Đoàn chuyên gia công ty CPV- Food hết thời hạn cách ly y tế
Ngày 9/7, tại KS An Lộc, huyện Bình Long, tỉnh Bình Phước đã diễn ra lễ trao quyết định hết thời hạn cách ly y tế cho 77 chuyên gia công ty CPV- Food.
Ngày 25/6 đoàn chuyên gia công ty CPV-Food đã đến cửa khẩu sân bay quốc tế Tân sơn Nhất, được sự chấp thuận của Ban chỉ đạo phòng chống covid-19 Trung ương, Đại sứ quán, UBND tỉnh Bình Phước và các ban ngành, đoàn đã thực hiện cách ly tại 2 địa điểm KS An Lộc và KS Mỹ Lệ.
Bà Hoàng thị Hồng Vân- Phó chủ tịch UBND thị xã Bình Long (mặc áo dài) cùng ông Chinoros Benjachavakul (áo vét đen) Phó Tổng giám đốc trao giấy chứng nhận hoàn thành cách ly y tế đến các chuyên gia.
Sau 14 ngày cách ly, tất cả thành viên của đoàn chấp hành tốt những quy định của ban chống dịch, và hôm nay nay được nhận các chứng nhận hoàn thành cách ly do trung tâm Y tế thị xã Bình Long cấp.
Ông Thewin Phakthin, Phó tổng giám đốc nhà máy chế biến gà xuất khẩu CPV- đại diện các chuyên gia cách ly, cho biết: Qua 14 ngày cách ly, tất cả các chuyên gia thấy được sự tổ chức phòng chống dịch rất tốt từ phía Việt Nam. Ông gửi lời cám ơn chân thành đến Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, các nhân viên y tế, các cán bộ chiến sĩ , công an…Riêng các chuyên gia sẽ cố gắng hoàn thành tốt công việc nhắm giúp dự án chế biến xuất khẩu gà của CPV đạt được tiến độ.
Ông Thewin Phakthin, Phó tổng giám đốc nhà máy chế biến gà xuất khẩu CPV (người đứng thứ nhất từ phải sang) – đại diện các chuyên gia cách ly phát biểu
Video đang HOT
Đối với CPV, quyết định đưa các chuyên gia đến Việt Nam trong giai đoạn này là vô cùng khó khăn nhưng đây chính là những nỗ lực cần thiết nhất để đưa dự án xuất khẩu thịt gà chế biến sớm đi vào hoạt động.
Các chuyên gia, bác sỹ, các chiến sĩ … chụp ảnh lưu niệm trong ngày đoàn hoàn thành cách ly y tế
Qua đó cũng cho thấy, việc phòng chống dịch của Việt Nam được chỉ đạo thực hiện sâu sát từ TƯ đến địa phương nhằm đảm bảo an toàn cho người dân cũng như người nước ngoài vào Việt Nam.
Bò giống cấp cho hộ nghèo ở Bình Phước chết la liệt
Kết quả xác minh cho thấy số lượng bò giống do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước cấp cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo ở địa phương này thời gian qua chết la liệt.
Tính đến nay đã có 56 con bò chết. Thấy bò lăn ra chết nên các hộ đã khiếu nại lên cơ quan chức năng đề nghị đổi bò.
Bò chết la liệt
Ngày 2/7, thông tin từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Bình Phước (LĐTBXH) đã có kết quả xác minh tình trạng bò bị chết, bị bệnh do Sở Nông nghiệp và Nông thôn tỉnh (NN&PTNT) cấp cho bà con dân tộc thiểu số nghèo ở địa phương này. Việc hỗ trợ bò giống nằm trong chương trình giảm 1.000 hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Theo kết quả xác minh của Sở LĐTBXH, đến nay Sở NN&PTNT đã cấp 892 con bò giống, trong đó xác định đã có 56 con chết, 52 con bị bệnh. Các địa phương có bò chết nhiều như: Bù Gia Mập 16 con, Phú Riềng 13 con, Bù Đăng 9 con, Hớn Quản 8 con... Riêng 88 con bò giống do Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước đã cấp cho các hộ đồng bào nghèo thời gian qua đều phát triển khỏe mạnh, bình thường.
Theo Sở LĐTBXH (Ủy viên thường trực Chương trình mục tiêu Quốc gia, giảm nghèo thuộc Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi và biên giới giai đoạn 2020 - 2025), nguyên nhân dẫn đến tình trạng bò giống cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo bị chết do bị bệnh chiếm tỉ lệ cao nhất, 40 con. Số bò bị bệnh chết có biểu hiện chảy nước mắt, mũi, viêm móng, xà mâu, ghẻ lở, nấm da (một số con bị nấm da rất nặng), ho, bỏ ăn dẫn đến suy kiệt rồi chết. Ngoài ra bò chết do tụ huyết trùng, viêm phổi. Một số con bò còn chết không rõ nguyên nhân, trúng thực,...
Còn nguyên nhân bò bị bệnh bởi chất lượng một số con bò giống do Sở NN&PTNT cấp cho chương trình 1.000 hộ đồng bào dân tộc thiểu số không tốt so với bò giống được cấp của các chương trình khác như: chương trình 135, nông thôn mới; bò bệnh thường nằm trong cùng một đợt cấp.
