Dọa bơm thuốc sâu vào sữa để tống tiền doanh nghiệp
Bộ đôi tự xưng là người của “tổ chức ngầm”, đe dọa sẽ cho bơm hóa chất vào các sản phẩm sữa nhằm tống tiền doanh nghiệp.
Cơ quan điều tra Công an Thanh Hóa ngày 15/8 cho biết, vừa kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố hai bị can Lê Huy Mạnh (27 tuổi) và Trương Thị Cảnh (20 tuổi, cùng quê Thạch Thành, Thanh Hóa) về tội Cưỡng đoạt tài sản.
Theo hồ sơ vụ án, tuy có vợ con nhưng Mạnh phải lòng Cảnh, nhân viên phục vụ một quán cà phê. Lén lút quan hệ từ cuối năm 2014 đến tháng 3/2015, đôi tình nhân đã nợ chủ nhà nghỉ ở huyện Thạch Thành 13 triệu đồng. Đây là số tiền thuê phòng mà Mạnh và Cảnh từng vào “vui vẻ”, song chưa có khả năng thanh toán.
Nghi can Trương Thị Cảnh tại cơ quan điều tra. Ảnh: Đông Hương.
Khi nhà nghỉ yêu cầu trả nợ, Mạnh về nhà lấy xe máy của vợ đem cầm cố gán nợ và tiếp tục thuê phòng để tá túc cùng người tình trẻ. Không có tiền trang trải cho cuộc tình vụng trộm, Mạnh nghĩ ra cách dùng hòm thư điện tử gửi email đến một số công ty sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên lãnh thổ Việt Nam đe dọa cho nhiễm độc thực phẩm nhằm tống tiền. Mạnh bàn bạc với Cảnh cùng triển khai kế hoạch và được cô gái đồng ý trợ giúp.
Cảnh gợi ý cho Mạnh lập hòm thư điện tử (có địa chỉ rio.lacloi@gmail…) sau đó lên mạng tìm địa chỉ email của các công ty sản xuất thực phẩm lớn. Mạnh nhắm đến ba hãng sữa được cho là có tiềm lực kinh tế để thực hiện ý đồ tống tiền.
Tự xưng là đại diện “tổ chức ngầm”, trong bức thư nặc danh gửi một công ty sữa ở Thanh Hóa, Mạnh đe dọa: “Hiện tại, chúng tôi cần gấp 300 triệu đồng, cần sự giúp đỡ của giám đốc và công ty… Chúng tôi đang có trong tay một xe sản phẩm của công ty sản xuất, số hàng này đã được chúng tôi tiêm hóa chất độc hại. Đảm bảo người tiêu dùng chỉ cần nếm qua cũng đủ khiến giám đốc và công ty trở nên nổi tiếng. Chúng tôi sẽ phân phát cho các đại lý và cửa hàng khắp nơi trên các tỉnh, thành mỗi nơi một ít…”. Kết thúc bức thư, Mạnh yêu cầu trong 48 giờ, doanh nghiệp phải trả lời, nếu không “trò chơi sẽ bắt đầu”.
Nhận được bức “mật thư”, phía công ty sữa đã liên hệ rồi chuyển vào tài khoản cho Mạnh 20 triệu đồng. Chưa thỏa mãn với số tiền có được, Mạnh liên tục gọi điện thúc ép doanh nghiệp phải gửi thêm tiền.
Ngoài công ty sữa ở Thanh Hóa, Mạnh còn gửi thư đe dọa hai doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm với mục đích tương tự. Đại diện doanh nghiệp đã báo cáo Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) đề nghị can thiệp.
Quá trình xác minh, Cục C50 phát hiện kẻ tình nghi cư trú tại Thanh Hóa nên đề nghị Công an Thanh Hóa phối hợp điều tra. Nhận định kẻ tống tiền giấu mặt chắc chắn sẽ rút ngay khi tiền được chuyển vào tài khoản nên cảnh sát cho thành lập 4 tổ công tác ém quân tại các vị trí đặt cây ATM của các ngân hàng trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc, Thạch Thành và một số huyện lân cận.
