Đổ xô đi mua cao thảo mộc… “hồi xuân”
Chán “bơm”, lột, căng da, uống collagen để “hồi xuân”, các quý bà bắt đầu chuyển sang lùng cao thảo dược không nguồn gốc.
Gần đây, các quý bà, quý cô rỉ tai nhau thông tin “ cao thảo mộc” có thể khiến những phụ nữ trung niên có làn da căng tròn như tuổi 20, mướt như da em bé… Từ lời đồn chưa có cơ sở khoa học này, quý bà sang trọng, lắm tiền, nhiều của đã mạnh tay chi hàng chục ngàn đô la mua thuốc… “hồi xuân”.
Cao thảo mộc được chị Thu quảng cáo là sản phẩm “hồi xuân”
Vẫn chuyện … sính ngoại!
Đánh vào tâm lý sính ngoại của nhiều người dân, không ít cơ sở kinh doanh hàng xách tay tại Hà Nội, TP.HCM thừa cơ hội phất lên không giới hạn. Khi hỏi về nguồn gốc mặt hàng mình mua với giá “cắt cổ”, các vị khách đều trả lời: “Chỉ biết là hàng xách tay từ nước ngoài về thôi, trên sản phẩm toàn chữ ngoại quốc, có hiểu gì đâu!?”.
Nghe tiếng về một cửa hàng bán đồ xách tay tại phố Lương Đình Của (Kim Liên, Hà Nội), chuyên bán về các sản phẩm làm đẹp từ thảo dược, trong đó có “cao thảo mộc”, PV chúng tôi đã đến tìm hiểu thực hư.
Nhìn bên ngoài, nơi bán hàng xách tay này bình thường như một nhà dân, không thấy treo biển hiệu. Khi nói được người quen giới thiệu đến mua hàng xách tay, một cô giúp việc đon đả mời tôi vào.
Thấy tôi đang xem hàng, một phụ nữ từ phía trong nhà đi ra nói: “Yên tâm đi, tiếp viên hàng không đến nước nào là bọn chị có hàng ở đó xách về. Hàng ngoại mà rẻ vì không phải đóng thuế”.
Tôi với tay lấy một hộp thuốc bên trong là một gói đen xì (giống như cao hổ, cao trăn – PV), tìm mãi không thấy thông tin về xuất xứ của sản phẩm tôi bèn hỏi: “Chị ơi, đây là thuốc gì vậy? Sản xuất ở đâu thế?”. Ngay lập tức người phụ nữ tặc lưỡi: “Chắc là hàng của Nhật em ạ, bọn chị nhập theo lô nên nhìn một cái là nhận ra ngay, cần gì phải có chữ?!”.
Theo quảng cáo của người phụ nữ này, gói màu đen mà tôi vừa hỏi là một loại cao thảo mộc nổi tiếng của Nhật, hàng xách tay 100%. Loại cao này giúp giải nhiệt, mát gan và làm đẹp da mịn màng, tự nhiên phù hợp với mọi lứa tuổi. Giá mỗi hộp cao là 900 nghìn – 1,5 triệu đồng.
Video đang HOT
Khi PV gặng hỏi: “Không có phiên âm làm sao em có thể biết được công dụng sản phẩm?”. Người phụ nữ liền đáp: “Nhân viên hàng không về nói công dụng sản phẩm, em tin hay không thì tùy. Hàng này nhà chị bán rất chạy”.
Tuy nhiên, dù quả quyết làm đẹp da nhưng người phụ nữ này cũng không biết cao được làm từ thảo mộc gì, chỉ biết công dụng làm đẹp da, mát gan.
Đua nhau mua “cao thảo mộc” làm đẹp da
Thời gian trước, hàng loạt sản phẩm làm đẹp từ tế bào gốc (nhau thai cừu, cuống dây rốn…) được quảng cáo rầm rộ trên thị trường với các chức năng “cải lão hoàn đồng”, làm đẹp da thần kỳ. Người có nhu cầu như lạc vào mê hồn trận và bị móc túi vì những dòng sản phẩm này.
Gần đây, sản phẩm cao thảo mộc làm đẹp, giải nhiệt đang trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm của những người thích làm đẹp. Cao thảo mộc được nhiều người kỳ vọng vào tác dụng làm đẹp tự nhiên, không độc hại của nó.
Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, hiệu quả của thảo mộc trong y học và thẩm mỹ đã được chứng minh nhưng để có những sản phẩm vượt trội (biến làn da trung niên thành làn da tuổi 20-PV) thì không phải là chuyện dễ dàng. Thế nhưng, tin theo lời quảng cáo và “sính ngoại” thái quá, nhiều phụ nữ “săn lùng” cho kỳ được những sản phảm làm từ thảo mộc để làm đẹp.
