Đồ uống mùa hè và những điều bạn cần biết
Mùa hè với thời tiết nóng nực là lúc chúng ta cần bổ sung nhiều nước vào cơ thể nhưng không phải tất cả những đồ uống trên thị trường đều tốt cho cơ thể.
Bổ sung nước vào cơ thể là điều cần thiết và hết sức quan trọng đặc biệt trong những ngày mùa hè. Có những khi bạn cần bổ sung nhiều nước hơn vào cơ thể như sau khi lao động mệt, sau khi luyện tập thể thao. Uống một loại nước khác nước trắng như nước chanh muối, coca-cola, nước ép trái cây… đôi khi làm bạn cảm thấy thích thú và sảng khoái hơn. Tuy nhiên bạn đã biết cách sử dụng những loại nước này để tốt cho cơ thể chưa?
Dưới đây là những loại đồ uống rất được yêu thích trong mùa hè và những điều bạn cần biết về nó:
1. Đồ uống sau khi tập thể thao
Thừa nhận rằng những đồ uống phổ biến trong mùa hè như rất tốt cho cơ bắp của bạn sau khi tập thể dục nhưng nếu bạn uống quá nhiều lượng muối và đường trong nước sẽ làm tăng nguy cơ huyết áp cao cho bạn.
2. Sinh tố
Video đang HOT
Sinh tố là đồ uống được rất nhiều người yêu thích trong mùa hè. Tuy nhiên đồ uống này lại chứa hàm lượng calo cao vì vậy bạn không nên thưởng thức quá 1 ly/ngày. Để đảm bảo ao toàn tuyệt đối, bạn nên tự tay chế biến để yên tâm sử dụng.
3. Nước uống cola
Rõ ràng nước uống cola tốt hơn hẳn những loại nước đường thông thường, tuy nhiên nó lại chứa caffeine có thể gây mất ngủ cho bạn. Uống quá nhiều loại nước này cũng làm giảm mức năng lượng và làm bạn thêm khát nước.
4. Nước ép trái cây
Nước cam là đồ uống đặc biệt được yêu thích trong mùa hè và nó cũng cung cấp cho bạn lượng vitamin C cần thiết. Tuy nhiên loại đồ uống này lại chứa nhiều axit và đường tự nhiên có thể làm hỏng răng vì vậy bạn không nên uống hơn một ly mỗi ngày.
5. Nước ngọt
Nước ngọt được lựa chọn nhiều trong mùa hè cùng với các loại nước như nước giải khát và nước tinh khiết. Tuy nhiên chúng ta cũng nên uống điều độ vì loại nước này có chứa axit có thể ăn mòn mem răng.
6. Nước chanh
Nước chanh là đồ uống giải nhiệt được rất nhiều người lựa chọn trong mùa hè. Rất may mắn rằng loại nước này chứa ít calo nhưng nó vẫn có thể gây hại cho răng của bạn.
Theo PNO
Những loại trái cây tương kỵ với thuốc
Đối với nhiều người, uống thuốc với bất cứ nước gì có vẻ không quan trọng, thậm chí có người còn tìm đến với những loại nước có mùi vị thích hợp nhằm loại trừ cảm giác khó chịu khi dùng thuốc, trong đó có nước trái cây.
Nhiều người rất thích dùng nước ép trái cây để uống thuốc vì có cảm giác dễ chịu do mùi vị trái cây đưa đến. Hoặc có khi vừa uống thuốc với nước xong lại vội vàng ăn thật nhiều trái cây để làm mất dư vị khó chịu của việc uống thuốc. Cả hai trường hợp nêu trên có thể gọi chung là uống thuốc với nước trái cây (vì việc ăn trái cây ngay sau uống thuốc, dịch trái cây cũng sẽ tác động trực tiếp vào thuốc ở dạ dày.