Video đang HOT
Một ngày cuối tháng 7, tại máy rút tiền tự động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Lộc, cảnh sát phát hiện nam thanh niên khả nghi đang giao dịch bằng tài khoản của “tổ chức ngầm” sử dụng để tống tiền nên bắt giữ nghi phạm. Tên này chính là Lê Huy Mạnh. Từ lời khai của Mạnh, cảnh sát bắt thêm Trương Thị Cảnh.
Các nghi can khai nhận, sau khi bàn bạc, Mạnh được phân công lập email để gửi thư tống tiền, còn Cảnh dùng chứng minh nhân dân của mình mở tài khoản ngân hàng nhằm đánh lạc hướng cơ quan điều tra. Mạnh khai, số tiền 20 triệu đồng doanh nghiệp sữa chuyển đến tài khoản lần đầu tiên, bộ đôi đã rút ra thanh toán cho nhà nghỉ, số còn lại tiếp tục sử dụng thuê phòng để “vui vẻ”.
Lam Sơn
Theo VNE
Quy phục sát thủ là con trai chủ vũ trường 'Vùng trời xanh'
Là con trai của chủ vũ trường "Vùng trời xanh" ở khu đông bắc Ga, TP Thanh Hoá, Lê Khắc Cường (Cường "trưởng", sinh năm 1982) sớm nổi danh bởi máu côn đồ, liều lĩnh.
Để gây thanh thế, Cường "sắm" cho mình 2 khẩu súng quân dụng, khẩu AK, khẩu K54 và rất nhiều dao kiếm các loại. Với số hung khí trên, Cường và đồng bọn đã gây ra hàng loạt các vụ thanh toán, gây thương tích. Nghiêm trọng nhất đó là bắn chết 1 người, bị thương 4 người...
3 vụ nổ súng trong đêm
Vụ án xảy ra khoảng 23h15 đêm 30/6/2008, khi thành phố Thanh Hóa bắt đầu chìm vào giấc ngủ thì ở trước số nhà 68 đường Lê Hoàn, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa xảy ra một vụ nổ súng, làm 2 người là Ngô Như Hòa và Nguyễn Xuân Chiến bị thương.
Ít phút sau, cũng tại đường này (đoạn trước cổng trưởng THCS Trần Mai Ninh) lại xảy ra vụ nổ súng nữa. Rất may không ai bị thương. Nhưng, không dừng lại ở đấy, khoảng 15 phút sau, tại ngã tư Nguyễn Mậu Tuân, phường Nam Ngạn xảy ra vụ nổ súng thứ 3 làm anh Phạm Đức Tuyên chết tại chỗ, anh Nguyễn Thế Hiếu và Nguyễn Đình Hiệp bị thương.
Thiếu tướng Lê Trọng Dinh - người trực tiếp vận động Lê Thanh Hợp khai báo.
Như vậy, chỉ trong khoảng 15 phút, 3 vụ nổ súng làm náo loạn TP Thanh Hóa, khiến dư luận hoang mang. Ngay sau khi gây án, hung thủ nhanh chóng tẩu thoát.
Phải nói rằng, đây là lần đầu tiên trên địa bàn TP Thanh Hóa xảy ra vụ án nghiêm trọng đến như vậy nên lực lượng công an đã tập trung toàn lực lượng, quyết tâm điều tra, làm rõ vụ án. Ngay sau khi vụ án xảy ra, Công an Thanh Hóa đã thành lập Ban chuyên án do Đại tá Trịnh Xuyên, Phó Giám đốc, Thủ trưởng cơ quan CSĐT (nay là thiếu tướng, Giám đốc) làm trưởng Ban; Thượng tá Lê Trọng Dinh, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự (nay là thiếu tướng, Cục trưởng Cục Hướng dẫn tạm giam, tạm giữ, Bộ Công an) làm phó ban thường trực, huy động nhiều điều tra viên, trinh sát viên dày dạn kinh nghiệm tham gia.