Tìm đến một cửa hàng xách tay ở phố Hồng Mai (Hà Nội), chúng tôi được giới thiệu hàng loạt sản phẩm làm đẹp từ tế bào gốc với nhiều tên gọi khác nhau, giá từ 600 nghìn – 2,5 triệu đồng/bộ sản phẩm tùy loại (dạng tuýp hay hộp có nhiều ống nhỏ.
Ngoài sản phẩm tế bào gốc, chị Thu (chủ cửa hàng-PV) giới thiệu sản phẩm cao thảo mộc của Nhật Bản, Hàn Quốc. Sản phẩm được giới thiệu là lần đầu tiên được bán tại thị trường Việt Nam, có công dụng giải nhiệt, giữ ẩm, làm đẹp da, làm giảm sự lão hóa da, hạn chế sự hình thành nếp nhăn.
Theo quảng cáo của chị Thu, từ khi dùng thử cao thảo mộc (pha vào nước uống – PV) làn da của chị cải thiện rõ rệt. Nhiều người cũng đã chọn mua sản phẩm này. Giá của sản phẩm là 1,5 triệu đồng/hộp.
Chị Thu còn khéo léo quảng cáo: “Khi những hợp chất hóa học, dược học luôn tồn tại những hạn chế hay nói cách khác là tác dụng phụ đối với sức khỏe, người ta lại có xu hướng tìm về những sản phẩm xanh, an toàn có nguồn gốc từ thiên nhiên”.
Chúng tôi tìm đến Spa H. (đường Trần Duy Hưng- Hà Nội) là một trong những spa nổi tiếng về làm đẹp bằng thảo dược (như câu kỷ tử, đương quy, nấm linh chi, hoa anh đào…).
Trong vai người muốn làm đẹp, chúng tôi được nữ nhân viên tên Thanh tư vấn tận tình. Theo lời Thanh, phụ nữ có thể lấy lại làn da trẻ lại 5-7 tuổi nhờ vào các loại thảo mộc.
Quá trình làm đẹp phải có lộ trình lại rẻ hơn sử dụng dịch vụ làm đẹp từ tế bào gốc sống rất nhiều lần. Làm đẹp từ thảo mộc trọn gói từ 20- 35 triệu đồng, còn làm đẹp từ tế bào gốc sống giá đắt đỏ khoảng trên 100 triệu đồng. Nhân viên này còn tự tin giới thiệu sản phẩm thảo mộc ngoại nhập.
“Chúng tôi bảo đảm hiệu quả đến 80- 90%”, Thanh khẳng định. Cô nhân viên này cũng không quên giới thiệu thêm các dịch vụ làm đẹp độc đáo của spa như: Tắm trắng bằng ướp mật tinh hoa thiên nhiên, giảm béo bằng cuốn lá thuốc thảo dược, trị nám với vàng nguyên chất và nhau thai cừu…
Theo Người đưa tin
Thuốc nội ế vì hoa hồng thấp!
Mặc dù Bộ Y tế đã phát động chiến dịch "Người Việt ưu tiên dùng thuốc Việt" nhưng thực tế trên thị trường, thuốc nội vẫn bị thuốc ngoại lấn lướt.
Tại diễn đàn "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam" do Bộ Y tế tổ chức ngày 20-8 ở Hà Nội, nhiều ý kiến cho thấy những năm qua, thuốc nội vẫn lép vế trên thị trường so với thuốc ngoại vì thiếu sự nhiệt tình của doanh nghiệp (DN), bệnh viện (BV), người dân, đặc biệt là các bác sĩ.
Lép vế trên sân nhà
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang, trong năm 2009, tổng giá trị thuốc ngoại nhập của BV công lập chiếm 61,8%, trong khi thuốc nội là 38,2%. Tuy nhiên, riêng các BV tuyến Trung ương, thuốc ngoại chiếm ưu thế với khoảng 88%, thuốc nội chỉ trên dưới 12%.
Riêng BV tuyến huyện, thuốc nội có phần khá hơn: Năm 2010, số tiền mua thuốc ngoại tại các BV tuyến huyện là 38,5%, thuốc nội chiếm phần còn lại.
Mặc dù cho biết Việt Nam đã sản xuất đáp ứng gần 50% nhu cầu thuốc phòng, chữa bệnh cho nhân dân nhưng Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến phải thừa nhận: "Thuốc nội vẫn lép vế trên sân nhà vì người dân chuộng thuốc ngoại".
