Đổ xô tới nhà thờ chiêm ngưỡng tượng Chúa ‘thần kỳ’
Hàng nghìn tín đồ đổ xô tới một nhà thờ ở thủ đô Manila, mong được chiêm ngưỡng tượng Chúa Jesus vì tin bức tượng có khả năng chữa bệnh.
Bỏ qua khuyến cáo ở nhà để phòng tránh Covid-19 của chính quyền, hàng nghìn người Công giáo đeo khẩu trang và che mặt đã tụ tập dọc đại lộ bên ngoài nhà thờ Quiapo ở Manila hôm nay, nơi sự kiện đầu tiên trong số 15 thánh lễ của mùa lễ Black Nazarene bắt đầu trước lúc bình minh.
Dòng người xếp hàng chờ chiêm ngưỡng tượng Chúa Jesus ngoài nhà thờ Quiapo, thủ đô Manila, hôm 9/1. Ảnh: Reuters
Dòng người kiên nhẫn chờ đợi để được vào nhà thờ hay xem thánh lễ chiếu trực tiếp qua màn hình lớn bên ngoài. Năm nay, họ xếp hàng trật tự, trái ngược với cảnh chen lấn thường thấy mọi năm, khi hàng trăm nghìn người hành hương tranh nhau sờ vào tượng với niềm tin bức tượng có “quyền năng chữa bệnh thần kỳ”.
Bức tượng Black Nazarene, mô tả cảnh Chúa vác Thánh giá, có kích cỡ người thật, được đưa tới Philippines đầu những năm 1600 khi quốc gia này còn là thuộc địa của Tây Ban Nha. Theo truyền thống, bức tượng sẽ được rước qua những con phố đông đúc của thủ đô.
E ngại lễ rước có thể biến thành một sự kiện siêu lây nhiễm, lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, giới chức hủy bỏ lễ rước và kêu gọi người dân theo dõi sự kiện phát trực tiếp trên Facebook. Những người tới nhà thờ chỉ được phép nhìn, không được phép chạm vào bức tượng đặt ngoài tầm với ở ban công phía trên cửa ra vào. Với nhiều người, thế là đã đủ.
“Tôi rất hạnh phúc khi được chứng kiến cảnh tượng này”, George Arevalo, 32 tuổi, nói sau khi tham dự thánh lễ, nơi quy tắc giãn cách xã hội hạn chế mỗi sự kiện chỉ được phép có 400 người tham dự.
Arevalo cho hay anh được chạm vào bức tượng lần đầu năm 2017 và tin rằng nhờ hành động này mà người vợ mắc bệnh động kinh đã sinh con an toàn.
Nguy cơ nhiễm nCoV không làm bà Marlene Ordiales, 58 tuổi, sợ hãi bởi tin rằng Chúa sẽ bảo vệ bà. “Tôi không sợ đại dịch. Tôi để Chúa trời quyết định”, Ordiales nói khi chờ đợi vào nhà thờ.
Vài nghìn cảnh sát đã triển khai để đảm bảo giãn cách xã hội. Cơ quan quản lý thiên tai của Manila ước tính trong vài giờ đầu tiên, số người tham dự đã lên tới 30.000. Philippines là vùng dịch lớn thứ hai khu vực với gần 490.000 người nhiễm, hơn 9.300 người tử vong.
Video đang HOT
Khoảng 80% dân số Philippines theo Công giáo. Bức tượng được gọi là Black Nazarene vì ám khói đen sau trận hỏa hoạn trên tàu khi trên đường từ Mexico tới Philippines.
Giáng sinh trầm lắng khắp thế giới
Người dân các nước đón lễ Giáng sinh trầm lắng khi những biện pháp giãn cách xã hội được áp đặt nhằm ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Các nhóm nhạc hướng đạo sinh diễu qua quảng trường Manger ở Nhà thờ Giáng Sinh, một vương cung thánh đường ở Bethlehem, Palestine, hôm 24/12.
Theo truyền thống, các tín đồ Kitô giáo xem đây là nơi chào đời của Chúa Jesus. Tuy nhiên, năm nay có rất ít người có mặt tại nhà thờ này để theo dõi buổi diễu hành, do đại dịch Covid-19 và lệnh phong tỏa nghiêm ngặt mà chính quyền đưa ra. Ảnh: AP
Giáo hoàng Francis cử hành thánh lễ mừng Giáng sinh tại Vương cung thánh đường Thánh Phêrô ở Vatican vào lúc 19h30 tối 24/12, sớm hơn 2 tiếng so với thông thường do Italy bắt đầu giới nghiêm từ 22h.
Chỉ có chưa đến 100 người được tham dự trực tiếp buổi lễ thay vì 10.000 như mọi năm. Tất cả những người tham dự đều phải đeo khẩu trang, ngoại trừ Giáo hoàng và một dàn hợp xướng nhỏ. Ảnh: Reuters .
