“Dọa” đóng cửa hầm Hải Vân và Đèo Cả, chủ đầu tư muốn gì?
Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả (Công ty Đèo Cả) vừa phát đi cảnh báo hầm Hải Vân (nối Huế – Đà Nẵng) và hầm Đèo Cả (nối Phú Yên – Khánh Hòa) có nguy cơ đóng cửa vì không có tiền trả cho chi phí vận hành. Việc này đã khiến dư luận cả nước rất xôn xao…
Cuối giờ chiều 29.10, sau khi Dân Việt đăng tải bài viết “Đà Nẵng: Không cắt điện hầm Hải Vân, Công ty Đèo Cả vẫn “la làng”?” phản ánh việc Công ty Đèo Cả không có tiền trả chi phí vận hành cho Công ty Hamadeco nên hầm Hải Vân có nguy cơ bị đóng cửa, lãnh đạo Công ty Đèo Cả đã có những thông tin phản hồi liên quan vụ việc.
Theo đó, thông tin với Dân Việt, ông Lưu Xuân Thủy – Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty Đèo Cả – cho biết, từ năm 2005 đến năm 2015, chi phí để thực hiện công tác quản lý và vận hành và tuyến đường QL1 qua đèo Hải Vân được Nhà nước chi trả. Sau hơn 10 năm vân hanh, hầm Hai Vân 1 cân phai trùng tu, nâng câp đê đươc nghiêm thu vê phong chay, chưa chay. Đông thơi, phục vụ công tác điều tiết giao thông trong quá trình thi công mở rộng hầm Hải Vân 2.
“Trong bôi canh ngân sach kho khăn, Bô Giao thông Vận tải (GTVT) đa yêu câu Công ty Đèo Cả triên khai thưc hiên viêc trùng tu, nâng câp đê đươc nghiêm thu vê phong chay, chưa chay, đông thơi tiêp nhân va ưng kinh phi đê thưc hiên công tac quản lý vận hành hầm Hải Vân 1 từ thang 11.2015. Đến nay công ty đã chi 900 ty đồng đê thưc hiên hoan thanh viêc trùng tu, nâng câp hâm Hai Vân 1 va đươc Bô Công an thâm tra châp thuân nghiêm thu vê phong chay, chưa chay. Bên cạnh đó, tư thang 11.2015 đên nay, công ty cũng chi hơn 300 ty đê thưc hiên công tac quản lý vận hành hầm Hải Vân 1″, ông Thủy cho hay.
Hầm Hải Vân được cảnh báo có nguy cơ đóng cửa vì Công ty Đèo Cả thiếu hụt nguồn thu. Ảnh: Đình Thiên
Ông Thủy cho rằng, đúng ra theo phương án tài chính được Bộ GTVT phê duyệt vào năm 2016 thì Công ty Đèo Cả đươc thu phi tai trạm thu phí Nam Hai Vân tư thang 1.2017 để hoàn vốn cho việc trùng tu vận hành hầm Hải Vân 1. Ngoài ra, vào tháng 1.2016, Thủ tướng Chính phủ cũng chấp thuận về nguyên tắc việc bố trí 7 trạm thu phí (bao gồm trạm Nam Hải Vân, La Sơn – Túy Loan) để hoàn vốn cho Dự án hầm Đèo Cả…
“Tuy nhiên, viêc thu phi tai tram thu phí Nam Hai Vân và trạm La Sơn – Túy Loan đều không thực hiện được. Những quyết định này đã làm giảm nguồn thu rất lớn, gây phá vỡ nghiêm trọng phương án hoàn vốn dự án. Vơi tinh trang nguồn tiền ứng ra từ vốn chủ sở hữu hiện nay của doanh nghiệp qua lơn va kéo dai, khó khăn nhưng không được quan tâm giải quyết, Công ty Đèo Cả se đôi diên vơi viêc không thể tiếp tục chi trả cac chi phí quản lý vận hành các hầm Đèo Cả, Hải Vân 1 va sẽ dẫn đến nguy cơ phải gây gian đoan hoạt động cua các hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân 1 trong 1-2 tháng tới nếu các vướng mắc này không được Bộ GTVT và Chính phủ tháo gỡ kịp thời”, ông Thủy cho biết.
Video đang HOT
Vị Phó Tổng Giám đốc thường trực Công ty Đèo Cả khẳng định, đơn vị này đã kiến nghị nhiều lần nhưng chưa được Bộ GTVT tham mưu kịp thời hướng giải quyết cho Thủ tướng Chính phủ. Vì vậy, nhưng canh bao vê nguy cơ gian đoan hoạt động cua các hầm Đèo Cả, hầm Hải Vân 1 la co cơ sơ vi công ty này không thể đam bao đươc kinh phí vận hành.
Theo Danviet
Hầm Hải Vân nứt chằng chịt như mạng nhện vẫn đảm bảo an toàn?
Qua kiểm đếm, hầm Hải Vân (Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) có tới hơn 300 vết nứt, trong đó có nhiều vết nứt phải được nghiên cứu kỹ, theo dõi sát sao.
Ngày 29.10, qua khảo sát hầm Hải Vân (nối Thừa Thiên Huế - Đà Nẵng) , PV Dân Việt nhận thấy, công trình này xuất hiện hàng trăm vết nứt chằng chịt như mạng nhện.
