Độ tin cậy trong cam kết từ bỏ vũ khí hạt nhân của Triều Tiên
Các chuyên gia tin rằng Triều Tiên có khả năng che giấu hàng trăm kg nguyên liệu hạt nhân khỏi sự giám sát của các thanh tra viên và có thể nhanh chóng tái khởi động chương trình chế tạo bom ngay cả khi nước này tuyên bố phi hạt nhân hóa.
Các cơ sở tại khu thử hạt nhân Punggye-ri của Triều Tiên trước và sau khi bị đánh sập hồi tháng 5. (Ảnh: Reuters)
Một báo cáo gần đây của nhóm nghiên cứu do Siegfried Hecker, cựu giám đốc phòng thí nghiệm vũ khí Los Alamos tại Mỹ, ước tính cho tới cuối năm 2017, kho vũ khí của Triều Tiên có khoảng từ 250-500 kg uranium-235 được làm giàu (HEU) và khoảng từ 20-40 kg plutonium-239 (Pu-239). Đây là hai nguyên liệu quan trọng nhất để chế tạo bom. Thông thường một quả bom nguyên tử cần từ 4-10 kg plutonium ở cấp độ vũ khí, hoặc khoảng 15 kg HEU.
“Với nguyên liệu, kiến thức và các nhà khoa học có kinh nghiệm, Triều Tiên có thể chế tạo vũ khí trở lại. Một hệ thống kiến thức rất khó để loại bỏ”, một chuyên gia tại Viện Vật lý Kỹ thuật Trung Quốc (CAEP) nhận định.
Chương trình hạt nhân của Triều Tiên sẽ là đề tài chính trong cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6 tới. Mặc dù hai nước vẫn chưa thống nhất về khái niệm “phi hạt nhân hóa”, song xét trên quan điểm của Mỹ, quá trình “phi hạt nhân” hóa đồng nghĩa với việc Triều Tiên phải cho phép thanh tra viên giám sát và từ bỏ toàn bộ nguyên liệu phân hạch của nước này.
Tuy nhiên, không ai biết chính xác số lượng nguyên liệu hạt nhân mà Triều Tiên đang có là bao nhiêu, đặc biệt là HEU. Ngoài ra, các cơ sở làm giàu uranium cũng rất dễ che giấu.
“Làm giàu uranium là hoạt động có thể che giấu dễ dàng nhất và gần như không thể giám sát và xác thực”, Zhao Tong, chuyên gia về chương trình chính sách hạt nhân tại Bắc Kinh, cho biết.
Video đang HOT
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thị sát vật thể được cho là đầu đạn hạt nhân Triều Tiên (Ảnh: Reuters)
Theo chuyên gia Tong, mức độ tin cậy về cam kết “phi hạt nhân hóa” của Triều Tiên chỉ có thể dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau, bởi vì việc đòi hỏi 100% minh bạch trong vấn đề này là gần như không thể.
“Các máy ly tâm (làm giàu uranium) có thể được đặt dưới lòng đất và được che giấu trong các ngõ ngách tại đất nước này”, ông Tong phỏng đoán.
Năm 2010, Triều Tiên từng cho phái đoàn Mỹ thấy 2.000 máy ly tâm tại tổ hợp hạt nhân Yongbyon của nước này, cho phép Bình Nhưỡng sản xuất khoảng 40 kg HEU mỗi năm. Theo báo cáo của chuyên gia Hecker và các đồng nghiệp tại Trung tâm Hợp tác và An ninh Quốc tế thuộc Đại học Stanford, hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về số máy ly tâm của Triều Tiên từ sau thời điểm năm 2010. Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh được công bố năm 2013 cho thấy số máy ly tâm này đã tăng gấp đôi.
Theo chuyên gia Hecker, vì không có thông tin về các cơ sở ngầm của Triều Tiên nên không thể biết chính xác quy mô sản xuất HEU mỗi năm của nước này.
Các máy ly tâm đầu tiên của Triều Tiên do Pakistan cung cấp vào năm 1997. Kể từ đó, Bình Nhưỡng cũng chế tạo thiết bị làm giàu uranium của riêng nước này. Triều Tiên cũng có hai mỏ uranium để cung cấp quặng, từ đó có thể sản xuất HEU hoặc Pu-239. Một báo cáo của Cơ quan An ninh Quốc phòng Mỹ hồi tháng trước cho biết Triều Tiên có thể sản xuất đủ nguyên liệu phân hạch để chế tạo mỗi tháng một quả bom hạt nhân.
Yêu cầu của Mỹ
Theo Dantri
Một vụ thử lên lửa của Triều Tiên hồi tháng 03/2017. (Ảnh: KCNA/Reuters)
Hiện lò phản ứng duy nhất còn hoạt động tại Triều Tiên nằm ở tổ hợp Yongbyon và có khả năng sản xuất 6 kg plutonium mỗi năm. Một lò phản ứng nước nhẹ thử nghiệm khác cũng đang được xây dựng và sắp đi vào hoạt động, từ đó sẽ tăng khả năng sản xuất plutonium của Bình Nhưỡng. Tháng trước, Triều Tiên cũng cho nổ tung các đường hầm tại khu thử hạt nhân duy nhất Punggye-ri trước sự chứng kiến của truyền thông quốc tế.
