Đổ xô mua cây sưa giống về trồng mong đổi đời
Nhiều hộ dân ở các huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, TP.Long Xuyên… (An Giang) đổ xô mua cây con được người bán giới thiệu là cây sưa giống về trồng với hi vọng đổi đời.
Bà Hằng, bán cà phê ở xã Định Thành, Thoại Sơn cho biết, bà mới mua 4 cây sưa giống giá 20.000 đồng/cây tính trồng ven quán để tạo bóng mát cho khách uống cà phê nằm võng nghỉ ngơi.
Sau đó, nghe nhiều lời đồn thổi cây sưa quý hơn vàng, coi chừng bị đốn trộm, bà Hằng đã đem cây đi cất giấu.
Tương tự như bà Hằng, chị Vân, ngụ xã Định Thành hiện đang nuôi dưỡng 6 cây giống cao khoảng 3 tấc mà chị cho rằng cây sưa đỏ với hi vọng đến khi trường thành, cây sẽ đem lại cho chị bạc tỉ.
Video đang HOT
Một cây con được cho là cây sưa giống. Thời gian qua, loại cây này được nhiều hộ dân ở An Giang mua về trồng với mong ước đổi đời – Ảnh: Thanh Dũng
Chị Vân cho biết, dù không biết cây sưa hình dáng như thế nào nhưng nhiều ngày nay, nghe những lời đồn thổi, chị cũng “săn lùng” cây sưa giống đem về trồng.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên Online, nhiều hộ dân ở huyện Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, TP. Long Xuyên… đã đổ xô đi mua cây con được người bán giới thiệu là cây sưa giống lấy từ Vĩnh Phúc về trồng.
Ông Nguyễn Đức Thắng, Chi cục phó Chi cục kiểm lâm tỉnh An Giang cho biết, người dân nên cảnh giác khi mua cây giống được người bán giới thiệu là cây sưa tránh tốn công vô ích. Cũng theo ông Thắng, từ năm 2002 đến nay, qua kiểm tra các danh mục cây quý, trên vùng rừng núi Bảy Núi chưa ghi nhận được cây sưa có trong tự nhiên.
Theo TNO
Đắk Lắk: Xáo động vì gỗ lạ đổi màu
Người dân đang "đào tân gôc, trôc tân rê" loài cây này vê làm sản phâm mỹ nghê. Cơ quan chức năng cho đây là loài cây lạ, chưa được định danh khoa học.
Khoảng ba tháng nay, người dân xã Ea Tam và Cư Klông (huyện Krông Năng, Đắk Lắk) kháo nhau vê vẻ đẹp và sự quý hiêm của cây đôi màu. Theo đó, sản phẩm mỹ nghệ làm từ cây này sẽ đôi màu theo ánh sáng và nhiêt đô. Khi mới thành phâm, gô này có màu trắng xám nhạt, nếu để lâu sẽ chuyên sang màu xanh bích đâm. Thớ gô cây này rât mịn như gô trắc và có hoa văn đẹp như thủy tùng.
Tại một cơ sở tiện gỗ ở xã Cư Klông, một bức tượng Di Lặc cao chừng 60 cm, đường kính 40 cm có giá 4 triêu đông. Môt cặp lục bình có giá khoảng 2 triêu đông. Ông Th. (xã Ea Tam) cho biết ông có hai tượng Phât và cặp lục bình cao 1,3-1,5 m, đường kính 35-50 cm. Ông Th. khoe đây là bốn sản phẩm từ gô đôi màu to nhât huyên Krông Năng. "Cách đây hai tháng, tôi mua bốn khúc gô đôi màu giá 9 triêu đông, công với tiên gia công hơn chục triêu nữa. Gân đây, nhiêu người trả giá cặp lục bình đên 30 triêu đông nhưng tôi không bán" - ông Th. nói.
Bức tượng Phât Di Lặc và cặp lục bình bằng gô đôi màu có giá bán lân lượt là 4 triệu và 2 triêu đông. Ảnh: QH
Ông Nguyên Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã Cư Klông, xác nhân: "Thời gian gân đây, người dân trong xã rô lên phong trào xài đô mỹ nghê từ gô đôi màu". Vì sự mới lạ và khác biêt của loại gô này mà người dân khắp nơi đô vê vùng rừng có gô đôi màu đê khai thác. Trong hai tháng 9 và 10/2012, Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng liên tục bắt các vụ khai thác, vân chuyên, cât giữ gô đôi màu, đã phạt hành chính môi đôi tượng 6,5 triêu đông/vụ.
Ông Nguyên Văn Kiêm, Hạt trưởng Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng, cho biêt: "Gô đôi màu là tên do người dân tự đặt" và cho biêt chưa xác định được danh tính khoa học của loài cây này. Hiện tại, Khu bảo tôn thiên nhiên Ea Sô (huyện Ea Kar) cử người lây mâu của loài cây này đê gửi ĐH Tây Nguyên xác định tên họ loài, giá trị... đồng thời phôi hợp với Hạt Kiêm lâm huyện Krông Năng và Ban Quản lý rừng phòng hô Krông Năng tìm cách bảo vê loài cây này.
Theo 24h
Trâm cổ thụ trăm tuổi bị đốn hạ, bán sang Trung Quốc Ngày 23-7, CAH Minh Long (Quảng Ngãi) cho biết đang điều tra làm rõ vụ xe đầu kéo chở 4 cây trâm với số lượng hàng chục m3 gỗ chở sang Trung Quốc bán. Xe đầu kéo chở gỗ bị tạm giữTrước đó, ngày 20-7, tại đoạn đường Tỉnh lộ 625, thuộc xã Thanh An, huyện miền núi Minh Long, lực lượng CSGT...