Đổ thuốc trừ sâu xuống sông Đồng Nai
Không chỉ tôm, cá chết mà nguồn nước cung cấp cho người dân TP.HCM và Đồng Nai còn bị nhiễm thuốc trừ sâu.
Theo một người làm nghề chài lưới trên sông Đồng Nai, nghề lặn sông xiên cá, tôm càng xanh của người dân ven sông Đồng Nai giờ đã biến mất vì gần đây, nhiều người hám lợi đã dùng thuốc trừ sâu đổ xuống lòng sông, tận diệt tôm, cá trên dòng sông này. Cũng theo người này, mỗi đêm có đến hàng lít thuốc trừ sâu bị một số người đổ xuống sông để bắt cá, tôm, vô tình đầu độc luôn cả nguồn nước uống của người dân TP.HCM và Đồng Nai.
Theo chân một người chài lưới, chúng tôi không khỏi rùng mình trước cảnh người ta thản nhiên đổ thuốc trừ sâu xuống sông, đầu độc cá, tôm và nguồn nước.
Đủ kiểu bức tử dòng sông
“Trước đây, người dân sống ven sông Đồng Nai từ hồ Trị An đến giáp địa bàn quận 9 (TP.HCM) từng lên án một số người dùng điện để chích tôm, cá. Tuy nhiên, việc dùng điện để đánh bắt cũng chưa nguy hiểm bằng việc người ta đổ hàng lít thuốc trừ sâu cực độc xuống dòng sông này để bắt thủy sản” – anh NVH ở xã Lạc An, huyện Tân Uyên (Bình Dương) nói.
Theo anh H., thời gian đầu họ chỉ đổ thuốc trừ sâu trong những con suối cạn nước để bắt cá, tôm. Khi suối không còn tôm, cá nữa, họ đem cách đánh bắt này ra sông lớn.
Một người đánh cá đang đổ thuốc trừ sâu xuống sông, ngay sát họng lấy nước của Nhà máy nước Thiện Tân. Ảnh: VT
Theo tìm hiểu của chúng tôi, vào thời điểm nước sông rút xuống, những người đánh bắt cá bơi thuyền dọc theo sông tìm luồng nước có tôm, cá. Khi xác định được nơi nhiều tôm, cá sinh sống, họ chỉ việc đổ nguyên chai thuốc trừ sâu xuống sông. Trong vòng ít phút sau đó, tôm, cá trên đoạn sông sẽ bơi dạt vào bờ, nổi lên mặt nước. Lúc này, họ ung dung bơi thuyền, rọi đèn bắt cá, tôm bằng vợt, bỏ vào ghe.
Gần đây, do tôm, cá dọc bên bờ sông cạn kiệt, họ đánh bắt ra giữa lòng sông. Cùng với việc ra xa bờ, phương pháp mà họ đầu độc sông cũng thay đổi, “cải tiến” để tăng hiệu quả đánh bắt cá, tôm: Thay vì đổ trực tiếp xuống sông, họ đổ thuốc trừ sâu vào bao tải đựng đầy cát rồi thả xuống sông. Khi bao tải “lặn”, thuốc trừ sâu từ trong bao tải ngấm ra nước dưới đáy sông làm các loài thủy sinh trúng độc dạt vào bờ.
“Ngoài việc đổ thuốc vào bao cát, đổ trực tiếp, những người đánh bắt cá, tôm bằng thuốc trừ sâu còn “ sáng tạo” thêm nhiều cách khác. Chẳng hạn họ dùng một ống nước, nút một đầu lại, đổ thuốc vào ống rồi thọc sâu xuống sông. Khi ống nước chạm đáy, họ rút nút ống ra và như thế, thuốc từ từ thoát ra đáy sông. Từ khi thả thuốc, chỉ cần hút xong điếu thuốc thôi thì tôm đã dạt hết vào bờ. Với cách đánh bắt như vậy, tôm cá ở sông Đồng Nai ngày càng khan hiếm vì khi đổ thuốc, họ chỉ vớt được một số ít. Số thủy sinh khác trên khúc sông đó sẽ trúng độc, chết sạch” – anh H. nói.
Nồng nặc mùi thuốc trừ sâu trong gió
Đêm 12/3, theo chân một người dân đánh cá ở xã Lạc An, chúng tôi bơi thuyền dọc sông Đồng Nai đoạn từ cuối làng bè đến Nhà máy nước Thiện Tân (xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu, nơi cung cấp nước cho TP Biên Hòa, Đồng Nai) để tận mắt chứng kiến việc đổ thuốc xuống sông. Đến khoảng 23 giờ, khi thủy triều bắt đầu xuống, đoạn sông này xuất hiện gần chục chiếc thuyền bơi ngược sông đánh cá.