Theo Ban Quản lý hầm đường bộ Hải Vân (Hamadeco), qua kiểm tra, tổng cộng vỏ hầm có 321 vết nứt được phát hiện, trong đó có 275 vết nứt được đánh giá là an toàn, những vết nứt còn lại được khảo sát chi tiết hơn.
Sau khi khảo sát chi tiết, tư vấn Nhật và Đức kiến nghị sửa chữa 8 vết nứt vỏ hầm Hải Vân và nhà đầu tư hoàn thành việc sửa chữa trong năm 2017.
Các vết nứt phân bố rải rác dọc theo hầm và tập trung chủ yếu ở đầu hầm phía nam.
Cũng theo nhà đầu tư, các vết nứt vỏ hầm Hải Vân đã được các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ nhiều lần kiểm tra từ khi hầm đi vào vận hành đến nay và "đều được đánh giá không ảnh hưởng đến chất lượng công trình".
Người lưu thông qua hầm Hải Vân sẽ dễ dàng nhận thấy các vết nứt chằng chịt. Ảnh: Đình Thiên
Đến nay, các vết nứt này thường xuyên được nhà đầu tư kiểm tra, quan trắc hàng ngày. Kết quả cho thấy, các vết nứt cũ không có sự phát triển và không xuất hiện thêm các vết nứt mới.
"Sau khi nhận bàn giao, chủ đầu tư đã thực hiện kiểm tra, khảo sát, sửa chữa vết nứt nhằm đảm bảo các yêu cầu của quy trình kỹ thuật, đảm bảo điều kiện vận hành. Một số vết nứt khác bị bong sơn hai bên vết nứt gây mất mỹ quan. Hiện nay, công tác thi công đào hầm 2 đã vào sâu trong hầm mỗi đầu khoảng 2km vượt qua đoạn cửa hầm nhiều vết nứt khá xa", đại diện Công ty cổ phần Đầu tư Đèo Cả cho hay.
Tuy nhiên, việc Công ty Đèo Cả đang nổ mìn ở hầm Hải Vân 2 sẽ gây ảnh hưởng hầm Hải Vân 1 vẫn khiến dư luận lo lắng.
Phía nam hầm Hải Vân nứt chằng chịt như mạng nhện nhưng được cho là vẫn an toàn. Ảnh: Đình Thiên
Liên quan đến nghi ngại trên, đại diện Công ty Đèo Cả cho biết, trong quá trình thi công mở rộng hầm lánh nạn thành hầm chính Hải Vân 2, biện pháp thi công của nhà thầu được phê duyệt luôn luôn duy trì thông suốt cửa hầm lánh nạn để đảm bảo công tác cứu hộ cứu nạn cho hầm Hải Vân 1 đang khai thác bên cạnh.
Trong quá trình thi công nổ mìn đào hầm Hải Vân 2, nhà thầu các gói thầu thi công hầm đã hợp đồng với Hội Kỹ thuật nổ mìn Việt Nam thực hiện quan trắc tốc độ rung chấn hầm Hải Vân 1 khi nổ mìn đào hầm Hải Vân 2. Kết quả đo đạc cho thấy tốc độ rung chấn từ tháng 3.2017 đến nay đều nằm trong phạm vi cho phép.
Trước tình hình hầm Hải Vân xuất hiện chằng chịt các vết nứt, Cục Quản lý đường bộ 3 cho biết đã tổ chức đoàn kiểm tra hiện trạng và chỉ ra nguyên nhân.
Công ty Đèo Cả cùng Cục Quản lý đường bộ 3 kiểm tra hầm. Ảnh: Đình Thiên
Theo biên bản kiểm tra tại hiện trường của Cục Quản lý đường bộ 3, hai bên thành hầm chưa xuất hiện vết nứt mới. Tuy nhiên, trong quá trình vệ sinh rửa thanh hầm, cộng thêm tác động của nước và hóa chất thấm vào đã khiến một số vị trí bong tróc lớp sơn thành hầm. Đồng thời, khói bụi bám vào bề mặt khiến bê tông tại các vị trí này có màu đen gây mất mỹ quan.
Ngoài ra, có một số vị trí trong hầm do xe va quệt, tai nạn dẫn đến xước, bong tróc lớp sơn.
Còn tại các vị trí đã xuất hiện vết nứt đang theo dõi quan trắc chưa nhận thấy sự phát triển vết nứt kéo dài qua các vị trí đã được đánh dấu tại hai đầu. Bề mặt các tem thạch cao không xuất hiện vết nứt.
Đánh giá về nguyên nhân xuất hiện các vết nứt, bong tróc, đoàn kiểm tra của Cục Quản lý đường bộ 3 cho rằng do thời gian sơn từ khi hầm đưa vào quản lý, vận hành cho đến nay đã quá thời hạn (hơn 12 năm), do ảnh hưởng môi trường trong hầm, nhiệt độ, khói bụi, lưu lượng xe cao...
Theo Danviet
Công ty quản lý hầm Hải Vân nợ hơn 2,6 tỷ đồng tiền điện Công ty TNHH MTV Điện lực Đà Nẵng (PC Đà Nẵng) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, Công ty CP quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (HAMADECO) chưa thanh toán tiền điện số tiền hơn 2,6 tỷ đồng cho Điện lực Liên Chiểu (trực thuộc PC Đà Nẵng) dù đã nhận được văn bản yêu cầu đóng...