Đô vật Sumo qua đời ở tuổi 28
Một đô vật sumo 28 tuổi người Nhật Bản vừa qua đời tại bệnh viện. Anh từng bị chấn động não trong một trận đấu cách đây một tháng, theo BBC.
Hiệp hội Sumo Nhật Bản thông báo hôm 29/4 anh Hibikiryu, tên thật là Mitsuki Amano, đã tử vong do suy hô hấp cấp tính.
Trong một đoạn video quay lại trận đấu, anh Hibikiryu đã ngã xuống và tiếp đất bằng đầu. Anh nằm bất động, đối thủ cúi xuống kiểm tra. Sau đó, anh Hibikiryu được đưa đến bệnh viện ở Tokyo.
Các đô vật sumo trong một khóa huấn luyện ở Tokyo. Ảnh: Getty Images.
Theo nguồn tin từ báo chí Nhật Bản, trong một tháng nằm viện, anh liên tục kêu đau. Dù quá quá trình điều trị đã có những tiến triển, đến hôm 28/4 sức khỏe của đô vật Nhật Bản xấu đi và anh qua đời ngay trong ngày.
Video đang HOT
Chỉ trích đổ dồn vào những người có mặt vào thời điểm trận đấu diễn ra. Phải mất đến hơn 5 phút, anh Hibikiruy mới nhận được hỗ trợ y tế. Trong quá khứ, đã có nhiều tranh cãi dấy lên xung quanh mô thể thao truyền thống của Nhật Bản. Những chỉ trích cho rằng Sumo không thể bảo vệ các đô vật khỏi các chấn động trong quá trình thi đấu.
Sau cái chết của Hibikiruy, nhiều người kêu gọi cải cách và đối xử công bằng hơn với các đô vật Sumo. Trên mạng xã hội, một người bày tỏ quan điểm: “Thật thất vọng khi thấy anh ấy nằm úp mặt xuống sàn trong khi những người khác tiếp tục đứng xung quanh”.
Một người khác cho biết: “Điều này nhấn mạnh rằng cần thiết phải cải cách việc chăm sóc y tế cho các rikishi (đô vật Sumo) trên võ đài”.
Đối với bộ môn võ thuật đặc biệt của Nhật Bản, đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tai tiếng. Tháng 1/2020, đô vật Shonannoumi đã đập vào đầu đối thủ và ngã vật xuống sàn. Dù có dấu hiệu bị chấn động và rất cố gắng để đứng lên, anh vẫn xin các trọng tài tiếp tục trận đấu. Đáp lại, những người điều hành trận đấu vẫn đồng ý.
Cách xử lý của đội ngũ trọng tài trong trường hợp trên khiến nhiều khán giả bất bình. Họ kêu gọi phải có biện pháp tốt hơn để bảo vệ những vận động viên trong bộ môn này.
Trong một diễn biến đáng chú ý, Hiệp hội Sumo Nhật Bản cho biết sẽ xem xét các thay đổi về luật lệ trong môn đấu vật Sumo trước sự phản đối gay gắt từ công luận.
Rết khổng lồ mới, đặt tên theo người bị thần nguyền rủa
Loài rết mới lần đầu phát hiện ở Nhật Bản trong hơn một thế kỷ qua có kích thước to lớn bất thường.
Các chuyên gia mới phát hiện loài rết khổng lồ mới trên một số hòn đảo ở quần đảo Nhật Bản. Đây là lần đầu tiên sau 143 năm họ tìm thấy loài rết mới tại Nhật Bản.
Con rết này có khoảng 20 chân, dài khoảng 20 cm, là loài rết lớn nhất trong quần đảo Ryukyu, gồm khoảng 200 hòn đảo.
Người ta đặt tên cho loài rết mới này là Scolopendra alcyona, bắt nguồn từ cái tên Alcyone, một phụ nữ trong thần thoại Hy Lạp. Được biết, Alcyone chính là người bị các vị thần nguyền rủa sau khi bà tự so sánh mình với nữ thần cao quý Hera. Về sau, Alcyone bị biến thành chim Halcyon mà ngày nay gọi là chim bói cá.
Rết khổng lồ mới, đặt tên theo người bị thần nguyền rủa
Trong lần thu thập này có một con rết mà chân màu xanh ngọc bích tương tự như chân chim bói cá. Loài rết mới ưa sống trong môi trường nhiều nước, điều này là một trong những lý do tạo ra cảm hứng giúp các nhà khoa học lựa chọn tên gọi cho nó.
Trong tiếng Nhật, tên của loài mới là Ryjin-ômukade, cũng có nguồn gốc từ thần thoại. Hàng trăm năm trước ở quần đảo Ryukyu, người dân trang trí thuyền của mình bằng hình ảnh những con rết với mục đích bảo vệ họ, chống lại một vị thần rồng Ryujin. Truyền thuyết địa phương vào thời điểm đó kể lại rằng Ryujin sợ rết sau khi bị một con cắn vào tai.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu đã thu thập được bảy con rết của hai loài khác trong chi Scolopendra - S. mutilans và S. subspinipes từ Đảo Okinawa-jima, Đảo Kume-jima, Đảo Chichi-jima và trung tâm Honshu ở tỉnh Kanagawa, Nhật Bản.
Đồng tác giả nghiên cứu Katsuyuki Eguchi, phó giáo sư trường Đại học Khoa học tại Tokyo, cho biết: "Việc phát hiện ra một trong những loài động vật chân đốt sống trên cạn lớn nhất ở Nhật Bản chỉ ra rằng quần đảo Ryukyu là một kho tàng về tự nhiên và đa dạng sinh học".
Rết khổng lồ như Scolopendra alcyona được nhiều người săn lùng làm thú cưng, tuy nhiên loài này cực kỳ khó sinh sản và duy trì trong điều kiện nuôi nhốt. Katsuyuki Eguchi cho biết những người sưu tập thường xuyên mua bán vật nuôi cũng có thể đẩy nhanh sự suy giảm về số lượng loài rết này.
Katsuyuki Eguchi nói: "Chúng tôi hy vọng rằng khám phá giúp tăng động lực cho việc bảo tồn đa dạng sinh học của vùng Ryukyu".
11 người trên Trạm vũ trụ quốc tế, lập kỷ lục mới nhưng phi hành gia lo thiếu chỗ ngủ? Trạm vũ trụ quốc tế ISS thông thường sẽ có 6 phi hành gia hoạt động nhưng hiện tại con số là 11 người, đông nhất trong một thập kỷ và câu hỏi nhiều người tò mò là họ sẽ ngủ ở đâu? 11 phi hành gia có mặt trên Trạm vũ trụ quốc tế ISS Mới đây, tàu vũ trụ Crew Dragon...