Bên cạnh đó, bò chưa thích nghi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu tại địa phương. Hơn nữa việc cấp bò vào mùa khô thời tiết nắng nóng nên nguồn cỏ tự nhiên cho bò ăn thiếu. Mặt khác, việc chăm sóc bò của một số hộ còn hạn chế dẫn đến bệnh kéo dài, sức khỏe đàn bò giảm sút và là cơ hội để một số bệnh tiềm ẩn bộc phát như nấm da, viêm phổi... nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ dẫn đến suy kiệt rồi chết.
Bò giống do Ban Dân tộc tỉnh Bình Phước cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo phát triển khỏe mạnh bình thường.
Đề nghị đổi bò giống
Trước thực trạng bò chết hàng loạt, Sở LĐTBXH kiến nghị UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT (đơn vị chủ đầu tư) phối hợp với các địa phương rà soát lại toàn bộ đàn bò được giao để kiểm tra, đánh giá sức khỏe và kịp thời điều trị với số bò bị bệnh. Sau khi rà soát đánh giá, những con không thể phục hồi để sinh sản sẽ đổi trả cho các hộ.
Đối với bò chết, thực hiện đổi bò chết cho các hộ. Nếu ngoài các nguyên nhân chủ quan như bò không được chăm sóc đầy đủ, không phối hợp với cán bộ thú y địa phương... thì sẽ xem xét cấp đổi cho các hộ có bò chết, bệnh. Đối với số bò bị bệnh, đề nghị Sở NN&PTNT phối hợp với UBND các huyện khẩn trương rà soát, thống nhất xác định số lượng, tình trạng bệnh, trên cơ sở đó đổi bò giống khác cho các hộ dân, đồng thời thu hồi những con bò bệnh về chăm sóc, điều trị.
Để khắc phục hậu quả bò bị bệnh, bị chết, UBND tỉnh Bình Phước vừa có văn bản giao Sở LĐTBXH chủ trì phối hợp với Sở NN&PTNT, Ban Dân tộc tỉnh, UBND các huyện theo dõi sát tình hình bò giống được hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, báo cáo UBND tỉnh theo định kỳ 6 tháng, hằng năm. Đề nghị Sở NN&PTNT báo cáo kết quả xử lý kèm danh sách các hộ dân đã được cấp đổi bò giống chết, bị bệnh, kể cả số bò bị bệnh do Sở NN&PTNT chuyển về điểm tập trung chăm sóc.
Bên cạnh đó, phân công cơ quan chuyên môn tiếp tục theo dõi tình trạng bò tại các hộ có bò bị bệnh và đã khỏi sau điều trị tập trung hoặc bò bị bệnh ở hộ dân tự điều trị để đảm bảo bò phát triển tốt. Đồng thời, làm việc với từng huyện, có biên bản và tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh đối với số lượng bò bị bệnh, chết mà Sở NN&PTNT chưa báo cáo phương án xử lý hoặc số liệu báo cáo của Sở NN&PTNT chưa thống nhất với báo cáo từ huyện.
Song song đó, UBND tỉnh yêu cầu huyện Phú Riềng chỉ đạo cấp xã làm việc với hộ dân, xác định rõ nguyên nhân đối với hộ dân không nhận bò do Sở NN&PTNT đổi trả. Trường hợp hộ dân không có nhu cầu nuôi bò thì phải có biên bản cam kết để chuyển cho hộ khác, đồng thời xét chuyển số lượng bò này cho hộ nghèo dân tộc thiểu số thuộc danh sách đã đăng ký thoát nghèo năm 2020. Mặt khác UBND các huyện Bù Đốp, Đồng Phú, Bù Đăng, Phú Riềng chỉ đạo cấp xã yêu cầu các hộ dân thông tin ngay cho cán bộ thú y hoặc chính quyền địa phương khi bò có dấu hiệu bệnh để kịp thời điều trị.
Ông Trần Văn Lộc - Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết, cơ quan này vừa có báo gửi Sở LĐTBXH về xử lý tình trạng bò giống cấp cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo bị bệnh, bị chết hàng loạt thời gian qua. Tổng số bò giống do sở cấp là 892 con, đến thời điểm kiểm tra thực tế và thống nhất với các huyện có 56 con chết và 52 con bị bệnh. Cụ thể số bò chết và bệnh phải đổi trả là 67 con, chết không đổi trả là 11 con. Đến nay sở đã hoàn thành công tác đổi trả cho các hộ dân.
"Sở cũng đã đề nghị UBND các huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, UBND các xã hướng dẫn các hộ được giao bò hoàn thành việc xây cất chuồng trại, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho bò. Ngoài ra, thông tin ngay cho thú y hoặc chính quyền địa phương khi bò có dấu hiệu bị bệnh và phối hợp tốt với thú y trong điều trị. Nguồn bò giống được sở đấu thầu công khai, rộng rãi. Công ty TNHH Đại Thủy là đơn vị trúng thầu cung cấp nguồn bò giống cho địa phương. Nguồn bò giống đổi cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo có bò bị chết do Công ty Đại Thủy chịu trách nhiệm" - ông Lộc nói.
Tạm đình chỉ công tác Phó Chi cục trưởng Hải quan gây TNGT rồi bỏ chạy Trưa 28/6, ông Nguyễn Văn Ngàn, Phó Cục trưởng phụ trách Cục Hải Quan tỉnh Bình Phước cho biết, cơ quan này đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông Mai Như Vệ (54 tuổi, Phó chi cục trưởng Hải quan cửa khẩu Hoàng Diệu) để phục vụ công tác điều tra sau khi gây tai nạn rồi bỏ...