Video đang HOT
Tôm trúng độc chết ngay dưới chân nhà máy nước. Ảnh: VT
Thuyền bơi ngược chiều gió, chúng tôi ngửi thấy mùi thuốc trừ sâu nồng nặc. Anh NVT (chủ thuyền) nói trong đêm: Khi nào thấy mắt cay cay, mình cứ dạt thuyền vào bờ là sẽ mót (hôi) được tôm, cá của những người đi đổ thuốc. Đúng như lời anh T., cập ghe vào bờ đoạn qua cầu Thủ Biên, chúng tôi vớt được hơn 10 con tôm bị trúng độc nằm liệt ven bờ mà những người đổ thuốc trừ sâu không vớt hết.
Đáng nói hơn, ngay đoạn sông khu vực Nhà máy nước Thiện Tân, khi ghe chúng tôi cập lại thì hai chiếc ghe khác nổ máy bỏ đi. Tại đây, chúng tôi vớt được hai chai thuốc trừ sâu nhãn nhiệu Sapen Alpha và Fastac đã sử dụng. Bên cạnh đó, nhiều con tôm càng xanh nằm phơi bụng sát bờ.
Hai vỏ thuốc mà chúng tôi nhặt trên sông: Ảnh: VT
Ngày 13/3, chúng tôi đã mang nộp hai vỏ chai thuốc trừ sâu vớt được trên sông cho lãnh đạo Sở TN&MT tỉnh Đồng Nai. Khi nghe chúng tôi phản ảnh nguồn gốc các chai thuốc mà chúng tôi vớt được cùng các hình ảnh người dân đổ thuốc trừ sâu xuống sông, ông Hoàng Văn Thống, Chánh Thanh tra Sở TN&MT, nói: “Ngay trong ngày (13/3), tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo sở thành lập đoàn thanh tra để làm rõ thông tin này. Một chai thuốc trừ sâu đổ xuống dòng sông sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn mét khối nước sông và tác động xấu đến nhiều thủy sinh khác. Bên cạnh đó, nguồn nước mà người dân Đồng Nai, TP.HCM đang sử dụng sẽ bị ô nhiễm nghiêm trọng vì hành vi này”.
Cũng theo ông Thống, sắp tới sở sẽ yêu cầu các địa phương ven sông tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Nếu phát hiện bất kỳ ai đổ thuốc trừ sâu xuống sông sẽ xử lý nghiêm.
Khi sử dụng thuốc trừ sâu để đánh bắt tôm, cá sẽ làm suy kiệt nguồn lợi thủy sản, gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe người dân. Thuốc Sapen Alpha, Fastac độc tố cao. Khi sử dụng tôm, cá bị nhiễm thuốc trừ sâu có thể không gây ngộ độc cấp nhưng về lâu dài sẽ tác hại khó lường. Người dùng có thể gặp rối loạn về da, mắt và đường hô hấp hoặc có thể gây ung thư, vô sinh hoặc biến đổi gien. Ngoài ra, các loài thủy sinh khác khi bị “dính” thuốc trừ sâu, có loài sẽ không chết nhưng tồn dư của thuốc thì còn và người khác đánh bắt được đem về ăn cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.
Theo một bác sĩ ở Trung tâm Y tế dự phòng
Theo 24h
"Quan tài bay đêm": Gửi mạng cho tài xế
Nếu tính mật độ xe khách trên đường, có khi xe chạy ban đêm còn nhiều hơn chạy ngày. Và thực tế cho thấy, những vụ tai nạn xe khách thảm khốc gần đây đều xảy ra vào ban đêm.
Vụ tai nạn làm 12 người chết, hơn 50 người bị thương tại Khánh Hòa mới đây xảy ra lúc nửa đêm. Vụ xe khách lao xuống sông Sêrêpôk, Đắk Lắk khiến 34 người tử nạn, 21 người bị thương cũng xảy ra lúc nửa đêm (ngày 17/5/2012)... Nhưng một thực tế dễ nhận thấy khi quan sát ở các bến xe lớn trong cả nước, rất nhiều tuyến xe khách có lịch trình chạy vào ban đêm. Vì sao?
Nhà xe, hành khách đều "khoái" đi đêm (!?)
