Đổ tượng đài ở Bắc Kạn, 1 bé trai bị thương
Khi mọi người đang vui chơi tại sân quảng trường TP. Bắc Kạn thì 1 trong 2 cụm tượng đài Chiến Thắng bị đổ sập, khiến 1 bé trai bị thương.
Vụ việc xảy ra vào khoảng 20h đêm qua (9.8) tại sân quảng trường TP.Bắc Kạn, khi mọi người đang vui chơi thì 1 trong 2 cụm tượng đài Chiến Thắng đã bất ngờ bị đổ sập xuống. 1 bé trai đang chơi đùa tại đây bị thương.
Hiện trường vụ việc. Ảnh: Hoài Văn
Phần tượng bị rơi xuống đất. Ảnh: Hoài Văn
Theo các nhân chứng, tối qua người dân ra quảng trường rất đông để hóng mát, chủ yếu là các gia đình dẫn theo con nhỏ. Vào thời điểm xảy ra tai nạn có một nhóm cháu bé đang chơi gần bức tượng, trong đó có 1 cháu đã chạy lại gần và níu tay vào bức tượng. Một phần của bức tượng bất ngờ đổ xuống làm cháu bị thương.
Sáng nay (10.8), Giám đốc Sở VH-TT-DL Hà Văn Trường xác nhận thông tin trên với VietNamNet.
Video đang HOT
Tượng đài Chiến Thắng ở TP Bắc Kạn. Ảnh: Hoài Văn
Ông Trường cho biết, tối qua, bé trai Lường Văn Chân, 12 tuổi, trú tại TP.Bắc Kạn, khi chơi đùa đã đu lên cánh tay của tượng. Một phần tượng đổ sập vào đầu gối của cháu. Cháu Chân ngay sau đó đã được đưa đi BV Đa khoa tỉnh để chữa trị, hiện tình hình sức khỏe đã ổn định.
Phần bị gãy sáng nay. Ảnh: Hoài Văn
Theo ông, tượng đài Chiến Thắng nằm trên quảng trường TP.Bắc Kạn gồm 2 cụm tượng cách nhau 60m, mới được đưa vào sử dụng từ năm 2015. Xung quanh khu tượng có biển cấm leo trèo.
Ngay trong ngày hôm nay, địa phương sửa chữa phần tượng đài bị đổ sập. Cơ quan chuyên môn sẽ kiểm tra lại tổng thể sự an toàn của tượng đài.
Theo Nguyễn Thu Hằng – Trần Thường (VNN)
"Tiếp sức" lúa vụ mùa: Biết cải tạo đất, hiệu quả sẽ cao
Nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng, vì vừa giảm công chăm bón, hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, vừa tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Biết cải tạo đất, hiệu quả sẽ cao
Địa hình các tỉnh miền núi phía Bắc (Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Kạn...) phần nhiều là núi đất, hiện tượng xói mòn, rửa trôi diễn ra thường xuyên, nhất là về mùa mưa. Xen kẽ núi cao, sườn đồi là những ruộng bậc thang và vùng thấp trũng, lầy thụt. Quá trình rửa trôi và lắng đọng một phần nên đồng ruộng nơi đây có sự phân lớp trong tầng đất canh tác không rõ rệt, độ chua phèn lớn do sự tích tụ của các Ion Fe , Al nhiều; tuy giàu dinh dưỡng song không cân đối và đặc biệt thiếu trầm trọng dinh dưỡng lân và các dinh dưỡng thuộc kim loại kiềm như Mg , Ca , Si ...
Nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng. Ảnh: I.T
Khi sử dụng phân bón ĐYT NPK chuyên bón lót và chuyên bón thúc cho lúa thì không cần bón thêm các loại phân hóa học khác.
Bà con các dân tộc thiểu số ở đây quen sử dụng phân bón có gốc chua và tan nhanh nên bị rửa trôi nhiều, mặt khác hay sử dụng phân tổng hợp NPK thông thường có 3 thành phần dinh dưỡng đạm, lân, kali, thiếu hẳn các chất dinh dưỡng trung vi lượng rất cần thiết cho cây lúa.
