“Doạ” cảnh sát giao thông sẽ bị phạt tới 5 triệu đồng
Từ 1/7, người tham gia giao thông có lời nói, hành động đe doạ, lăng mạ, xúc phạm hoặc chống lại người thi hành công vụ sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng.
Vài năm trở lại đây tại các thành phố lớn ở nước ta, đặc biệt là Hà Nội và TPHCM liên tục xảy ra các trường hợp người tham gia giao thông sau khi bị lực lượng thi hành công vụ, chủ yếu là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông dừng xe kiểm tra hành chính không những không chấp hành mà còn có lời nói, hành động đe doạ, thậm chí hành hung lực lượng làm nhiệm vụ.
Theo Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt do Bộ Giao thông vận tải vừa hoàn thành đang lấy ý kiến các bộ, ngành, từ 1/7, người tham gia giao thông có lời nói, hành động đe doạ, lăng mạ, xúc phạm hoặc chống lại người thi hành công vụ sẽ bị phạt từ 3-5 triệu đồng.
Cụ thể, Điều 35 của Nghị định về việc xử phạt người có hành vi cản trở việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ, nêu rõ: Phạt tiền từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho người điều khiển phương tiện trốn tránh việc kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.
Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi: Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về: Các giấy tờ liên quan đến người và phương tiện, điều kiện hoạt động của phương tiện, hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải, đào tạo, sát hạch lái xe, đăng kiểm phương tiện;
Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự hoặc chống lại người thi hành công vụ, xúi giục người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ, sử dụng uy tín của cá nhân, tổ chức để gây áp lực, cản trở người thi hành công vụ; Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.
Ngoài việc bị phạt tiền, người vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung: tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đưa hối lộ cho lực lượng làm nhiệm vụ; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển ô tô, mô tô, máy kéo, các loại xe tương tự ô tô, các loại xe tương tự mô tô), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) 2 tháng.
Video đang HOT
Theo dantri
Tạm đình chỉ 9 cán bộ quản lý thị trường vi phạm đạo đức công vụ
Sau khi báo chí phản ánh một số cán bộ quản lý thị trường (QLTT) trên địa bàn có những biểu hiện tiêu cực trong thực thi nhiệm vụ, Sở Công thương tỉnh Nghệ An đã tạm đình chỉ 9 cán bộ QLTT để điều tra vụ việc.
Đây là thông tin đã được ông Phan Thanh Tịnh - Giám đốc Sở Công thương Nghệ An cho biết vào sáng ngày 13/12 tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 6 - HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVI.
Trước đó, ngày 10/12/2012, Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã có 2 Quyết định số 448, 449 ngày 11/12/2012 về việc thành lập đoàn kiểm tra công chức có dấu hiệu vi phạm quy chế công tác, đạo đức công vụ tại Đội QLTT số 6 đóng tại phường Long Sơn, Thị xã Thái Hòa và Đội QLTT số 5 đóng tại Thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương. Đoàn kiểm tra gồm 5 thành viên do ông Lê Quang Hiển - Phó Chi cục trưởng làm trưởng đoàn.
Ngày 12/12/2012, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Nghệ An đã ra quyết định tạm đình chỉ công tác 9 cán bộ, nhân viên liên quan đến vụ việc báo chí nêu của Đội QLTT số 6 và số 5 để kiểm điểm làm rõ trách nhiệm theo quy định.
Ông Phan Thanh Tịnh - Giám đốc Sở Công thương Nghệ An trả lời chất vấn các đại biểu
"Hiện chúng tôi đang tạm đình chỉ các cán bộ này để xác minh nội dung vi phạm trong công vụ, nếu đúng như báo chí phản ánh thì chúng tôi sẽ xử lý nghiêm theo pháp luật", ông Tịnh nói.
Được biết, hiện Chi cục QLTT Nghệ An có 10 đội và sắp tới sẽ thành lập thêm 03 đội nữa có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các hành vi buôn bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả lưu thông trên thị trường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân trong hoạt động thương mại. Tuy nhiên, thời gian qua đã có nhiều vụ việc cán bộ QLTT vi phạm đạo đức công vụ và bị xử lý ở các mức độ khác nhau.
