Đoán bệnh qua màu nước tiểu
Đã có bao giờ bạn quan tâm đến màu nước tiểu của mình? Bình thường, nước tiểu có màu vàng nhạt hoặc trắng trong.
Nếu nước tiểu bỗng nhiên đổi sang màu vàng đậm hay bất kỳ màu nào khác, thậm chí bị đục và có mùi lạ thì có thể là dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
Nước tiểu có nguồn gốc từ lượng nước dư thừa và những chất thải được thận lọc từ bên trong cơ thể rồi thải ra ngoài. Màu vàng nhạt tự nhiên của nước tiểu là do sự bài tiết một chất có màu ở trong máu gọi là urochrome. Vì vậy, tùy thuộc vào lượng nước bạn đã uống mà nước tiểu có màu từ vàng thật nhạt (gần như là màu trắng, khi cơ thể đã đủ nước) cho đến màu cam hay vàng đậm (khi cơ thể đang thiếu nước).
Sẽ có những lúc nước tiểu tạm thời đổi màu do các loại phẩm màu nhân tạo có trong những thực phẩm bạn ăn vào hoặc do một loại thuốc mà bạn đang uống. Những trường hợp thay đổi màu nước tiểu không bình thường còn lại, kể cả trường hợp có máu trong nước tiểu đều là những dấu hiệu nguy hiểm về sức khỏe mà bạn cần phải đến bác sĩ để kiểm tra ngay.
Màu sắc nước tiểu nói lên điều gì?
Sau đây là những thông tin quan trọng mà bạn cần biết về màu sắc của nước tiểu:
1. Nước tiểu trong, gần như không có màu
Có thể là do bạn đã uống quá nhiều nước. Uống nhiều nước là tốt nhưng nếu uống quá nhiều thì cũng không nên vì sẽ buộc thận phải hoạt động nhiều để lọc thải nước. Về cơ bản, tổng lượng nước nạp vào cơ thể trong ngày không nên quá 2 lít. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ thể, thời tiết cũng như công việc, sự hoạt động của mỗi người mà lượng nước cần uống cũng khác nhau. Bạn nên ngừng uống nước khi thấy thường xuyên mắc tiểu và phải đi tiểu nhiều lần.
2. Nước tiểu có màu vàng nhạt
Có thể lượng vitamin mà bạn đã uống quá dư thừa hoặc cơ thể không hấp thu được. Cách tốt nhất để cơ thể hấp thu được vitamin là ăn nhiều thực phẩm có vitamin thay vì uống các loại thuốc bổ.
3. Nước tiểu có màu vàng đậm
Thông thường điều này chỉ xuất phát từ một nguyên nhân là cơ thể đang thiếu nước. Cần uống nhiều nước hơn, tốt nhất là khoảng 8 ly mỗi ngày.
Video đang HOT
4. Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ
Có thể do các nguyên nhân sau:
- Có máu trong nước tiểu, do thận đang “có vấn đề” hoặc đang bị nhiễm trùng bọng đái (bệnh này thường đi kèm với việc đau lưng hoặc đau vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều lần liên tục và có dấu hiệu bị sốt). Trong trường hợp này, bạn cần đến bác sĩ khám ngay.
- Ăn những thực phẩm có màu đỏ, hồng hoặc những thứ có phẩm màu nhân tạo, hóa học.
- Bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc nhuận tràng.
5. Nước tiểu chuyển màu cam
Có thể do ảnh hưởng của loại thuốc mà bạn đang dùng. Trường hợp này, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Hãy mang theo loại thuốc đang uống đến bác sĩ và hỏi thật chi tiết.
Ăn quá nhiều những thức ăn có màu cam hoặc có phẩm màu hóa học cũng làm nước tiểu chuyển màu cam.
6. Nước tiểu có màu xanh dương hoặc xanh lá cây
Điều này báo hiệu bạn đang bị ảnh hưởng từ việc uống thuốc hoặc do ăn quá nhiều thực phẩm có màu xanh, đặc biệt là măng tây hoặc những thức ăn có chứa phẩm màu hóa học màu xanh dương, xanh lá cây.
7. Nước tiểu có màu nâu đen hoặc màu trà
Nguyên nhân có thể là do bệnh ở gan, đặc biệt là khi kèm theo các dấu hiệu như màu phân nhợt nhạt, da vàng. Cũng có thể do ảnh hưởng từ loại thuốc đang uống.
8. Nước tiểu đục, có cặn
Dấu hiệu này có thể xuất phát từ các vấn đề sau:
- Bệnh nhiễm trùng đường tiểu. Nếu bạn đang có các triệu chứng như đau lưng, đau vùng bụng dưới, đi tiểu liên tục và sốt, cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, chẩn đoán đúng căn bệnh.
- Sỏi thận: là nguyên nhân phổ biến gây nên các cơn đau. Cần được bác sĩ kiểm tra ngay.
- Cũng có thể bạn đã ăn quá nhiều măng tây.
Ngoài ra, khi thấy có những triệu chứng bất thường về đường tiểu như nước tiểu rỉ ra khi bạn cười to hoặc bạn phải thường xuyên thức dậy nửa đêm để đi tiểu… (dù không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ hay đang mang thai), bạn cũng nên đến bác sĩ ngay để được phát hiện kịp thời những căn bệnh có liên quan đến đường tiểu.