Vụ án gặp muôn vàn khó khăn vì xảy ra trong đêm, hầu như không có nhân chứng, bị hại đều là những những người có vi phạm lại sợ bị trả thù nên không chịu hợp tác với cơ quan điều tra. Xác định được rằng, ngoài việc thu thập chứng cứ thì vận động quần chúng tố giác tội phạm và thuyết phục các bị hại khai báo là "mấu chốt" mở vụ án nên Ban chuyên án đã chỉ đạo các điều tra viên bảo vệ bị hại trong những ngày họ nằm viện vừa tránh sự trả thù của nhóm khác, vừa có cơ hội động viên họ, thậm chí, chăm sóc các bị hại, đưa đón họ mỗi khi những người này cần di chuyển, bỏ tiền ra mua quà thăm hỏi. Cảm động trước sự nhiệt thành của các cán bộ điều tra, một số người trong nhóm bị hại đã bắt đầu khai báo.
Bên cạnh đó, việc vận động quần chúng tố giác tội phạm cũng đem lại hiệu quả tích cực, trong đó, có hai thanh niên cho biết, trong đêm xảy ra vụ án, họ thấy có 2 nhóm truy đuổi nhau, bắn súng. Do quá hoảng sợ, 2 người này ngã xe máy, bị 4 kẻ bịt mặt, mặc quần áo tối màu đi trên 2 xe máy định bắn nhưng họ van xin "không phải em" nên chúng bỏ đi.
Cơ quan CSĐT đã sàng lọc hàng chục ổ nhóm, hàng trăm người, xác minh hàng nghìn mối quan hệ phức tạp liên quan đến những kẻ nghi vấn, vận động nhân dân cung cấp thông tin. Qua sàng lọc, đã nổi lên băng nhóm do Lê Khắc Cường cầm đầu.
Băng nhóm côn đồ của Cường từng gây ra nhiều vụ án với thủ đoạn tương tự nhưng có vụ Viện Kiểm sát không nhất trí quan điểm nên phải đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra. Bên cạnh đó, lực lượng chức năng cũng nắm được, Cường có súng, từng rủ đồng bọn đi tập bắn...
Nhưng để xác định được Cường là thủ phạm gây ra vụ án là một việc vô cùng khó khăn bởi hắn có chứng cứ ngoại phạm. Đó là trong khoảng thời gian xảy ra vụ án, Cường có đánh tầm quất ở nhà. Vậy, làm thế nào để chứng minh Cường chính là thủ phạm gây ra vụ án?. Một nguồn tin đặc biệt quan trọng được cơ quan điều tra thu được, đó là một người dân cho biết, thời điểm xảy ra vụ án, Cường có đi ra ngoài, sau đó về nhà có biểu hiện khác thường, mồ hôi chảy nhiều trên người.
Thông tin trên, càng khẳng định thêm niềm tin cho Cơ quan điều tra bởi khi khám nghiệm, các anh phát hiện Cường đến xem và thăm dò thông tin. Đặc biệt, một thông tin quan trọng nữa cũng được quần chúng cung cấp là ngay trước thời điểm xảy ra vụ án, Cường có đèo bạn gái đi từ đại lộ Lê Lợi về phường Đông Sơn thì bị một số thanh niên truy sát, nhờ có xe thể thao phân khối lớn nên đã chay thoát thân...
Tổng hợp tất cả các chứng cứ, cơ quan điều tra đã xác định được Lê Khắc Cường chính là kẻ cầm đầu gây ra vụ án trên, thực hiện lệnh bắt tạm giam anh ta. Thời điểm đó, Cường đã trốn vào TP HCM, chuẩn bị đi nước ngoài. Nhưng, hắn đã chậm 1 bước bởi tổ công tác của Công an Thanh Hóa phối hợp với các Cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an TP HCM đã bắt được Cường trước khi hắn xuất ngoại.