Quảng trường trước Vương cung thánh đường Thánh Phêrô hoàn toàn vắng lặng với vài người cầu nguyện ở bên ngoài cổng.
Italy đã áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc từ hôm 24/12 xuyên suốt dịp Giáng sinh và năm mới, cấm các hoạt động thương mại và người dân không được ra ngoài nếu không cần thiết, nhằm kiềm chế làn sóng lây nhiễm nCoV mới. Ảnh: Reuters .
Các xơ đi qua cây thông giả được trang trí theo chủ đề Covid-19 trước thánh lễ tại nhà thờ ở Bali, Indonesia, hôm 24/12. Ảnh: AP .
Carolyn Ellis, trái, sáng tạo ra tấm chắn kèm găng tay nilon chống Covid-19, để ôm mẹ của cô, bà Susan Watts, 74 tuổi, tại sân nhà vào đêm Giáng sinh ở Guelph, bang Ontario, Canada. Bà Watts là một y tá nghỉ hưu sống ở căn hộ gần đó và rất vui khi được ra ngoài gặp gia đình của con gái dịp này. Ảnh: AP .
Thông điệp "Chúa Jesus sẽ tháo khẩu trang cho thế giới" được giăng trước một tiểu cảnh Giáng sinh vào đêm 24/12 ở thành phố Mumbai, Ấn Độ. Dù người Hồi giáo và Hindu chiếm phần lớn dân số nước này, Giáng sinh vẫn là một ngày lễ quốc gia được nhiều người chờ đón. Ảnh: AP .
Mọi người mặc đồ Noel và đeo khẩu trang khi dạo chơi ở khu vực Cảng Victoria, Hong Kong, đêm Giáng sinh. Ảnh: AP .
Tình nguyện viên của một nhóm Công giáo trong vai ông già Noel đi phát quà cho trẻ em vào đêm Giáng sinh ở thành cổ Jerusalem. Trong bối cảnh Covid-19 khiến quy mô ngày lễ năm nay bị thu hẹp, nhóm tình nguyện mong muốn tặng quà miễn phí cho các gia đình để khích lệ tinh thần của họ. Ảnh: AP .
Khung cảnh vắng vẻ trước thánh lễ Giáng sinh tại nhà thờ St. Stephen Basilica ở thủ đô Budapest, Hungary. Các quốc gia khắp châu Âu đón Giáng sinh năm nay với các biện pháp phòng dịch được siết chặt, sau khi phát hiện chủng nCoV mới tại Anh. Ảnh: AP .
Một nhóm trẻ em chụp ảnh cùng ông già Noel tại điểm phát thực phẩm và đồ chơi miễn phí dịp Giáng sinh cho những người khó khăn ở thành phố New Castle, bang Delaware, Mỹ, hôm 24/12. Ảnh: Reuters .
Nhân viên y tế mặc trang phục Noel để khích lệ tinh thần của mọi người tại trung tâm xét nghiệm Covid-19 ở thành phố Gwangju, Hàn Quốc, hôm 24/12.
Hàn Quốc đang áp đặt các quy định giãn cách xã hội nghiêm ngặt nhất từ trước đến nay cho kỳ nghỉ Giáng sinh và năm mới ngằm ngăn làn sóng Covid-19 mùa đông, khi số người nhiễm mới hàng ngày dao động ở mức 1.000 ca. Ảnh: Yonhap .
Myeongdong, phố mua sắm nổi tiếng ở thủ đô Seoul, năm nay (ảnh trên) thưa người hơn hẳn năm ngoái (ảnh dưới).
Vùng thủ đô Seoul (Seoul, Incheon và các thành phố vệ tinh), nơi sắp hết giường điều trị tích cực, cấm tụ tập từ 5 người trở lên bắt đầu từ ngày 23/12. Chính phủ đã chỉ thị tất cả các trường học ở Vùng thủ đô Seoul đóng cửa trong một tháng nhưng không ban lệnh phong tỏa do lo ngại về thiệt hại đối với nền kinh tế lớn thứ tư châu Á.
Các biện pháp nghiêm ngặt nhất cũng được áp dụng trên toàn quốc từ 24/12. Các khu nghỉ mát trượt tuyết và địa điểm du lịch nổi tiếng đã bị đóng cửa để ngăn virus lây lan trong mùa lễ Giáng sinh và năm mới. Ảnh: Yonhap .
Nga bắt thủ lĩnh giáo phái tự xưng là hiện thân của Chúa Jesus Sergei Torop, cựu cảnh sát giao thông thành lập một giáo phái ở Nga và tự xưng là hiện thân của Chúa Jesus, bị bắt trong một chiến dịch đặc biệt. Cảnh sát vũ trang đổ bộ từ trực thăng hôm 22/9 ập vào giáo xứ ở Siberia do Sergei Torop, người được các tín đồ gọi là Vissarion, đứng đầu và bắt...