Nhiều hãng, tuyến xe khách bây giờ chỉ đăng ký lịch trình chạy vào ban đêm. Từ Hà Nội lên Móng Cái cũng vậy, trên bảng chỉ dẫn của bến xe, chỉ những tuyến đường ngắn, hoặc xe đường trường có ghế ngồi mới xuất phát buổi sáng và trưa. Còn lại, phần đông là xe chạy vào 20h, 21h, 22h, thậm chí sau 23h đêm vẫn có xe.
"Phần lớn nhà xe có tuyến dài trên 300 km đều muốn chạy đêm. Chạy đêm đường vắng, lại ít khi bị CSGT tuýt còi. Đoạn nào đường tốt, vắng vẻ là tài xế đạp tẹt ga cũng chẳng lo bị bắn tốc độ, có thể bắt khách vô tư, thoải mái. Còn hành khách cũng thích đi xe đêm vì vừa tranh thủ được thời gian, sau đêm đêm đánh giấc trên xe, tờ mờ sáng đến nơi là có thể đi làm ngay", một phụ xe tuyến Hà Nội - Móng Cái, lý giải về cái sự thích chạy đêm của nhà xe và đi xe đêm của hành khách.
Các hãng xe khách đăng ký lịch trình chạy đêm ngày càng nhiều (Ảnh chụp tại bến xe Móng Cái )
Trong chuyến công tác Hà Nội - Móng Cái, mỗi lượt đi về gần 8 tiếng đồng hồ nhưng trong suốt quãng thời gian đó, chúng tôi không hề nhìn thấy bóng một viên CSGT nào đứng trực đêm.
Nói đường đêm vắng nhưng cũng chỉ là vắng so với lượng người đi lại ban ngày mà thôi, bởi nếu tính tỷ lệ xe khách lưu thông trên đường thì chưa chắc. Tại những đoạn đường giao lộ của các tỉnh thành, cảnh xe khách - xe con vượt nhau trên đường, ánh đèn pha giăng như mắc cửi.
Chuyện trò với mấy người khách đi xe, chúng tôi ướm hỏi các bác đi thế này có thấy sợ không? Họ cười: "Đoạn đường lên Móng Cái mới được làm lại khoảng 3 năm nay, đi còn ngon chán. Trước đây, đường ghồ ghề khúc khuỷu, ngày nào chẳng có tai nạn. Chú ít đi chứ bọn anh quen rồi. Có gì đâu mà phải lo xa".
Cũng có nhiều người nơm nớp lo sợ khi gửi mạng cho nhà xe nhưng đành mạo hiểm. "Có người vì công việc không thể không đi. Có người vốn hay say xe, đi xe đêm là dễ chịu nhất. Xe giường nằm kín như bưng, lại êm. Lên xe là họ 'ngủ thẳng cẳng' chẳng còn biết trời đất gì nữa", tay phụ xe trong chuyến xe chúng tôi đi dí dỏm nói.
Cả một hành trình dài như thế, ai không thấy mệt mỏi thì cũng đành nằm ngủ để mong quên bớt âu lo, mong chóng đến nơi an toàn.
"Vẫn biết lâu nay, đã có không ít lần lái xe ngủ gật, nhưng chạy đêm dễ lách luật, khách lại tranh thủ được giờ giấc, ai chẳng muốn đi. Nhất là xe khách chạy Bắc - Nam, hay đường trường, xe nào chẳng phải chạy đêm. Xuất phát từ sáng sớm, hay trưa chiều thì vẫn phải đi qua đêm. Quãng đường 1.700 cây số từ Hà Nội vào TP.HCM, kiểu gì chẳng phải có một đêm trọn vẹn trên đường. Mọi chuyện đều có thể xảy ra. Tất cả lái xe bọn tôi cũng như hành khách đều nghĩ "chắc không đến lượt mình" để rồi vẫn bám tay lái để mưu sinh", anh Nam, một tài xế có thâm niên hơn chục năm tuyến Hà Nội - TP.HCM, chia sẻ.
Phần lớn tài xế xe khách thích chạy đêm vì dễ lách luật
"Đại bàng" đánh đu với tử thần
"Đặc sản" của những chuyến xe đêm là tốc độ. Hành khách nào khó ngủ, sẽ nghe tiếng gió vù vù, tiếng còi inh ỏi, lấp loáng ánh đèn pha rọi xin đường.
Trong chuyến xe "bão táp" từ Hà Nội đi TP.Vinh, Nghệ An, khi xe tới đoạn đường Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, anh tái xế tên Vinh vừa ngáp vừa rồ ga, luồn lách vượt các xe tải, xe container đi cùng chiều. Nhiều đoạn đường hẹp, xe container không chịu nhường đường, đã có sự tranh chấp giữa lái xe khách và xe container. Xe chao đảo khiến nhiều hành khách trên xe choàng tỉnh và không khỏi rùng mình.