Tuy nhiên, thực tế số liệu thuốc tại BV tuyến Trung ương và tuyến huyện cho thấy bệnh nhân không được lựa chọn thuốc cho mình mà do bác sĩ quyết định. Theo ông Trần Viết Tiệp, Giám đốc BV Hữu Nghị Việt Nam - Thụy Điển (Quảng Ninh), tại BV này, thuốc ngoại chiếm 55,2%, còn lại là thuốc nội.
Ông Tiệp cho biết thuốc nội dù được sử dụng nhiều nhưng đa số là loại thông thường như kháng sinh đường uống, thuốc bổ đường uống, dịch truyền... Vì vậy, số tiền chi cho thuốc nội chỉ khoảng hơn 200 triệu đồng trong năm 2011, trong khi đó, số tiền chi cho thuốc ngoại cao gấp 2,5 lần.
Tư vấn sản phẩm thuốc nội tại diễn đàn "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam"
Nhiều loại không thua kém thuốc ngoại
Nhiều ý kiến cho rằng để thuốc nội đến được với người bệnh thì bác sĩ kê đơn có vai trò rất quan trọng. Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, bác sĩ hoàn toàn có thể lựa chọn thuốc có tên generic (thuốc phiên bản, có nguồn gốc hóa học với các thuốc đã hết thời gian được bảo hộ độc quyền), tương đương sinh học với thuốc gốc mà vẫn bảo đảm hiệu quả điều trị.
"Hơn 70% dân số Việt Nam ở khu vực nông thôn đang hết sức khó khăn. Nếu kê đơn thuốc generic, đặc biệt là kê đơn thuốc sản xuất trong nước, chúng ta sẽ cứu chữa được nhiều người thay vì chỉ cho một người với cùng một lượng kinh phí như nhau" - bà Tiến nhấn mạnh.
Để chứng minh thuốc nội không kém thuốc ngoại về chất lượng, nhiều DN dược đã đưa ra những bằng chứng về kết quả đánh giá tương đương sinh học là những sản phẩm thuộc nhóm thuốc điều trị đái tháo đường, tăng huyết áp và kháng sinh. Đơn cử như Glucofine 850 mg, Glucofine 500 mg, Zinmax - Domesco 500 mg, Amlodipin 5 mg và Vosfarel MR... (của Domesco Đồng Tháp), tính an toàn và hiệu quả không thua gì thuốc cùng loại của Ấn Độ hay Hàn Quốc.
Thuốc trị viêm gan siêu vi B, C mãn tính Pegnano của Công ty TNHH Công nghệ sinh học dược Nanogen (TPHCM) cũng được đánh giá không thua gì thuốc của Thụy Sĩ hay Đức, trong khi giá chỉ bằng 1/3.
Phụ thuộc vào bác sĩ
Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, thuốc nội đang "lột xác" nhưng do tâm lý sính ngoại và tình trạng kê đơn bất hợp lý nên vẫn đang gặp khó khăn. Tại TPHCM, thuốc sản xuất trong nước chiếm 60% -70% ở BV đa khoa, trong khi ở các BV chuyên khoa chỉ khoảng 5% - 10%.
"Với nhiều mặt hàng, yếu tố giá thành rẻ có thể thu hút người tiêu dùng nhưng thuốc là mặt hàng đặc biệt nên không phải cứ rẻ là lấy được lòng tin của người dân. Vì vậy, cần phải giải quyết mối quan hệ giữa thuốc nội với bác sĩ vì việc dùng thuốc của người bệnh phụ thuộc họ rất nhiều" - bà Lan khẳng định.
Ông Cao Minh Quang cho rằng ngoài tâm lý sính ngoại, còn do các công ty dược nước ngoài tìm cách chi "hoa hồng" cho bác sĩ nên thuốc nội bị "ra rìa".
Cung cấp sản phẩm tốt nhất Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng việc kêu gọi người Việt dùng thuốc Việt đã diễn ra nhiều năm nay chứ không phải bây giờ mới bắt đầu.
Công nghiệp dược là ngành có lãi, thậm chí siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc nhập công nghệ, nguyên liệu và gia công thuốc thì khó lòng phát triển được, thậm chí tự giết mình. "DN có trách nhiệm phải cung cấp cho xã hội những sản phẩm tốt nhất và chứng minh được tác dụng tốt để người dân yên tâm sử dụng" - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo Ngọc Dung (Người lao động)
Giọng hát Việt ngập... tiếng Tây Ra đời ở Hà Lan năm 2010, tràn qua hàng loạt các nước Âu, Mỹ rồi đến Việt Nam trở thành Giọng hát Việt. Nhưng thí sinh hát tiếng Việt đâu chả thấy, chủ yếu thấy thí sinh hát tiếng Anh. Có lẽ, kết cục của việc "sính ngoại" này là thí sinh vô địch Giọng hát Việt sẽ "cao không tới, thấp...