoài ra, là cơ quan chủ trì chuyên đề số 12 "Tăng cường phối hợp xử lý tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đối với các loại tội phạm nói chung và tội phạm tham nhũng, chức vụ nói riêng", từ tháng 4-2017, Viện Kiểm sát thành phố đã cùng 9 cơ quan thành phố ký kết Quy chế phối hợp liên ngành. Nhờ đó, trong năm 2018, Viện Kiểm sát thành phố đã thực hành quyền công tố, kiểm sát chặt chẽ ngay từ đầu việc tiếp nhận, giải quyết đối với trên 15.000 tố giác, tin báo về tội phạm; bảo đảm 100% tin báo thụ lý mới đều có yêu cầu xác minh; phối hợp với cơ quan điều tra giải quyết 13.297 tin, đạt tỷ lệ 87,3%. Viện cũng đã yêu cầu khởi tố 124 vụ án, hủy bỏ 4 quyết định khởi tố vụ án; ban hành 47 kiến nghị yêu cầu cơ quan điều tra khắc phục vi phạm trong việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo và 8 kiến nghị yêu cầu cơ quan, tổ chức khắc phục những thiếu sót trong hoạt động quản lý.
Còn nhiều thách thức
Viện Kiểm sát thành phố và 9 cơ quan, đơn vị ký kết Quy chế phối hợp liên ngành. Ảnh: Phương Linh
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc từng nhận xét, việc Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình số 07-CTr/TU và thành lập Ban chỉ đạo tổ chức thực hiện bài bản là cách làm mới, riêng của Hà Nội, thể hiện quyết tâm đẩy lùi tham nhũng của thành phố.
Tuy nhiên, theo Phó Trưởng ban Thường trực Ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Thế Toàn, mặc dù đã đạt kết quả tích cực trên các mặt, song việc thực hiện các chuyên đề còn bộc lộ không ít hạn chế, khó khăn. Những chuyên đề liên quan đến công tác kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản (Thanh tra thành phố chủ trì) hay đẩy mạnh công tác giáo dục phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí vào các trường học và cơ sở giáo dục (Sở Tư pháp chủ trì) chưa có kết quả rõ nét.
"Ở mỗi chuyên đề, vẫn tồn tại những điểm cần khắc phục. Ngay cả chuyên đề số 1 "Rà soát, công khai, minh bạch trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng" cũng còn chậm triển khai", đồng chí Nguyễn Thế Toàn cho biết.
Đặc biệt, Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình số 07-CTr/TU khẳng định, công tác phòng, chống tham nhũng nhìn chung còn nhiều thách thức. Tính chủ động trong công tác tự kiểm tra phát hiện sai phạm còn hạn chế. Công tác tổ chức và thực hiện kết luận sau thanh tra thiếu kịp thời. Một số vụ án kinh tế, tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp phải trả hồ sơ điều tra bổ sung hoặc chậm trễ trong xét xử. Việc thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng còn nhiều khó khăn. Một số lĩnh vực tiềm ẩn nguy cơ tham nhũng cao chưa có biện pháp hữu hiệu để phát hiện và xử lý triệt để.
Tại phiên họp đánh giá kết quả năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 của Ban Chỉ đạo, đồng chí Hoàng Trung Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị phải đẩy nhanh tiến độ thực hiện 13 chuyên đề. Đây là những giải pháp đồng bộ, toàn diện giúp thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Chương trình số 07-CTr/TU, hướng tới mục tiêu đẩy lùi tham nhũng, lãng phí của thành phố.
Thực hiện chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải, Trưởng ban Nội chính Thành ủy Nguyễn Quang Huy cho biết, tới đây, Ban sẽ tham mưu việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện chương trình và 13 chuyên đề tại các cấp ủy trực thuộc Thành ủy và các cơ quan, đơn vị liên quan, qua đó đôn đốc, góp phần tăng tiến độ và hiệu quả thực hiện. Năm 2019 là năm thành phố tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của các chương trình công tác toàn khóa, trong đó có Chương trình số 07-CTr/TU. Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện 13 chuyên đề đòi hỏi tinh thần tự giác cao của các cơ quan liên quan.
Theo HNM
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát động 'Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ' Trong không khi vui tươi, phấn khởi của những ngày đầu năm mới, mừng Đảng, mừng Xuân, mừng đất nước đổi mới, sáng 10/2 (tức mùng 6 Tết Kỷ Hợi), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã tới dự Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ" Xuân Kỷ Hợi - 2019. Buổi lễ do Bộ...