Đỗ xe ô tô chắn trước cửa nhà người khác có bị xử phạt?
Hiện nay, không hiếm trường hợp tài xế thiếu ý thức đỗ ô tô chắn trước cửa ra vào nhà người khác gây bức xúc trong bộ phận người dân. Vậy hành vi đỗ ô tô chắn trước cửa nhà người khác có bị phạt?
Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, không quy định về việc xử phạt đối với hành vi đỗ xe chắn trước cửa nhà người khác.
Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện vẫn cần đảm bảo các quy định về đỗ xe trên đường tại Điều 18 và Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008:
- Phải đảm bảo an toàn trước khi rời khỏi xe như: Có tín hiệu báo; cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng; xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm; xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh,…
Video đang HOT
Một trường hợp xe ô tô đỗ chắn trước cửa nhà người khác bị phun sơn lên xe.
- Không được đỗ xe tại các vị trí sau: Bên trái đường một chiều; trước cổng trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức; tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế; không được để phương tiện ở lòng đường, hè phố trái quy định;…
- Đỗ xe trên đường phố phải đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông. Trường hợp đường phố hẹp, phải đỗ xe ở vị trí cách xe ô tô đang đỗ bên kia đường tối thiểu 20 mét.
Như vậy, nếu tài xế đã đỗ xe đúng quy định thì đương nhiên không bị xử phạt kể cả khi đỗ xe chắn trước cửa nhà người khác.
Ô tô có dung tích xi-lanh từ 2.500 cm3 trở xuống chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 15%
Ô tô có dung tích xi-lanh từ 2.500 cm3 trở xuống sẽ chịu thuế suất là 15% và loại có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 có thuế suất là 20%.
Ô tô có dung tích xi-lanh từ 2.500 cm3 trở xuống chịu thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là 15%
Tổng cục Hải quan vừa ban hành văn bản hướng dẫn cục hải quan tỉnh, thành phố về việc tháo gỡ vướng mắc áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng.
Theo đó, để thống nhất việc áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô vừa chở người vừa chở hàng (xe ô tô pick up), Tổng cục Hải quan chỉ đạo cục hải quan tỉnh, thành phố thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 quy định đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối tượng chịu thuế là xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hang.
Cụ thể, loại xe có dung tích xi-lanh từ 2.500 cm3 trở xuống có thuế suất là 15%. Loại có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 có thuế suất là 20%. Loại có dung tích xi-lanh trên 3.000 cm3 có thuế suất là 25%.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định đối với xe ô tô loại thiết kế vừa chở người vừa chở hàng quy định tại các điểm 4d, 4g Biểu thuế thuế tiêu thụ đặc biệt là loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng theo tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ quy định.
Căn cứ quy định nêu trên, Luật Thuế thuế tiêu thụ đặc biệt không sử dụng thuật ngữ "xe ô tô con" cho đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hay đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các xe ô tô Volkswagen sẽ được trang bị kết nối không dây 4G Huawei mới công bố đã đạt được thỏa thuận cấp phép với nhà cung cấp của Tập đoàn Volkswagen. Thỏa thuận bao gồm giấy phép sử dụng các bằng sáng chế thiết yếu tiêu chuẩn 4G của Huawei (SEP), các xe Volkswagen sẽ được trang bị kết nối không dây. Thỏa thuận này đánh dấu thỏa thuận cấp phép lớn nhất của Huawei...