Phân đa yếu tố (ĐYT) NPK Văn Điển có thành phần phân nung chảy, vừa mang tính kiềm và không tan trong nước nên có khả năng cải tạo đất và hạn chế hiện tượng rửa trôi; có chứa đầy đủ và cân đối 3 chất dinh dưỡng đa lượng NPK và nhiều nguyên tố dinh dưỡng trung vi lượng: Canxi, magie, silic, lưu huỳnh, sắt, kẽm, đồng, bo, mô líp đen, mangan... mà các loại phân bón khác không có.
Phân chuyên bón lót có các sản phẩm: ĐYT NPK 5.10.3, ĐYT NPK 6.11.2, chứa lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây lúa là 58-66%, bón lót từ 20-25kg/sào Bắc Bộ. Phân chuyên dùng bón thúc đẻ nhánh có các sản phẩm ĐYT NPK 16.5.17, bón khoảng 10-12kg/sào; sản phẩm ĐYT NPK 12:5:10 bón lượng 12-15kg/sào là cây lúa thỏa mãn đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng trong suốt quá trình từ đẻ nhánh đến trổ bông phơi màu.
Bà con cần lưu ý: Tăng lượng phân lót, giảm phân thúc cho chân ruộng thấp trũng, chua phèn nhiều; giảm phân lót, tăng lượng và lần bón thúc cho chân ruộng vàn cao, pha cát...
Kỹ thuật bón phân
Phân bón lót cần được vùi sâu vào đất, vừa hạn chế hiện tượng rửa trôi, vừa để dành phục vụ giai đoạn làm đòng đến nuôi bông, nuôi hạt. Cùng với các loại phân hữu cơ ủ mục, các sản phẩm ĐYT NPK chuyên bón lót công thức 6:11:2 hoặc 5:10:3 được bón trước bừa cấy hoặc khi đang bừa cấy; nếu ruộng không chủ động tưới tiêu thì sau khi bừa xong, chờ đứng nước là bón phân lót ngay; không được để nước trong, bùn lắng rồi mới bón phân lót. Ruộng cao, đất cát thì bừa xong cấy ngay. Những ruộng đất thịt thì sau khi bùn lắng, gạn bớt nước trong rồi cấy nông.
Phân thúc bón sớm giúp cây lúa đẻ sớm, đẻ tập trung. Chân ruộng vàn, vàn cao, đất cát pha, thịt nhẹ; sau cấy 4-5 ngày bón 1/3 lượng phân ĐYT NPK chuyên bón thúc công thức 12:5:10 hoặc 16:5:17, sau đó 7-10 ngày bón hết lượng còn lại. Chân ruộng vàn thấp bớt khoảng 1/3 lượng phân thúc và tập trung bón hết sau cấy 5-7 ngày. (Bón phân thúc khi ruộng cạn nước để hạn chế sự rửa trôi và bay hơi phân bón, đồng thời kích thích cây lúa đẻ nhánh sớm).
Thực tế nhiều năm qua phân bón Văn Điển đã được bà con nông dân các tỉnh miền núi phía Bắc tin dùng, vừa giảm công chăm bón, vừa hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật, tăng năng suất, tăng chất lượng gạo, giảm chi phí đầu tư, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Danviet
Hà Nội: Phát hiện thi thể cô gái trẻ trong nhà nghỉ Cô gái trẻ được chủ nhà nghỉ P.N ở thị trấn Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội phát hiện tử vong trong phòng. Ảnh minh họa. Thông tin ban đầu, trưa 27.7, lực lượng chức năng thị trấn Vân Đình (Ứng Hòa, Hà Nội) nhận được thông tin một thiếu nữ tử vong tại nhà nghỉ P.N. Ngay sau khi nhận được thông...