Đổ xô đi mua thực phẩm ‘chống bão’
Bão số 3 sắp đổ bộ vào Việt Nam và được dự báo tầm ảnh hưởng rất rộng, từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh. Sáng 30/7, tại các chợ ở Hà Nội, người nội trợ đổ xô tích trữ thực phẩm.
Hàng tăng để … “đón bão”
Sáng nay, thời tiết Hà Nội bắt đầu trở gió, trời âm u, thi thoảng có hạt mưa nhỏ.Ai cũng bảo nhau “sắp bão đấy”. Có lẽ vì thế mà mặc dù hôm nay là ngày nghỉ nhưng các chợ trong địa bàn thành phố đều đông đúc từ 6h sáng.
Với tâm lí sợ bão, mưa to thậm chí Hà Nội ngập lụt, sợ thực phẩm khan hiếm, nhiều bà nội trợ tranh thủ dậy sớm ra chợ để tích hàng. Kẻ mua, người bán tấp nập từ sáng sớm, các tiểu thương đua nhau bán không xuể.
Đoán được tâm lí này, mặc dù bão chưa về, các tiểu thương cũng đua nhau tăng giá. Các loại rau củ quả đều tăng ít nhất 2 giá so với giá của vài ngày trước.
Chen chân mua thực phẩm “đón bão”
Có mặt tại chợ Vĩnh Hồ lúc 6h sáng, sau khi căn vặn chuyện tại sao không có biến cố gì mà hàng hóa lại tăng chóng mặt như ngày Tết, một tiểu thương bán rau cho biết: “Nghe tin bão vào là rau lúc nhập ở chợ đầu mối đã tăng rồi. Nếu hôm nay không mua thì mai kia trời mưa gió, hàng hóa, thực phẩm sẽ còn tăng cao hơn”.
Mặc dù giá tăng cao hơn mọi ngày nhưng đến khoảng 9h sáng, một loạt các chợ như Vĩnh Hồ, Thành Công, Thổ Quan… đều trong tình trạng hàng hóa bán đã gần hết. Một số mặt hàng tươi sống như thịt lợn, thịt bò… trên các phản cũng hết nhanh hơn mọi ngày.
Video đang HOT
Theo quan sát của PV, các mặt hàng thực phẩm được người dân mua tích trữ nhiều nhất vẫn là mì tôm, mì gạo. Rau xanh cũng trở thành món ăn không thể thiếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của gia đình nên giá cũng nhích lên từng giờ.
Đó là tình trạng ở các chợ hầu như không có ai quản lý giá. Còn trong siêu thị, các mặt hàng vẫn chưa thấy tăng giá như nhiều người lo ngại.
Bà nội trợ đua nhau “găm hàng”
Nghe tin sáng 30/7 cơn bão mạnh có tên Nock-ten có thể đạt cấp 11-12, giật tới cấp 14, chị Minh Anh nhà ở Thái Hà (quận Đống Đa) lo lắng: “Chiều qua ngồi văn phòng mình đã phải lên danh sách các thứ cần mua rồi. Tối về hì hụi dọn tủ lạnh để lấy chỗ cất đồ. Sáng nay 2 vợ chồng rủ nhau đi chợ từ sớm, tích trữ đồ mới phát hiện ra, ai cũng lo lắng như mình nên chợ đông như ngày Tết”.
Đồ khô như mì tôm, củ, quả, thịt… là những thực phẩm được chị ưu tiên hàng đầu: “mua sớm còn rẻ, chứ đợi một, hai ngày nữa, thấy bà nội trợ nào cũng đổ xô đi mua chủ hàng lại tăng giá” – chị Minh Anh than thở.
Những khu chợ được người nội trợ đến đông nhất là nằm trong vùng trũng, dễ ngập lụt như Thái Hà, Thái Thịnh, Láng Hạ, Kim Mã, Huỳnh Thúc Kháng…
Nhiều bà nội trợ ngoài việc tay xách nách mang quá nhiều hàng hóa còn rơi vào tâm lí “bức xúc” vì phải chờ đợi lâu để mua hàng.
Có hàng thịt lợn ngon ở chợ Vĩnh Hồ, thời điểm 9h sáng, phản thịt lợn chỉ còn rất ít hàng nhưng đếm sơ vẫn có hơn chục khách đứng chờ đợi để mua.
Trong các siêu thị, tình trạng chen lấn cũng xảy ra. Thậm chí, trong siêu thị còn có phần đông hơn vì cuối tuần, nhà nào cũng đưa cả con cái đi siêu thị cùng. Với tâm lí, ngoài chợ còn có thể tăng giá nhanh nhưng siêu thị thì vẫn giữ nguyên, nhiều bà nội trợ cố gắng chuẩn bị thêm cả những đồ dùng thiết yếu nhất phòng khi mưa bão mất điện: đèn sạc, nến, đèn pin…
Mướt mồ hôi vượt ra khỏi dòng người trong siêu thị Big C, chị Phương Loan (phố Định Công) hớt hải: “Cuối tháng nhận lương, nghe tin có bão, lao vào siêu thị mua đồ để tích. Giờ mình mua đủ các thứ rồi, mì tôm, đồ khô, đồ tươi đủ cả. Thanh toán thấy hết 2 triệu mà xót hết cả ruột. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, mấy hôm nữa mưa bão triền mien, phải trả đống tiền mua thực phẩm đắt còn xót hơn”.
