Đổ xô “hôi của” tàu chở đồ cổ bị đắm trên 500 năm
Ngày 9-9, lực lượng Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã phong toả khu vực tàu cổ được phát hiện trước đó tại Vũng Tàu, thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, Bình Sơn, Quảng Ngãi ngăn chặn không cho các tàu, thợ lặn lấy trộm cổ vật.
Tội ác khó dung của lâm tặc và phường săn đồ cổ
Hàng chục tàu cùng nhiều người dân tập trung khu vực tàu bị đắm lặn lấy cổ vật
Trước đó, trưa 8-9, qua nguồn tin nhiều thương lái xuất hiện tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn mua cổ vật, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã có mặt tại khu vực biển Vũng Tàu, thuộc thôn Châu Thụân, xã Bình Châu, phát hiện hàng chục tàu thuyền tổ chức lặn tìm cổ vật gốm, sứ trong chiếc tàu gỗ bị chìm đắm dưới đáy biển. Do tàu bị đắm hàng trăm năm, quá trình cát vùi lấp tàu gỗ nên nhiều tàu sử dụng máy hút cát để thuận tiện lấy cổ vật. Cùng với đó hàng chục thợ lặn moi móc trong khoang tàu lấy cổ vật. Trực tiếp Đại tá Nguyễn Thanh Trang – Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi đã có mặt tại bãi biển và báo cáo vụ việc cho lãnh đạo UBND tỉnh, đồng thời phối hợp với Biên phòng tỉnh ngăn chặn không cho các tàu cá và người dân lấy cổ vật trái phép.
Video đang HOT
Nhiều thợ lặn tập trung khu vực tàu cổ bị chìm
Trong buổi chiều cùng ngày 8-9, gần trăm người dân ở địa phương hiếu kỳ tập trung bờ biển. Trong khi đó nhiều thương lái buôn đồ cổ trà trộn vào người dân địa phương tìm mua cổ vật. Theo nhiều người dân cung cấp thông tin, một số cổ vật người lấy trái phép được thương lái ra giá hàng triệu đồng.
Do nhiều người tranh thủ mò lặn cùng nhiều máy hút cát hoạt động tối đa trước khi cơ quan chức năng phát hiện, hàng trăm đồ gốm, sứ trong tàu gỗ bị vỡ trước khi đưa lên bờ.
Ban đầu người dân địa phương la ó, phản ứng vì việc cơ quan chức năng tịch thu cổ vật người dân lấy trái phép ở con tàu. Lực lượng Công an đã vận động, tuyên truyền cho người dân hiểu không được xâm phạm trái phép cổ vật, người dân và các tàu đã lần lượt rời khỏi khu vực tàu cổ bị đắm. Mặc dù lực lượng Biên phòng, Công an bảo vệ, trong tối ngày 8-9, nhiều tàu thuyền vẫn lảng vảng khu vực tàu cổ đắm.
Theo nhiều người dân địa phương cho biết, cách đây vài hôm, ông và người dân vớt nhiều tấm ván gỗ nổi trên mặt nước. Những tấm gỗ này khác thường, giống ván đóng tàu cổ. Cho đến khi một nhóm thợ lặn phát hiện tàu cổ bị chìm trong lòng cát.
Theo Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi – Phó Giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi cho biết: Qua kiểm tra một số cổ vật tô men ngọc sứ được phát hiện trong tàu bị chìm cho thấy các gốm sứ thuộc thời Minh (Trung Quốc), ở thế kỷ XV”. Và cho biết thêm, địa điểm khu vực Bình Châu, huyện Bình Sơn, hàng trăm năm trước đây tàu buôn bán gốm, sứ thường đi qua lại giao thương. Giai đoạn này, các thuyền buồm từ Trung Quốc giao thương trên con đường tơ lụa đến vùng Đông Nam Á, Ấn Độ Dương. Hưng thịnh nhất là vào thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Có thể do gặp thời tiết xấu, thuyền buồm đã chìm tại vùng biển này. Theo ông Khôi, năm 1999, Bảo tàng Quảng Ngãi cũng đã phát hiện nhiều gốm, sứ của một tàu gỗ bị đắm tại khu vực biển Bình Châu.
Trước vụ việc trên, Ông Lê Viết Chữ – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi chỉ đạo lực lượng Công an và Biên phòng tỉnh tổ chức bảo vệ tuyệt đối tàu chở đồ cổ bị chìm. Phương án khai quật tàu cổ sẽ được triển khai trong thời gian sớm nhất.
Theo ANTD
Đổ xô trục vớt cổ vật ở vùng biển Quảng Ngãi
Sáng 8/9, hàng trăm ngư dân đã đưa tàu thuyền, ghe thúng về thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) trục vớt cổ vật từ con tàu chìm dưới đáy biển. Các cổ vật này được cho là từ đời nhà Minh.
Ngay từ sáng sớm, hàng trăm ngư dân đã đưa tàu cá có công suất 20 - 40 CV đổ về vùng biển thôn Châu Thuận Biển. "Tôi thấy rất nhiều người vớt được cổ vật gồm chén, bát, đĩa gốm sứ có hoa văn rất đẹp mang về nhà. Họ nói để đợi cơ hội thuận lợi bán cho giới buôn đồ cổ", một người dân xã Bình Châu tiết lộ.
Bát gốm men nâu và men ngọc, cổ vật từ con tàu chìm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn cơ quan chức năng vừa thu giữ. Ảnh: Trí Tín.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Bộ đội Biên phòng đã đến hiện trường lập biên bản, thu giữ bốn chiếc bát cổ. Trong đó có 2 bát gốm màu men nâu đường kính 25 cm, hai bát gốm men ngọc đường kính 18,5 cm và một đồng tiền cổ.
Trao đổi với VnExpress.net, Phó giám đốc Bảo tàng Quảng Ngãi Đoàn Ngọc Khôi cho biết, những bát gốm men ngọc thu giữ thuộc đời Minh (Trung Quốc), có niên đại khoảng thế kỷ 15 - 17. Giai đoạn này, các thuyền buồm từ Trung Quốc giao thương trên con đường tơ lụa đến vùng Đông Nam Á, Ấn Độ Dương. Hưng thịnh nhất là vào thời Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Có thể do gặp thời tiết xấu, thuyền buồm đã chìm tại vùng biển này.
Bát gốm men nâu được thu giữ, đưa về Bảo tàng Quảng Ngãi. Ảnh: Trí Tín.
Theo TS Khôi, năm 1999, Bảo tàng Quảng Ngãi từng có dự án khai quật khảo cổ học tại vùng biển thôn Châu Thuận Biển. Kết quả khai quật được khoảng vài tạ cổ vật, trong đó chủ yếu là hiện vật gốm sứ và đồ đá (triện, nghiên mực...) vào thời Minh, thế kỷ thứ 17. Một số hiện vật đang trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với chủ đề "Văn hóa biển, hải đảo".
Theo VNE
Đổ xô ra đồng săn chuột Những năm gần đây, khi chuột đồng trở thành món khoái khẩu của dân nhậu cũng là lúc thịt chuột trở nên đắt giá và nghề săn bắt chuột trở thành nghề "nóng" ở nhiều làng quê. Từ bao đời nay, chuột luôn là mối đe dọa của nông dân bởi sức tàn phá do chúng gây ra trong mỗi mùa vụ là...