Đoàn Bộ Quốc phòng tham dự hội nghị về Lực lượng gìn giữ hòa bình
Đoàn Bộ Quốc Phòng Việt Nam do Thứ Trưởng, Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đã tham dự hội nghị cấp Bộ trưởng Quốc phòng các nước tham gia Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc diễn ra ngày 8/9 tại thủ đô London, Vương quốc Anh.
Tham gia hội nghị có đại diện 75 cơ quan quốc phòng của 75 nước, trong đó có hơn 50 bộ trưởng quốc phòng, do Liên hợp quốc và nước chủ nhà là nước Anh đồng tổ chức.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh làm việc với ông Earl Howe, Quốc vụ khanh về Quốc phòng, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Anh, tại London, ngày 7/9. (Ảnh: Lê Phương/TTXVN)
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Anh, Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh cho biết các đại biểu tham gia đều nhất trí với những đề dẫn của Liên hợp quốc về đánh giá lại một năm thực hiện cam kết tham gia đóng góp vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc của các nước; nghe thông báo về những yêu cầu hiện tại và cấp bách của Liên hợp quốc đối với nhiệm vụ gìn giữ hòa bình.
Hội nghị đã nhất trí thông qua bản tuyên bố chung với tinh thần nâng cao năng lực hoạt động của gìn giữ hòa bình tại Liên hợp quốc ở các phái bộ, và tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.
Các nước tham gia cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa, cùng nhau cải thiện chất lượng hoạt động gìn giữ hòa bình thông qua các hoạt động đào tạo, nâng cao chất lượng của đội quan mũ nồi xanh và đẩy mạnh vai trò của phụ nữ tham gia vào lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết các đại biểu, nhất là các nước lớn, đều bày tỏ sự sẵn sàng tham gia một cách mạnh mẽ hơn vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và yêu cầu Liên hợp quốc cần có sự đổi mới để mà tăng cường sự quản lý, tăng cường tính kế hoạch, sự sẵn sàng của các lực lượng tham gia.
Video đang HOT
Tại hội nghị, đoàn Việt Nam đã có hai ý kiến được các đại biểu dự hội nghị hết sức đồng tình.
Thứ nhất, các phái đoàn gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở các phái bộ nên đặt nặng hơn về tính nhân văn và nhân đạo, cụ thể là giúp nhân dân ở các nước cần có lực lượng gìn giữ hòa bình được sống trong hòa bình, và có một cuộc sống tốt hơn.
Ngoài hoạt động gìn giữ hòa bình, cộng đồng quốc tế cần phải có hoạt động tái thiết, hỗ trợ cho các nước bị tàn phá bởi chiến tranh, thiên tai địch họa.
Đây là ý kiến được tất cả các nước đều đồng tình, đặc biệt là các nước hiện phải nhờ vào hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc.
Đề xuất thứ hai của Việt Nam là tăng cường hợp tác quốc tế, hỗ trợ lẫn nhau, nhất là hỗ trợ các nước mới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình như Việt Nam.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, mà Quân đội Nhân dân Việt Nam đang tham gia, có quân số thường trực khoảng 90.000 người, với ngân sách gần 10 tỷ USD/năm.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc là lực lượng quân sự quốc tế được thiết lập để xử lý các cuộc khủng hoảng về mặt chính trị và quân sự ở những quốc gia đang xảy ra chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
Trên thực tế, Liên hợp quốc không có quyền tham chiến hoặc tấn công quân sự các quốc gia khác mà những đơn vị quân sự này chỉ tham gia vào hoạt động gìn giữ an ninh, hỗ trợ nhân đạo và giám sát lệnh ngừng bắn tại khu vực xảy ra xung đột.
Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh cũng cho biết bên lề hội nghị, đoàn Việt Nam đã gặp gỡ nhiều bộ trưởng, thứ trưởng quốc phòng các nước, như Thứ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia, Campuchia, và Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc.
Các nước đều đánh giá cao việc Việt Nam mới tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc song cũng đã tham dự hội nghị này và có những ý kiến đóng góp có trách nhiệm.
Tại cuộc gặp với đoàn Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã bày tỏ sự phấn khởi và đánh giá rất cao chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Bộ trưởng, Đại tướng Ngô Xuân Lịch.