Ngày 10/10/2012, cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam đối với Nguyễn Quốc Hùng (SN 1976) trú tại Thị trấn Diễn Châu (Tổ trưởng Tổ tuần tra Đội QLTT Số 4) và 3 cán bộ Đội QLTT số 4 gồm: Trịnh Xuân Nam (SN 1960), trú ở khối Tân Phúc, phường Hưng Phúc, TP Vinh Nguyễn Đức Anh (SN 1978), trú ở khối Liên Cơ, phường Hưng Bình, TP Vinh và Lê Xuân Hải (SN 1979) trú ở xã Nghi Phú, TP Vinh về hành vi nhận hối lộ.
Bước đầu cơ quan làm rõ, anh Bùi Tiến Thi có chở 2 bao tải đựng động vật hoang dã gồm: ba ba, rùa...Khi đến Ngã ba Tuần, thuộc huyện Quỳnh Lưu thì bị Đội QLTT Số 4 bắt giữ và đưa số hàng này về cơ quan. Sau đó, anh Thi nhận được điện thoại là phải đưa 35 triệu đồng cho Đội QLTT số 4 thì cho nhận lại hàng, nếu không sẽ bị tịch thu. Anh Bùi Tiến Thi đã đưa 35 triệu đồng đến Đội QLTT số 4 nộp để được nhận lại hàng đã bị lực lượng công an bắt giữ...
4 cán bộ đội QLTT số 4 (Chi cục QLTT Nghệ An) bị khởi tố vì hành vi nhận hối lộ
Trước đó, ngày 21/9/2011, ông Nguyễn Văn Bản - nguyên Chi cục trưởng Chi cục QLTT Nghệ An cũng đã bị tuyên phạt 11 tháng cải tạo không giam giữ về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Rạng sáng 6/11/2007, Đội QLTT số 5 bắt giữ 2 xe tải vận chuyển 36 cuộn thép phi 6,5mm do Trung Quốc sản xuất, có trọng lượng 71.400 kg không có giấy tờ hợp lệ.
Ngày 16/11/2011, Đội QLTT Số 5 ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính đối với 2 xe ô tô và số thép vi phạm và chuyển hồ sơ cho Chi cục QLTT xử lý theo thẩm quyền. Ông Nguyễn Văn Bản lúc đó với chức vụ là Chi cục trưởng Chi cục QLTT Nghệ An đã cho chủ lô hàng bà Nguyễn Thị Trinh nhận lại 8 cuộn thép là tang vật đang bị tạm giữ, trị giá 171.350.000 đồng.
Tại phiên chất vấn, nhiều đại biểu lo ngại một số cán bộ QLTT băng hoại đạo đức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ để tư lợi sẽ làmthất thu cho ngân sách Nhà nước, hạn chế đến sản xuất kinh doanh của các nhà sản xuất trong nước, tình trạng hàng kém chất lượng, hàng trốn thuế, không có xuất xứ nguồn gốc tràn lan...ảnh hưởng sức khỏe của người tiêu dùng.
Các đại biểu cũng kiến nghị phải khẩn trương chỉnh đốn lại đội ngũ cán bộ QLTT, thải loại những cá nhân băng hoại phẩm chất đạo đức trong đội ngũ cán bộ QLTT, để đội ngũ này thực sự trong sạch, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
"Thời gian tới, chúng tôi sẽ tăng cường lực lượng cán bộ QLTT phối hợp các ngành Công an, Hải quan...tuần tra, kiểm soát hàng hóa trên địa bàn đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ QLTT vi phạm đạo đức công vụ", ông Phan Thanh Tịnh khẳng định
Theo Dantri
Hà Nội: Hắt xăng đốt chết bảo vệ dân phố Đối tượng Nguyễn Văn Hiếu tại cơ quan điều tra. Khi bị tổ bảo vệ dân phố đến nhắc nhở vì có một số thanh niên cãi cọ to tiếng gây mất trật tự an ninh, Hiếu đã dùng xăng PU (loại xăng dùng để sơn gỗ) rồi châm lửa đốt khiến anh Tuấn bị bỏng nặng và tử vong sau đó. Ngày...