Đoán biết sức khỏe qua… “chất thải rắn”
Sự thay đổi màu sắc rõ ràng của phân là tín hiệu thông báo về sức khỏe, tuy nhiên không bắt buộc. Đôi lúc đó duy nhất chỉ là hậu quả cảu thực đơn hoặc vì lý do uống thuốc.
Chuẩn gam màu cơ bản của phân khá rộng (từ màu sáng vừa phải đến màu nâu rất đậm), và chúng ta không gặp khó khăn đánh giá tình hình, nhất là khi phân không quá lỏng cũng không quá rắn, cũng không có tạp chất rõ rệt, còn màu sắc của nó phản ánh một phần, những gì chúng ta mới ăn. Tuy nhiên, nó đã bật đèn báo động – một khi chất thải mất mầu rõ rệt, tối hơn hẳn bình thường, có màu xanh cà phê hoặc màu đỏ. Tình huống như thế bao giờ cũng đòi hỏi sự lý giải và tìm ra thủ phạm, đặc biệt, khi vấn đề duy trì nhiều ngày hoặc thường xuyên tái diễn.
1. Màu sáng trắng không tự nhiên
Phân thường màu xám, gần giống màu đất sét, là tín hiệu thông báo những phiền toái với gan, chính xác hơn là trục trặc liên quan đến sự tiết mật. Hiện tượng mất màu phân thường gắn với màu sắc không tự nhiên của nước tiểu (sẫm hơn bình thường rõ rệt). Cũng có thể, cho dù hoàn toàn không bắt buộc, xuất hiện sự vàng da hoặc ngứa da trên diện rộng.
Hiện tượng cholestaza (tức sự chảy ngược bất thường của mật) có thể đồng nghĩa với tình trạng viêm gan do virus. Nguyên nhân cũng có thể là sỏi mật và xơ gan. Hiếm khi là dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng.
2. Màu vàng
Thường với những người không bị bệnh gì, phân màu vàng đi kèm nặng mùi khác thường, có nhiều khả năng nó lẫn nhiều chất béo, vấn đề cần sớm làm sáng tỏ. Nguyên nhân có thể là những rối loạn hấp thụ chất béo, tức rắc rối liên quan đến tuyến tụy.
Những người bị tiêu chảy thường thông báo tình trạng ruột bị nhiễm trùng
Giống phân màu xám, phân màu vàng cũng thường đi kèm các bệnh về gan và có thể có mối quan hệ với tình trạng rối loạn tiết mật.
Tiêu chảy bất thường, phân màu vàng thường thông báo tình trạng ruột bị bệnh nhiễm trùng.
3. Phân đen, như hắc ín
Video đang HOT
Nếu đang uống viên sắt (thí dụ trong thời gian điều trị bệnh thiếu máu) – sẽ không có gì lo ngại. nguyên tố này làm cho màu phân bị thay đổi. Tất cả sẽ trở lại bình thường – sau thời gian chữa trị. Việc sử dụng một số tân dược khác, trong đó có sản phẩm chứa hợp chất Bismut, cũng có thể gây hiệu ứng tương tự.
Tuy nhiên “phân hắc ín” có thể là tín hiệu thông báo có sự xuất huyết ở đoạn trên đường tiêu hóa và phân đã bị máu trộn lẫn làm đổi màu. Khi ấy nhất thiết phải tìm gặp bác sĩ, để chữa trị.
4. Màu đỏ, có thể lẫn máu
Không ít người từng hoảng loạn vì “máu” trong phân, song thực chất chỉ là “di chứng” của một số món ăn có trong thực đơn, thí dụ như củ cải đỏ hoặc chè gấc. Tuy nhiên sẽ là tín hiệu cảnh báo quan trọng – nếu đó là máu tươi đích thực, thường có nguồn gốc từ đoạn dưới trực tràng, có thể là dấu hiệu bệnh trĩ nội, thậm chí – ung thư.
5. Màu xanh cà phê
Trong trường hợp này, “thủ phạm” thường là dịch mật. Khởi thủy nó có màu xanh cà phê, sau đó chuyển thành màu vàng – khi thẩm thấu quá ruột non, và biến thành màu nâu – khi xuống ruột già. Tuy nhiên, nếu nhu động ruột nhanh hơn bình thường, dịch mật không có cơ hội trải qua những công đoạn chuyển đổi đầy đủ – sẽ vẫn còn màu vàng; hoặc sẽ là màu xanh, trường hợp gần như không thay đổi chạy qua đoạn ruột non. Nhu động ruột nhanh đi kèm thực đơn giàu các thành phần màu xanh cũng có thể mang lại hiệu ứng như vậy.
Nếu có lần quá ham ăn món sa lát, sau đó thấy màu xanh – dường như không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ – trường hợp sắc tố màu xanh thường xuyên xuất hiện trong phân.
Hiện tượng tương tự cũng xảy ra – khi sử dụng thuốc tẩy (kể cả thảo dược) hoặc thuốc kháng sinh. Đơn giản, dịch mật có thể biến thành mầu xanh và vấn đề tự trôi qua sau khi kết thúc chữa trị. Đồng thời nên nhớ, việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể dẫn đến rối loạn quận thể vi khuẩn ký sinh trong ruột – hậu quả cũng có thể dẫn đến tình trạng phân có màu xanh cà phê.
Đôi khi phân màu xanh cà phê gắn với dị ứng thức ăn, song cả những bệnh đường tiêu hóa (thí dụ viêm trực tràng) hoặc những rối loạn hấp thụ dưỡng chất.
