Đổ xô trục vớt cổ vật ở vùng biển Quảng Ngãi
Sáng 8/9, hàng trăm ngư dân đã đưa tàu thuyền, ghe thúng về thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) trục vớt cổ vật từ con tàu chìm dưới đáy biển. Các cổ vật này được cho là từ đời nhà Minh.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm ngư dân đã đưa tàu cá có công suất 20 – 40 CV đổ về vùng biển thôn Châu Thuận Biển. “Tôi thấy rất nhiều người vớt được cổ vật gồm chén, bát, đĩa gốm sứ có hoa văn rất đẹp mang về nhà. Họ nói để đợi cơ hội thuận lợi bán cho giới buôn đồ cổ”, một người dân xã Bình Châu tiết lộ.
Bát gốm men nâu và men ngọc, cổ vật từ con tàu chìm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cơ quan chức năng vừa thu giữ. Ảnh: Trí Tín.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ đội Biên phòng đã đến hiện trường lập biên bản, thu giữ bốn chiếc bát cổ. Trong đó có 2 bát gốm màu men nâu đường kính 25 cm, hai bát gốm men ngọc đường kính 18,5 cm và một đồng tiền cổ.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi Đoàn Ngọc Khôi cho biết, những bát gốm men ngọc thu giữ thuộc đời Minh (Trung Quốc), có niên đại khoảng thế kỷ 15 – 17. Giai đoạn này, các thuyền buồm từ Trung Quốc giao thương trên con đường tơ lụa đến vùng Đông Nam Á, Ấn Độ Dương. Hưng thịnh nhất là vào thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Có thể do gặp thời tiết xấu, thuyền buồm đã chìm tại vùng biển này.
Video đang HOT
Bát gốm men nâu được thu giữ, đưa về Bảo tàng Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Theo TS Khôi, năm 1999, Bảo tàng Quảng Ngãi từng có dự án khai quật khảo cổ học tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển. Kết quả khai quật được khoảng vài tạ cổ vật, trong đó chủ yếu là hiện vật gốm sứ và đồ đá (triện, nghiên mực…) vào thời Minh, thế kỷ thứ 17. Một số hiện vật đang trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với chủ đề “Văn hóa biển, hải đảo”.
Theo VNE
Đổ xô ra đồng săn chuột
Những năm gần đây, khi chuột đồng trở thành món khoái khẩu của dân nhậu cũng là lúc thịt chuột trở nên đắt giá và nghề săn bắt chuột trở thành nghề "nóng" ở nhiều làng quê.
Từ bao đời nay, chuột luôn là mối đe dọa của nông dân bởi sức tàn phá do chúng gây ra trong mỗi mùa vụ là rất lớn. Chỉ trong một đêm lũ chuột có thể phá hoại hàng chục héc ta lúa trên một cánh đồng. Để hạn chế chuột phá hoại mùa màng, nhiều nông dân đã dùng rất nhiều phương pháp như thuốc diệt chuột, nuôi mèo, thậm chí là dùng bẫy điện nguy hiểm nhưng cũng không ngăn nổi sự phá hoại của loài gặm nhấm này.
Trong khoảng chục năm trở lại đây, thịt chuột trở thành món khoái khẩu trên bàn nhậu thì cũng là lúc người nông dân nhìn chuột với... con mắt khác. Nhiều người dân đổ xô đi bắt chuột để bán cho các quán nhậu. Riêng ở Quảng Bình, mỗi ký chuột có giá từ 25 - 30 nghìn đồng, có khi lên tới 40 nghìn đồng.
Mùa này, rất đông người dân ở các huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy ra đồng bắt chuột
Vào khoảng tháng 8 là thời gian đông người đổ ra đồng bắt chuột nhất. Trên cánh đồng thuộc thôn Thạch Trung, xã Hồng Thủy (Lệ Thủy, Quảng Bình) có lúc có tới hàng trăm người lúi húi bắt chuột, bất kể mưa hay nắng. Theo những người dân này, thời gian gần đây các thương lái khắp nơi đến hỏi mua chuột với giá từ 25 - 30 nghìn đồng/kg nên rất nhiều người đổ xô đi bắt về bán. Có ngày một nhóm gồm 5 người cũng bắt được trên 30kg, bán được gần 1 triệu đồng.
Đang lúi húi rình trước một hang chuột, người đàn ông tên Hải mím môi nói: "Mùa này nông nhàn nên chúng tôi tranh thủ ra đồng săn chuột kiếm thêm íttiền mua sách vở cho con, với lại để cho chúng bớt phá hoại lúa". Cũng theo ông Hải, trung bình mỗi ngày ông cũng kiếm được vào trăm ngàn từ tiền bán chuột.
Bao vây...
...tóm gọn
Dụng cụ bắt chuột thường là nơm, cuốc, xẻng, lồng sắt,... những người chuyên nghiệp hơn thì dùng chó săn và một chiếc rọ đan bằng tre có cấu tạo sao cho chuột chỉ chạy vào chứ không thể chui ra được.
Tận diệt chuột còn giúp bà con an tâm phần nào cho mùa vụ mới
Một thợ săn chuột bậc thầy ở xã Hồng Thủy, chia sẻ: "Khi phát hiện hang chuột, mình phải tìm các ngách phụ rồi đặt những chiếc rọ bằng tre trước cửa ngách đó. Sau đó dùng cuốc đào mấy nhát ở hang chính. Thấy động, chuột hoảng sợ sẽ chạy ra các cửa ngách để thoát thân và phải tự chui vào rọ, nếu chuột chạy thoát thì đã có những chú chó săn bắt lại".
Cũng nhờ nghề săn bắt chuột mà nhiều hộ dân ở các làng quê nghèo này nhẹ bớt gánh nặng tiền học cho các con trước thềm năm học mới.
Theo Dantri
Dùng hóa chất bón cho cỏ siêu ngọt chữa bách bệnh Để cỏ siêu ngọt có thể sinh trưởng tốt, nhiều người dân Tp Hồ Chí Minh đã dùng cả hóa chất độc hại, trộn vào đất để trồng cỏ. Đổ xô săn lùng cây giống cỏ siêu ngọt Được biết, cỏ ngọt có tên quốc tế là Stevia rebaudiana, Việt Nam gọi bằng nhiều tên khác nhau như: Cỏ ngọt, cúc ngọt, cỏ...