Theo Phụ nữ/sheknows.com
Đoán bệnh cho cô nàng khí hư thất thường
Biểu hiện của cô nàng khí hư bình thường?
Khi bình thường, "cô bé" của bạn vẫn bị ẩm ướt bởi những khí hư. Tuy nhiên, khí hư lúc này sẽ không hôi, chua, tanh hay bốc mùi khó chịu hoặc có những "màu lạ" khác thường.
Trung bình, một XX "thải ra" từ "cô bé" của mình khoảng 2 gam các tế bào chết và khoảng 3 gam khí hư mỗi ngày. Tuy nhiên, số lượng khí hư thoát ra ở từng XX không giống nhau và thường có những dao động nhất định trong chu kỳ kinh nguyệt.
Nhiều XX nhận thấy rằng, trong thời gian một tuần sau kỳ nguyệt san thường có ít khí hư. Nhưng vào những ngày giữa chu kỳ (khoảng 2 tuần sau khi bắt đầu bị nguyệt san), khí hư ở cổ tử cung tăng lên rõ rệt và khi ấy nó trở nên mỏng, trơn và màu trắng trứng.
Khi khí hư có tiếp xúc với không khí, nó trở thành màu nâu vàng. Khi ấy, XX có thể dễ dàng tìn thấy một màu vàng ố trên quần nhỏ của bạn vào giữa chu kỳ nguyệt san hàng tháng. Đây là hiện tượng bình thường và cũng có thể có một cảm giác ẩm ướt và dính dính. Nhưng khí hư khỏe mạnh thường không mùi, không gây kích ứng hay ngứa.
Khí hư cũng có xu hướng tăng lên nhiều hơn trong thời gian mang thai. Và khi bị kích thích tình dục, khi hư trở nên rất dồi dào, nó giúp bí mật bổ sung chất làm trơn nhầy, có vai trò như một chất bôi trơn để thuận lợi khi XXX.
Biểu hiện của cô nàng khí hư bất thường?
Nếu một ngày, tự nhiên khí hư của bạn "giở chứng" và xuất hiện một trong những dấu hiệu dưới đây thì bạn phải cảnh giác nhé vì có thể khí hư của bạn đang bị ốm rùi.
* Bốc mùi tanh tanh
* Khí hư dày và trắng, đặc sánh giống như pho mát
* Có màu xanh lục và mùi hôi đi kèm
* Khí hư lẫn máu
* Âm đạo bị ngứa
* Có vết loét hoặc loét ở bộ phận sinh dục
* Bạn bị đau bụng hay đau khi giao hợp
Đoán bệnh cho cô nàng khí hư bất thường
* Khí hư dày và trắng: Khi bị bệnh nấm Candida hoành hành ở âm đạo sẽ gây nên ngứa ngáy, khí hư thường ra nhiều và có màu trắng.
* Khí hư có mùi tanh, gây ngứa ngáy âm đạo: Có thể là biểu hiện của bệnh nấm Candida hay bệnh trùng mảng uốn roi đuôi. Đây là một nguyên nhân rất phổ biến làm khí hư bất thường và có mùi tanh.
* Khí hư hôi: Là biểu hiện của bệnh viêm âm đạo, bệnh trùng mảng uốn roi đuôi hoặc những nguyên nhân sau:
- Bệnh lậu: Đây là một trong hầu hết các bệnh nhiễm trùng lây nhiễm qua đường tình dục. Nguyên nhân là do bị nhiễm vi khuẩn Gonococcus. Nếu bạn XXX với người đã nhiễm bệnh mà không được bảo vệ thì có khả năng bị lây nhiễm 60-90%. Nếu không được điều trị, bệnh có thể gây vô sinh. Nhiều XX khi bị bệnh lậu, khí hư sẽ có mùi hôi, màu xanh lục hoặc màu vàng. Nhiều XX lại có triệu chứng mơ hồ như bị đau khi XXX hoặc khó chịu ở bụng dưới. Thậm chí nhiều XX không có triệu chứng nào.
- Quên không thay tampon, băng vệ sinh: là một nguyên nhân khá phổ biến khiến khí hư thay đổi. Sau khi hết thời hạn sử dụng, băng vệ sinh bắt đầu rữa ra khiến khí hư bốc mùi hôi và ra nhiều. Nếu bạn đang quên thay băng vệ sinh, hãy thay nó càng sớm càng tốt.
*Khí hư màu xanh, vàng: Được biết đến với thủ phạm làbệnh trùng mảng uốn roi đuôi gây ra bởi một sinh vật Trichomonas. Khi ấy, khí hư thường có màu xanh, vàng. Tuy nhiên khí hư có thể không dày nhưng nó lại làm mùi cô bé trở nên nồng nặc khó chịu, âm hộ bị ngứa và đau. Nếu bạn nghĩ rằng đã bị nhiễm khuẩn này, bạn nên đi khám phụ khoa sớm để điều trị và kiểm tra cho các bệnh nhiễm trùng khác.
Nhìn da đoán bệnh Những biến đổi của da như trắng bệch, vàng da, mẩn ngứa, ... có thể là biểu hiện của bệnh thiếu máu, viêm gan, sỏi mật... Với những biến đổi thường gặp dưới đây, có thể tham khảo để sớm phát hiện bệnh khi thấy những dấu hiệu lạ trên da. Da biến sắc Tự nhiên thấy da có màu vàng nghệ, kết...