Bất chấp lệnh cấm toàn cầu đối với bom chùm nguy hiểm nhưng vì lợi nhuận, các công ty tài chính lớn của Mỹ và châu Âu vẫn đổ nhiều tỷ USD vào sản xuất loại bom này.
Máy bay B-1 của Mỹ đang rải bom chùm
Các tổ chức phi chính phủ ngày 25-5 cho biết những gã khổng lồ trong lĩnh vực tài chính của Mỹ như JP Morgan Chase và Goldman Sachs cùng với Royal Bank của Scotland, Deutsche Bank của Đức nằm trong danh sách những nhà đầu tư hàng đầu vào bom chùm.
Còn theo một báo cáo của hai tổ chức phi chính phủ của Hà Lan, những công ty nằm trong số 166 thể chế tài chính công và tư thuộc 15 quốc gia đã đầu tư tổng cộng 39 tỷ USD vào 8 nhà sản xuất bom chùm kể từ tháng 5-2008. Là thứ vũ khí bắt nguồn từ thời chiến tranh ở Việt Nam, bom chùm từng được thả xuống Việt Nam, Lào, Campuchia, sau đó là chiến tranh vùng Vịnh, cuộc xung đột ở Kosovo và gần đây nhất là ở Iraq và Afghanistan.
Một chùm bom mẹ bao gồm khoảng 200 quả bom con, mỗi quả nặng 1,5 kg. Bom chùm được thả từ trên máy bay ở độ cao lớn hoặc trung bình, khi rơi đến độ cao nhất định nó sẽ nổ và bung các bom con. Các bom con khi tiếp đất lại nổ tiếp và mục tiêu của chúng là con người hoặc xe bọc thép. Người ta còn dùng thứ vũ khí này để rải mìn.
Về bản chất, bom chùm không chính xác, thua xa thế hệ bom được điều khiển bằng tia laser ngày nay. Thêm vào đó, có khoảng từ 5-30% số bom con từ bom chùm thả ra không nổ và lẫn vào môi trường. Tuy nhiên, chúng có thể phát nổ sau đó và thường gây thương tích cũng như giết hại dân thường. Hình dáng và màu sắc lạ của loại vũ khí này lại thu hút sự chú ý của những đứa trẻ, khiến chúng dễ trở thành nạn nhân của bom chùm.
Ra đời vì mục đích quân sự nhưng nạn nhân chính của bom chùm lại là dân thường. Theo Tổ chức phi chính phủ Handicap International, mỗi năm trên thế giới có khoảng 150.000 đến 200.000 người là nạn nhân của những quả mìn hoặc bom chùm phát nổ.
Trong khi đó, hiện có ít nhất 77 quốc gia trên thế giới vẫn còn tàng trữ nhiều tỷ quả bom con trong bom chùm, trong đó Mỹ sở hữu 700 đến 800 triệu quả.
Mối nguy cơ tiềm ẩn của bom chùm buộc thế giới phải lên tiếng kêu gọi thủ tiêu thứ vũ khí này. Sau rất nhiều nỗ lực, tháng 8-2010, Hiệp ước cấm sử dụng bom chùm bắt đầu có hiệu lực, cấm tất cả hoạt động sử dụng, tàng trữ, sản xuất cũng như chuyển giao bom chùm. Hiệp ước còn yêu cầu các nước ký kết hỗ trợ tài chính cho các nạn nhân còn sống sót hoặc những cộng đồng dân cư hứng chịu hậu quả của loại vũ khí khủng khiếp này.
Ấy thế nhưng trong khi đã có 108 quốc gia ký hiệp ước này thì những nước sản xuất bom chùm lớn nhất thế giới là Mỹ và các nước châu Âu lại không chịu tham gia. Tổ chức phi chính phủ Handicap International chuyên nghiên cứu về loại vũ khí này đã chỉ rõ, có ít nhất 59 công ty tiếp tục chế tạo bom chùm hay các linh kiện tạo bom chùm, trong đó một nửa đóng tại châu Âu và 8 công ty tại Mỹ.
Không khó khăn gì để xác định nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là lợi nhuận khổng lồ mà người ta có thể thu được từ sản xuất và buôn bán bom chùm.
Với việc hàng chục tỷ tiếp tục đổ vào bom chùm, chắc chắn sẽ có thêm hàng triệu người trở thành nạn nhân của loại vũ khí này trong tương lai.