Mở nút thắt từ gã "cấp phó"
Bắt được Cường nhưng hắn hầu như không khai báo gì. Với kinh nghiệm của người làm điều tra lâu năm, Trưởng phòng Lê Trọng Dinh đã quyết định chọn Lê Thanh Hợp để "mở nút". Trong băng nhóm do Cường cầm đầu, thì Lê Thanh Hợp được coi là "cấp phó", nắm rõ mọi hoạt động. Trong khi Cường nổi danh từ sự giàu có, liều lĩnh và mưu mẹo thì Hợp "cán" được mọi người biết đến với sự tàn ác. Nam thanh niên sinh năm 1982 được coi là "thủ mưu" còn Hợp "cán" được đồng bọn coi là "thủ ác".
Là người trực tiếp cầm súng bắn chết người nên khi bị bắt, Hợp nhất quyết không khai báo mà còn thách thức cơ quan điều tra, có lúc đập đầu vào tường để doạ tự sát. Với kinh nghiệm của người làm điều tra lâu năm, anh Dinh đã trực tiếp gặp Hợp, phân tích lẽ đúng sai. Đặc biệt, đòn tâm lí lớn nhất đối với Hợp đó là việc Trưởng phòng Lê Trọng Dinh nói chuyện về con trai hắn - đứa bé sẽ chịu cảnh thiệt thòi nếu bố mẹ đều ở tù, Hợp rơm rớm nước mắt. Biết hoàn cảnh Hợp khó khăn, Công an tỉnh Thanh Hóa đã đề nghị cho vợ Hợp được tha tù trước thời hạn gần 1 năm để chăm sóc con.
Cảm động trước tình cảm của các cán bộ công an, Lê Thanh Hợp đã nhận tội và khai báo toàn bộ hành vi phạm tội, đồng thời Hợp đã viết thư kêu gọi tên Lê Khắc Cường khai báo thành khẩn hành vi phạm tội của bọn chúng để hưởng lượng khoan hồng của pháp luật.
Theo lời khai, khoảng 13h ngày 29/6/2008, chị Nguyễn Thị Trang ở 68 đường Trường Thi, TP Thanh Hoá đến nhà anh Lê Đình Thắng, ở số nhà 260 đường Lê Lai, phường Đông Sơn để lấy nợ tiền đánh lô đề. Hai bên xảy ra xô xát. Chị Trang về nhờ Phùng Văn Quyền, 23 tuổi (Quyền Béo), xuống đe dọa anh Thắng để lấy nợ... Anh Thắng nhờ Nguyễn Công Duy (Ba Duy), 22 tuổi, là kẻ đầu gấu, mục đích nhờ Duy "can thiệp".
Khoảng 20h ngày 30/6/2008, Nguyễn Công Duy cùng đồng bọn đến nhà anh Thắng gây gổ với một số người của nhóm Quyền "béo" đang ở quán nhà anh Thắng do Nguyễn Đức Toàn cầm đầu. Bọn Duy dùng dao, điếu cày đánh nhóm của Toàn chạy tán loạn rồi quay về trung tâm thành phố.
Tức tối, Toàn gọi điện cho đồng bọn mang theo dao, kiếm, tuýp nước đi tìm nhóm Ba Duy để trả thù. Trên đường đi, Toàn nhận được điện thoại của vợ nên quay về, 11 người còn lại gồm Bùi Cao Cường (Cường cao), Nguyễn Xuân Chiến (Chiến bẹp), Nguyễn Khắc Tiến...tiếp tục đi tìm nhóm Duy. Khoảng 22h30 cùng ngày, bọn chúng đang đi trên đường Lê Hoàn, thuộc phường Điện Biên, Cường "cao" phát hiện Cường "trưởng". Do mâu thuẫn từ trước nên Cường "cao" cùng đồng bọn quay xe đuổi theo. Bị đuổi, Lê Khắc Cường tăng tốc độ và chạy thoát... Biết Ba Duy và đồng bọn đang ở khu vực cầu Sâng thuộc phường Nam Ngạn nên Cường "cao" và Nguyễn Khắc Tiến đã hẹn Ba Duy chờ đó để đánh nhau.