Nên biết rằng nhiều loại nước trái cây hiện nay đã được chứng minh là gây hại nếu uống chung với thuốc. Dùng nước cam, nước táo uống thuốc có thể làm chất sinh học ở ruột đảm nhận việc vận chuyển thuốc vào máu không hoạt động được. Nước cam, nước chanh có vị chua (acid hữu cơ) có thể làm cho kháng sinh như ampicillin, erythromycin, lincomycin bị hỏng do các kháng sinh này kém bền vững ở môi trường acid. Nghiêm trọng nhất là nước bưởi chùm (grape- fruit) là loại bưởi dùng nhiều ở phương Tây cũng đã được chứng minh gây hại thuốc, vì thế cũng nên thận trọng với nước bưởi khi đang uống thuốc. Vì cả hai loại bưởi này đều chứa hoạt chất naringin và bergamotin (ở bưởi ta hai chất này có trong vỏ nhiều hơn). Khi uống chung với một số thuốc như statin trị rối loạn lipid huyết, thuốc atenolon trị tăng huyết áp... nước bưởi chùm sẽ làm tăng độc tính của thuốc do naringin có trong bưởi ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan làm tăng nồng độ thuốc lên cao trong máu.
Uống thuốc với nước lọc là tốt nhất.
Vì sao nước bưởi làm hại thuốc?
Có khá nhiều thuốc tương tác với nước bưởi. Sự tương tác giữa bưởi và thuốc được khám phá tình cờ vào năm 1989. Các nhà khoa học đã phát hiện nếu dùng cùng lúc bưởi chùm và uống thuốc felodipin trị tăng huyết áp, nồng độ felodopin trong máu tăng gấp 3 lần so với mức bình thường. Chính nước bưởi chùm làm tăng nồng độ felodipin trong máu tức làm cho sự chuyển hóa thải trừ của felodipin bị chậm giống như dùng quá liều felodipin. Cơ chế này được giải thích như sau: Nhiều thuốc được chuyển hóa bằng enzym cytochom P-450 có ký hiệu CYP3A4 có ở gan và ruột. Bình thường, cơ thể có đủ enzym này để chuyển hóa các thuốc, trong đó có felodipin. Nếu uống đúng liều thuốc sẽ không xảy ra tai biến. Nhưng khi ăn hoặc uống bưởi chùm, nồng độ enzym này trong gan, ruột, đặc biệt là ở ruột bị chất naringin và bergamotin có trong nước bưởi làm cho enzym này giảm đi rất nhiều. Do đó sự chuyển hóa và thải trừ thuốc sẽ kém và chậm hơn so với bình thường, giống như dùng thuốc quá liều gây ngộ độc.
Vậy uống thuốc với nước nào là tốt nhất?
Nước đun sôi để nguội hoặc nước lọc hợp vệ sinh là loại nước tốt nhất dùng để uống thuốc. Uống thuốc với hai loại nước này với lượng nước vừa đủ sẽ giúp đưa viên thuốc từ miệng xuống nhanh đến dạ dày. Tại đây, thuốc tan rã và hòa tan tạo thành dung dịch thuốc, sau đó trôi xuống ruột là vị trí dược chất sẽ hấp thu vào máu cho tác dụng chữa bệnh.
Không được nuốt khan viên thuốc (đặc biệt là người cao tuổi do rối loạn tiểu tiện thường đi tiểu lắt nhắt nên ngại uống nước), vì có thể viên thuốc bị dính lại ở thực quản gây viêm loét thực quản. Một số thuốc còn đòi hỏi uống nhiều nước hơn như thuốc chứa dược chất sulfamid để thuốc được lọc bài tiết nhiều theo nước tiểu không gây đóng sỏi, hại thận.
Có thể dùng nước đóng chai nhưng phải là nước tinh khiết chứ không nên dùng nước chứa các chất khoáng (còn gọi là nước suối) để uống thuốc, bởi vì chất khoáng như canxi, natri... có thể tương kỵ với thuốc.
Theo BĐVN
Nước tinh khiết, nước khoáng: Tưởng lợi hóa hại Nhiều gia đình đã sử dụng nước tinh khiết, nước khoáng với ý nghĩ những loại nước này sạch, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho sức khỏe. Thế nhưng, các chuyên gia về dinh dưỡng, hóa học lại cho rằng dùng nước tinh khiết, nước khoáng nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe. Mất hết chất Trên thị trường có rất nhiều...