Theo Hà Thu (Tri thức trẻ/Tiền Phong/Zdrowie)
Ai cần coi chừng bệnh gan?
Cứ xem cảnh các quán nhậu buổi chiều ăn nên làm ra thì hiểu ngay tại sao tỷ lệ viêm gan ở xứ mình cao hơn ở các nước khác.
Không cao sao được khi bên cạnh số nạn nhân viêm gan vì siêu vi có thêm lực lượng hùng hậu của số đối tượng viêm gan do rượu bia.
Độc chất trong rượu bia, nói cụ thể là tập hợp ethanol, trên nguyên tắc không thể gây nghiện cũng không thể hại gan nếu như các chất này được đào thải ra khỏi cơ thể trước khi kịp ra tay phá hoại. Muốn được vậy, cơ thể phải trông mong vào khả năng giải độc của lá gan.
Khổ nỗi là công suất của gan có giới hạn. Nếu hàm lượng ethanol trong máu quá cao vì gia chủ mỗi lần ngồi vào bàn đều hồ hởi đốn ngã cả mấy chai rượu mạnh, cả két bia thì gan có gồng mình cách mấy cũng làm không xuể. Lượng ethanol tích lũy trong máu vì gan chưa kịp xử lý khi đó thảnh thơi xơi tái tế bào thần kinh khiến người nhậu nhanh chân thành người nghiện!
Uống rượu nhiều tăng nguy cơ viêm gan
Cùng lúc đó, chất cồn trong rượu bia gây xơ vữa mạch máu khiến huyết áp nhích lần lên trên để bệnh cao huyết áp sớm muộn cũng gõ cửa. Chưa xong, càng "chén chú chén anh" thì nhu mô gan càng mau bị đốt cháy để tế bào gan bị trám chỗ bởi tế bào mỡ. Viêm gan nhiễm mỡ, đòn bẩy của xơ gan và ung thư gan, khi đó thành cơn ác mộng của "đệ tử Lưu Linh".
Đáng thương cho lá gan vì gan có khả năng chịu đựng ghê gớm. Bằng chứng là gan cả đời phải tiếp xúc với độc chất nhưng gan không hề ngã bệnh trong ngày một ngày hai. Gan chỉ bệnh khi "thủ phạm" nhất định không chịu nói không với rượu bia, khi gia chủ quên tiếp sức cho lá gan bằng hoạt chất sinh học trong cây thuốc thuộc nhóm "nhuận gan lợi mật" như atisô, rau má, linh chi, bồ công anh...
Bệnh nào cũng thế. Phát hiện cho sớm bao giờ cũng dễ chữa hơn đợi đến khi phải cấp cứu. Viêm gan nhiễm mỡ do rượu bia lại ít khi có dấu hiệu báo động nóng bỏng. Thái độ biết điều với lá gan vì thế nên được chú trọng ở các đối tượng dưới đây:
- Mệt mỏi vô cớ, nhất là sau bữa ăn, dù là không ăn no đến cành hông.
- Đầy hơi sau khi thức dậy dù là trong đêm không bỏ bụng miếng nào.
- Biếng ăn dù vẫn có cảm giác đói nhưng mới ăn ít miếng bỗng no ngang.
- Sụt cân rõ rệt trong thời gian ngắn.
- Vòng bụng tăng quá nhanh trong khi vòng 3 có khuynh hướng thất thoát.
- Ngứa ngáy ngoài da không thuyên giảm với thuốc chống dị ứng.
- Dễ bị xuất huyết dưới da dù không va chạm, dễ chảy máu răng khi đánh răng, hay chảy máu cam khi thay đổi thời tiết, hoặc rong kinh ngoài kỳ kinh.
- Đã có lần bị vàng da, vàng mắt.
- Sút giảm khả năng sinh dục về cường độ lẫn tần suất.
- Đãng trí hơn trước cho dù không làm việc căng thẳng.
- Có chế độ dinh dưỡng vừa thất thường, vừa đơn điệu.
- Phải dùng không dưới 4 loại thuốc đặc hiệu mỗi ngày.
- Đã phát hiện sỏi túi mật qua siêu âm.
- Đã phát hiện tăng men gan qua đợt khám sức khỏe gần đây.
- Trước đây đã có lần xăm mình, truyền máu, châm cứu...
- Có thân nhân trực hệ đã bị bệnh gan.
- Đã phát hiện viêm gan B, viêm gan C, viêm tụy, tiểu đường, nhưng chưa được điều trị đúng bài bản.
Với kỹ thuật siêu âm, sinh hóa hiện đại của ngành y không còn quá khó để phát hiện bệnh gan. Khó hơn nhiều là làm sao cho người biết rõ mình không còn khỏe để chịu gõ cửa thầy thuốc? Tất nhiên cũng phải thông cảm khi ở nước mình, việc khám bệnh ở nhiều nơi chẳng khác nào cực hình có thu lệ phí?!
Theo Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Dân Việt)
"Nhận diện" bệnh trĩ Bệnh trĩ hoàn toàn có thể phòng tránh và điều trị. Bạn cần "lận lưng" vài thông tin để nhận biết và đối phó với căn bệnh phổ biến này. Bệnh trĩ gây nên bởi tình trạng các tĩnh mạch ở trực tràng hoặc xung quanh hậu môn bị phình to lên. Có hai thể bệnh trĩ: bệnh trĩ ngoại thường gây ra...