Trong đợt thanh tra năm 1992, Triều Tiên tuyên bố nước này chỉ có 90 gram plutonium-239, nhưng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tin rằng Bình Nhưỡng sở hữu nhiều hơn thế, có thể vài kg.
Mỹ tuyên bố muốn Triều Tiên từ bỏ “hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược” vũ khí hạt nhân. Điều này đồng nghĩa với việc các thanh tra viên sẽ phải giám sát tất cả các khía cạnh của chương trình hạt nhân Triều Tiên, từ các cơ sở sản xuất cho tới các bãi thử nghiệm.
Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton từng đề xuất áp dụng mô hình phi hạt nhân hóa kiểu Libya cho Triều Tiên. Trước đó, nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi từng đồng ý chuyển toàn bộ thiết bị, nguyên liệu, tài liệu hạt nhân, thậm chí cả máy ly tâm sang Mỹ theo thỏa thuận hạt nhân với Washington. Tuy vậy ý tưởng này của ông Bolton đã vấp phải sự phản kháng của Triều Tiên, và Washington dường như đã từ bỏ cách tiệp cận này.
Phát biểu trong cuộc họp báo hôm qua 8/6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết Tổng thống Donald Trump sẵn sàng cung cấp cho Triều Tiên sự đảm bảo an ninh mà nước này đang tìm kiếm nếu chính quyền Bình Nhưỡng tiến hành các động thái nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân. Tuy nhiên, việc nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế sẽ chỉ diễn ra sau khi Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Theo một nghiên cứu của chuyên gia Kwon Hyuk Chul của Đại học Kookmin (Hàn Quốc), tổng chi phí, bao gồm những khoản trực tiếp để giải trừ kho vũ khí, tới những khoản gián tiếp như viện trợ kinh tế cho Triều Tiên có thể sẽ đạt đến ngưỡng 20 tỷ USD. Mặc dù mục tiêu của chính quyền Trump hướng đến là nhanh chóng phi hạt nhân hóa Triều Tiên, nhưng các chuyên gia cho rằng với tình hình hiện tại và trong tương lai, tiến trình giải trừ vũ khí hạt nhân Triều Tiên có thể sẽ kéo dài tới 15 năm.
Thành Đạt
Triều Tiên phá hủy khu thử hạt nhân
Triều Tiên hôm nay 24/5 đã chính thức phá hủy khu thử hạt nhân Punggye-ri - nơi diễn ra tất cả 6 vụ thử hạt nhân của nước này từ năm 2006 đến nay.
Bãi thử hạt nhân Punggye-ri qua ảnh chụp vệ tinh ngày 19/4/2017. (Ảnh: Yonhap)
Yonhap dẫn nguồn tin từ các phóng viên nước ngoài đang tác nghiệp tại Triều Tiên cho biết Bình Nhưỡng đã cho nổ tung đường hầm ngầm tại khu thử hạt nhân Punggye-ri ở đông bắc nước này vào lúc 11 giờ sáng nay (theo giờ địa phương).
Hai đường hầm khác cũng bị Triều Tiên đánh sập vào khoảng 2 giờ chiều nay trước khi phá hủy một số cơ sở khác tại khu thử hạt nhân. Punggye-ri là nơi diễn ra tất cả 6 vụ thử hạt nhân của Bình Nhưỡng từ năm 2006 đến nay.
Trước đó, hơn 20 phóng viên Hàn Quốc, Mỹ, Trung Quốc, Nga, Anh đã được mời tới Triều Tiên để chứng kiến sự kiện phá hủy khu thử hạt nhân. Hiện vẫn chưa có thông tin xác nhận về việc nhà lãnh đạo Kim Jong-un có tham dự sự kiện hôm nay hay không.
Việc Triều Tiên đánh sập khu thử hạt nhân ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều, dự kiến diễn ra vào tháng tới, là động thái cho thấy thiện chí đàm phán của Bình Nhưỡng, cũng như thể hiện cam kết phi hạt nhân hóa của chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Đồ họa các vụ thử hạt nhân của Triều Tiên từ năm 2006 đến nay. (Khu thử hạt nhân Punggye-ri ở vị trí chấm đỏ) (Đồ họa: BBC)
Thành Đạt
Theo Dantri
"Giải mã" ý định thực sự của Triều Tiên khi đóng cửa khu thử hạt nhân Quyết định đóng cửa khu thử hạt nhân được xem là một phần trong nỗ lực của Triều Tiên nhằm chứng minh thiện chí của nước này trên con đường phi hạt nhân hóa, song các chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng có thể đang ẩn giấu những mục đích thực sự của nước này. Ảnh vệ tinh chụp khu thử hạt nhân...