Ông Nguyễn Đức Hồng, quê ở Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An đi cùng chuyến xe kinh hãi khi thấy những tình huống vượt xe container đi cùng chiều của lái xe Vinh. Ông than: "Sợ quá không dám ngủ tiếp, chỉ lo tai nạn ập đến. Mệt mà không ngủ nổi".
Đặc biệt, ở những đoạn đường ghồ ghề, Vinh vẫn cho xe chạy tốc độ cao làm chiếc xe ngả nghiêng nhiều lần. Thật không khác gì đại bàng đang lao vun vút giữa trời xanh, chỉ khác là ai trên xe cũng giật mình thon thót "không biết khi nào đại bàng gãy cánh" (?!)
Gần 2h sáng, khi xe đi đến đoạn đường qua xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa thì "đại bàng" Vinh tỏ vẻ mệt mỏi không che giấu. Vinh cho xe tấp vào một quán ăn đêm ven đường để hành khách giải lao đồng thời nhà xe cũng đổi luôn lái xe mới.
Sau 20 phút giải lao, lái xe thay Vinh tên Hưng, dáng người đậm, tầm 35 tuổi bắt đầu cho xe chuyển bánh. Trời về gần sáng, những phương tiện lưu thông qua đoạn đường cũng thưa dần, Hưng bắt đầu cho xe chạy với tốc độ cao hướng về bến xe Vinh.
Hy vọng lái xe mới sẽ đảm bảo an toàn hơn của hành khách phút chốc tiêu tan khi nhận ra Hưng cũng đang muốn chứng tỏ mình là "tay lái lụa".. Nhưng "lụa" đâu chưa thấy, mới đến đoạn đường Trần Phú, phường Ba Đình, TP. Thanh Hóa, khi khách có yêu cầu xuống xe, Hưng lập tức đánh tay lái sang phải, khiến hành khách trên xe như bị giật ngang người. Khi xe chưa dừng hẳn, phụ xe đã luôn miệng giục hành khách xuống nhanh trong khi xe vẫn còn đang chuyển bánh trên đường. Đáng nói, tài xế Hưng còn cho dừng trả khách ngay gần đèn báo tín hiệu giao thông, bất chấp các phương tiện bám theo sau lao vun vút.
Ai không mệt mỏi cũng đành nằm ngủ để quên bớt âu lo
Việc cờ bạc cũng diễn ra ngay trên xe, đi cùng tuyến có một số tay chơi máu mê cờ bạc đã cùng với một số phụ xe tổ chức chơi lá bài đỏ đen, sát phạt nhau ngay trên xe khách. Ban đầu là chơi bài ba lá với số tiền 50.000 đồng/1 ván, sau dần số này tăng lên 100, 200 nghìn đồng/1 lần. Thậm chí nhiều ván cuối độ "máu mê cờ bạc" tăng lên, những con bạc còn sát phạt nhau bằng những con số 1 triệu đồng/ 1 lần.
Sòng bài diễn ra ngay trên xe làm nhiều vị khách đi cùng tuyến không khỏi bức xúc. Bà Hoa, 46 tuổi, quê ở Thái Nguyên xuống Nghệ An thăm con gái rất tức giận khi giấc ngủ bị phá ngang bởi việc xe lạng lách và tiếng cãi vã ầm ĩ từ sòng bài di động trên xe.
Tỉnh dậy với khuôn mặt thất thần, bà Hoa chán nản nói: "Mục đích đi tuyến đêm là để được yên tĩnh, ngủ một giấc cho đỡ mệt. Nào ngờ hết phanh gấp lại đến trò đỏ đen làm tôi chóng mặt quá. Đi xe mà cứ như tra tấn nhau vậy, đến là khổ!".
4h sáng chuyến xe tấp vào bến Vinh, cũng đúng là lúc cuộc hành trình của chúng tôi kết thúc. Hành khách xuống xe trong trạng thái mệt tột cùng vì chuyến hành xác trong đêm bên cạnh con đại bàng thi nhau đua tốc độ...
Theo 24h
Chỉ phạt nếu đội MBH không đủ 3 bộ phận Trước mắt, mũ thật hay giả, cứ có đủ 3 bộ phận là không bị phạt (Hình minh họa) Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho biết, có thể mũ bảo hiểm người đi xe máy đang đội là giả, nhưng nếu có đủ 3 bộ phận gồm "lớp vỏ, lớp xốp,...