Theo ANTD
Tin mới nhất
WSJ: Tổng thống Trump chỉ thị đặc phái viên chấm dứt xung đột Ukraine trong 100 ngày
22:01:14 22/01/2025
Thành công của những nỗ lực này sẽ phụ thuộc phần lớn vào kỹ năng đàm phán của các bên liên quan cũng như mức độ hợp tác từ cả phía Mỹ và Nga.
Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày
22:00:53 22/01/2025
Theo đạo luật được Quốc hội Thái Lan thông qua và được Nhà vua nước này phê chuẩn vào năm ngoái, các cặp đôi đồng giới sẽ có thể đăng ký kết hôn với đầy đủ các quyền lợi pháp lý, tài chính và y tế, cũng như quyền nhận con nuôi và quyền ...
Trung Quốc nới lỏng chính sách miễn thị thực để thúc đẩy du lịch và ngoại giao
21:25:02 22/01/2025
Hiện nay, công dân từ các nước như Australia có thể đến Trung Quốc với mục đích kinh doanh, du lịch hoặc thăm gia đình trong thời gian tối đa bốn tuần mà không cần thị thực.
Thị trường thế giới biến động thế nào sau khi lễ nhậm chức của Tổng thống Trump?
21:21:41 22/01/2025
Tuy nhiên, đà tăng này không kéo dài được lâu do sự không rõ ràng về chính sách tiền điện tử của chính quyền Mỹ mới. Sau đó, Bitcoin đã giảm xuống mức gần 100.000 USD trước khi phục hồi lên khoảng 103.000 USD.
Cháy rừng tại Brazil năm 2024 gây báo động nguy cơ môi trường
21:18:04 22/01/2025
Nguyên nhân chính dẫn đến các vụ cháy được xác định là hiện tượng El Nino, gây ra đợt hạn hán nghiêm trọng nhất kể từ năm 1950. Tuy nhiên, các hoạt động của con người, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chăn nuôi, cũng đóng vai trò ...
Netflix có thêm 18,9 triệu người đăng ký trong quý 4
21:15:40 22/01/2025
Những con số ấn tượng trên của hãng Netflix trong quý 4 được lý giải nhờ vào sức hút của loạt các sự kiện thể thao trực tiếp hấp dẫn cũng như sự trở lại của bộ phim Hàn Quốc ăn khách Squid Game.
Liên thủ cùng ứng phó
21:12:00 22/01/2025
Không phải tình cờ trùng lặp về thời điểm khi Mexico và Liên minh châu Âu (EU) đạt được sự nhất trí về thỏa thuận thương mại mới giữa hai bên ngay trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức trở lại cầm quyền.
Thêm nhiều đám cháy rừng mới giữa lúc gió mạnh tại California
21:09:54 22/01/2025
Theo tờ USA Today, nhiều vụ cháy rừng bùng phát ở hạt San Diego (bang California) vào sáng sớm 21.1, khiến các lệnh sơ tán, đóng cửa trường học và cắt điện được ban hành.
Ông Trump cho phép bắt người nhập cư trốn trong nhà thờ, trường học
21:03:58 22/01/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho phép lực lượng chức năng đi vào những nơi nhạy cảm như trường học, bệnh viện hay nhà thờ để bắt người nhập cư trái phép.
LHQ, Brazil bày tỏ quan ngại khi Mỹ rút khỏi WHO và Hiệp định khí hậu Paris
21:01:06 22/01/2025
Tuy nhiên, quyết định của Mỹ đang đặt ra thách thức lớn đối với Brazil trong việc thúc đẩy các cam kết tài chính từ các nước phát triển để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng ở các nước đang phát triển.
Chính quyền Trump 2.0 và cuộc đảo chiều chính sách
21:01:02 22/01/2025
Một loạt quyết định chính thức cả đối nội lẫn đối ngoại đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngay những giờ đầu tiên của nhiệm kỳ lãnh đạo thứ 2.
LHQ kêu gọi hành động khẩn cấp giải cứu các sông băng
20:55:43 22/01/2025
Phó Giám đốc WMO, bà Ko Barrett, cho rằng bảo tồn sông băng là điều kiện thiết yếu đối với môi trường, nền kinh tế và sức khỏe của Trái Đất. Sông băng không chỉ đóng vai trò điều hòa khí hậu mà còn cung cấp các nguồn nước thiết yếu cho ...