Khoảng 23h15, sau khi bị nhóm của Cường "cao" và Nguyễn Khắc Tiến rượt đuổi, Cường "trưởng" quay về nhà gọi điện cho Nguyễn Xuân Hoà (Hoà Thân); Nguyễn Thế Việt (Việt còi), Lê Thanh Hợp (Hợp Cán) đến nhà để bàn cách trả thù. Lê Khắc Cường vào nhà lấy một khẩu súng AK kèm theo một băng đạn đưa cho Lê Thanh Hợp và hướng dẫn cách sử dụng, còn Lê Khắc Cường sử dụng một khẩu súng K54.
4 người đi hai xe môtô, đội mũ lưỡi trai, mặt đeo khẩu trang, mặc quần áo màu tối để tránh sự phát hiện. Khi đến trước số nhà 68, đường Lê Hoàn, phường Điện Biên, TP Thanh Hóa, phát hiện nhóm của Tiến và Cường "cao" đang đi ngược chiều, Cường "trưởng" rút súng K54 đứng nhổm lên bắn vào nhóm của Bùi Cao Cường, Hợp "cán" dùng súng AK bắn luôn hai phát. Hậu quả Ngô Như Hoà và Nguyễn Xuân Chiến bị thương.
Sau khi bị bắn, nhóm Cường "cao" chạy tán loạn, bọn Lê Khắc Cường tiếp tục dùng súng bắn đuổi theo. Đến trước cổng Trường Trần Mai Ninh, nhóm Cường "trưởng" phát hiện đồng bọn của Tiến, Cường "cao" đi ngược chiều, nên Cường "trưởng" và Hợp "cán" dùng súng bắn nhiều phát về phía họ nhưng không có ai bị trúng đạn.
Sau đó, bọn Lê Khắc Cường chạy đến ngã tư đường Nguyễn Mộng Tuân, gặp băng nhóm của Ba Duy. Tưởng nhầm là Tiến và Cường "cao" đến, nhóm của Ba Duy đã dùng vỏ chai bia ném về phía Lê Khắc Cường. Lập tức, Cường "trưởng" và Hợp "cán" nhảy xuống dùng súng bắn xối xả về nhóm của Ba Duy. Hậu quả làm anh Phạm Đức Tuyên chết ngay tại chỗ, Nguyễn Thế Hiếu và Nguyễn Đình Hiệp bị thương.
Không chỉ bắt gọn những người trong chuyên án này, Công an tỉnh Thanh Hóa đã điều tra mở rộng, triệt xoá thêm 4 ổ nhóm tội phạm khác, hoạt động có tổ chức theo kiểu "xã hội đen", bắt tạm giam trên 20 kẻ cộm cán, đồng thời phục hồi điều tra hơn 10 vụ án. Vụ án này được coi là một trong những thắng lợi lớn của Công an tỉnh Thanh Hóa.
Theo Công An Nhân Dân
Bắt vụ vận chuyển gần 17.000 quả pháo Rạng sáng 12.7, trên tuyến QL1A, đoạn qua địa phận H.Tĩnh Gia (Thanh Hóa), tổ công tác thuộc Phòng CSGT Công an Thanh Hóa phát hiện xe tải BKS 51C-444.60 chạy theo hướng nam - bắc, do tài xế Chu Công Sơn (33 tuổi, ngụ Hải Dương) điều khiển, đang vận chuyển gần 17.000 quả pháo các loại, trong đó có 1.000 quả...