Bộ trưởng Thường Vạn Toàn bày tỏ mong muốn hai bên sẽ xúc tiến thảo luận nhằm cụ thể hóa những nội dung hai bộ trưởng đã thống nhất về hợp tác quốc phòng theo chủ trương của hai Đảng và hai Nhà nước.
Theo Vietnam
Hai tàu tên lửa hiện đại được đóng mới tại Việt Nam
Tổng công ty Ba Son đã đóng xong cặp tàu tên lửa số 3 (M5, M6) với trang bị pháo tự động AK-176M, tầm bắn 15 km, độ cao 11 km để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước và đất liền.
Tàu tên lửa Molnya (còn gọi là loạt tàu M hay tàu tên lửa 12418) đầu tiên được Nga bàn giao cho Việt Nam năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. - Ảnh minh họa
Đây là 2 trong số 6 tàu tên lửa hiện đại do Tổng công ty Ba Son (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng) ký hợp đồng đóng mới cho Quân chủng Hải quân trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam từ năm 2009.
Hai tàu đã được nghiệm thu tại bến, đảm bảo an toàn tuyệt đối về người và phương tiện. Từ ngày 22 đến 26/8, kết quả nghiệm thu tính năng của tàu khi đi biển cho thấy các hệ thống, thiết bị đều hoạt động đồng bộ, ổn định; đáp ứng kỹ - chiến thuật theo đúng hợp đồng.
Hội đồng sẽ tiếp tục nghiệm thu các vấn đề khác làm cơ sở hoàn chỉnh những điểm còn tồn tại để tiếp tục hoàn thiện và báo cáo các cơ quan chức năng tiếp tục nghiệm thu cấp Bộ Quốc phòng. Sau đó tàu được bàn giao cho Quân chủng Hải quân.
Chiếc tàu tên lửa Molniya (còn gọi là loạt tàu M hay tàu tên lửa 12418) đầu tiên được Nga bàn giao cho Việt Nam năm 2007, chiếc thứ hai vào năm 2008. Năm 2010, Tổng Công ty Ba Son khởi động thực thi phần cấp phép của hợp đồng với phía Nga. Đến nay, Việt Nam đã đóng xong 4 tàu Molniya. Và cặp tàu vừa được nghiệm thu là chiếc thứ 5 và thứ 6.
Tàu có lượng giãn nước 560 tấn, tính năng đi biển rất cao với vận tốc tối đa gần 70 km/h trong điều kiện tiêu chuẩn. Thời gian hoạt động trên biển là 10 ngày, cự ly hoạt động khi chạy ở tốc độ trung bình 1650-2400 hải lý.
Tàu được thiết kế để tiêu diệt các đội hoặc nhóm tàu chiến, tàu đổ bộ, tàu hộ tống và các đội tàu khác của đối phương một cách độc lập; bảo vệ các tàu ngầm, tàu đổ bộ; thực hiện nhiệm vụ trinh sát...
Ngoài hệ thống radar bám bắt mục tiêu hiện đại bảo đảm độ chính xác trong phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, Molnya được lắp đặt hệ thống phóng 16 tên lửa đối hải Uran-E tầm bắn 130 km.
Để phòng thủ, tàu được trang bị pháo tự động AK-176M, tầm bắn 15 km, độ cao 11 km để tiêu diệt các mục tiêu trên không, trên mặt nước và trên đất liền; 2 pháo 6 nòng tự động AK-630M tầm bắn 4-5 km và nhịp bắn 4000-5000 phát/phút.
Theo Cổng TTĐT Chính Phủ
Nga xác nhận 5 người trên máy bay Mi-8 đều thiệt mạng Theo Sputnik, Điện Kremlin chia buồn sâu sắc với thân nhân của các quân nhân Nga hy sinh trong vụ tấn công máy bay trực thăng Mi-8 của Nga ở tỉnh Idlib của Syria, ông Dmitry Peskov - thư ký báo chí của Tổng thống Nga, cho biết. "Các vị cũng đã biết tin tức rất đáng buồn đến từ Syria, nơi máy...