Chị Loan cho biết, chị cũng để ý xem hàng nào ở siêu thị vẫn đắt hơn ngoài chợ thì chị sẽ mua ở chợ. Mặc dù biết, mua hàng cũng chỉ là để yên tâm, nhưng chị Loan cùng với rất nhiều bà nội trợ khác vẫn cố gắng gom thật nhiều hàng để “ chống bão”.
Theo CAND
Bão đổ bộ sớm, di dân khẩn cấp trước trưa nay
Nhanh hơn dự kiến, chiều nay bão Nock-ten sẽ đổ bộ vào các tỉnh từ Thái Bình đến Hà Tĩnh. Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát yêu cầu sơ tán dân ở các vùng trũng, vùng nguy hiểm trước 12h trưa nay.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn trung ương, sớm nay, tâm bão chỉ còn cách bờ biển Thái Bình - Hà Tĩnh khoảng 230 km, mạnh cấp 9-10. Hôm nay, bão đi rất nhanh chủ yếu theo hướng tây với tốc độ 20-25 km mỗi giờ.
Từ trưa nay, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh. Đến 16h chiều, tâm bão nằm trên vùng bờ biển từ Thái Bình đến Hà Tĩnh, suy giảm một cấp.
Hiện ở vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, có mưa rào và dông mạnh. Từ trưa chiều nay, Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa to.
Vị trí và nhận định hướng đi của bão Nock-ten sáng 30/7. Ảnh: NCHMF.
Theo ông Lê Thanh Hải, Phó giám đốc trung tâm khí tượng, từ trưa nay, ven biển từ Quảng Ninh tới Hà Tĩnh sẽ có gió mạnh. Tâm bão đổ bộ vào nam đồng bằng Bắc Bộ (từ Thái Bình tới Thanh Hóa, Nghệ An) vào 16h song khoảng 14h, rìa cơn bão đã quét vào khu vực ven biển. Khi đổ bộ, bão mạnh cấp 9.
Ông Hải cho hay, từ chiều tối nay, mưa sẽ tập trung ở khu vực nam đồng bằng Bắc Bộ và kéo dài trong 2-3 ngày với tổng lượng 200-300 mm. Các tỉnh ở rìa nam cơn bão như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An mưa 300 mm, một số điểm cá biệt có thể đến 500 mm. Vùng núi các tỉnh này cần đề phòng lũ quét, sạt lở đất. Hà Nội và các khu vực khác ở Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ chỉ có mưa vừa với tổng lượng 50-100 mm.
Ông Hải cũng lưu ý, bão đổ bộ vào lúc triều lên, nước biển dâng cao 3-5 m nên các tuyến đê ở Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An cần lưu ý.
"Cơn bão tuy có đường đi khá đơn giản nhưng tốc độ di chuyển thay đổi nhiều. Khi mới từ Philippines vào biển Đông tốc độ bão lên tới 35 km một giờ nhưng tối 29/7 chỉ 5-10 km mỗi giờ. Sau khi đổ bộ, mưa sau bão không nhiều", ông Hải nhận xét.
Cũng theo Phó giám đốc trung tâm khí tượng, tối nay bão tan thành áp thấp nên từ ngày mai, thời tiết bắt đầu ổn định trở lại.
Trong khi đó, theo Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn Bộ đội biên phòng, những tàu cá hoạt động ở khu vực quần đảo Hoàng Sa hôm qua ngoài 3 tàu đã về bờ, các tàu khác vẫn an toàn. Hiện chưa có thiệt hại về người do ảnh hưởng của bão.
Chỉ đạo công tác phòng chống bão lụt sáng 30/7, Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát yêu cầu các địa phương không được lơ là chủ quan, lưu ý khả năng bão còn có thể mạnh lên khi đổ bộ. Đồng thời, với tốc độ di chuyển nhanh của bão, cần sơ tán dân ở các vùng trũng, vùng nguy hiểm trước12h trưa nay.
"Trọng tâm công tác hôm nay là phải kiểm đếm, kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu tránh trường hợp tàu đắm ở nơi neo đậu và ven bờ. Kinh nghiệm các cơn bão cho thấy tàu đắm người chết trên biển thì ít mà cửa biển thì nhiều", ông Phát nhắc nhở.
Cũng theo Bộ trưởng Nông nghiệp, sáng nay, từ bắc vĩ tuyến 17 trở ra tuyệt đối cấm tất cả phương tiện ra khơi, từ tàu cá cho tới tàu du lịch...
Theo báo cáo của Vụ Quản lý công trình thủy lợi, hiện chỉ còn một số hồ chứa tích đầy hoặc gần đầy như Vân Trục, Bò Lạc, Suối Sải tỉnh Vĩnh Phúc; hồ Kinh Môn tỉnh Quảng Trị; A Yun Hạ tỉnh Gai Lai, IA Rung tỉnh Gia Lai... Các công trình đê biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh còn nhiều đoạn đang thi công dở dang. Các địa phương đã đi kiểm tra và có phương án bảo vệ, đối phó khi bão đổ bộ.
Theo VNExpress
Bão di chuyển nhanh, chuẩn bị mưa lớn 13h ngày 30/7, tâm bão số 3 sẽ cách bờ biển Hải Phòng - Nghệ An khoảng 300km về phía Đông. Miền Bắc và miền Trung chuẩn bị có mưa lớn. Trung tâm dự báo Khí tượng thuỷ văn Trung ương cho biết: Lúc 13 giờ ngày 28/7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc 115,5 độ Kinh Đông,...